Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, đặc biệt là sự phát triển của thương mại quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa được thực hiện thông qua hoạt động giao nhận vận tải quốc tế. Do vậy, phát triển đại lý vận tải quốc tế càng trở nên quan trọng và chịu tác động của kinh tế (đặc biệt là mậu dịch) thế giới khu vực và bản thân nền kinh tế đất nước. Chính vì vậy, để có thể vươn xa hơn trên trường quốc tế, phát triển một cách ổn định, toàn diện các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận chuyển hàng hoá ngành logistics Việt Nam cần xác định được mục tiêu và phương hướng phát triển đại lý vận tải quốc tế của mình, dựa trên triển vọng phát triển dịch vụ vận tải quốc tế thế giới và Việt Nam, từ đó đưa ra
giải pháp cụ thể thực hiện phương hướng đó.
Quan hệ đại lý nhằm mục đích hỗ trợ và phát triển các hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế... Của ngành logistics Việt Nam. Theo xu hướng hiện tại, Ngành đã nhận ra lợi ích và tầm quan trọng của việc thiết lập một mạng lưới đại lý rộng rãi đối với sự phát triển của mình. Trong tương lai, định hướng phát triển quan hệ đại lý sẽ chú trọng đến việc phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Điều này đã được khẳng định qua các bản báo cáo thường niên của ngành logistics Việt Nam. Ở giai đoạn đầu khi Việt Nam vừa mở cửa, hệ thống các doanh nghiệp giao nhận hàng hóa quốc tế chưa phát triển nhiều nên chú trọng hợp tác và liên kết với các đại lý nước ngoài để tiến hành các nghiệp vụ theo nhu cầu. Qua thời gian, ngành logistics Việt Nam đã nhận ra những ích lợi từ việc hợp tác trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa quốc tế nên tập trung đẩy mạnh thiết lập mạng lưới các đại lý. Tuy nhiên, quan hệ đại lý nếu thiếu sự hợp tác, chia sẻ trên cơ sở đôi bên cùng có lợi thì mối quan hệ này sẽ không bền vững dẫn đến hậu quả là tốn kém chi phí thiết lập quan hệ ban đầu nhưng chỉ có thể hợp tác trong vài thương vụ theo nhu cầu của một bên đối tác. Hơn nữa, quan hệ đại lý đã được khẳng định là một trong những phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả cho việc thăm dò và tìm hiểu môi trường kinh doanh mới so với việc phải mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở nước ngoài rất tốn kém và phức tạp. Chính vì vậy, quan hệ đại lý cần được duy trì bền vững để tiến đến tăng cường sự hợp tác trên tất cả các dịch vụ của ngành logistics Việt Nam và nhằm nâng cao uy tín và lợi thế cạnh tranh. Phát triển quan hệ đại lý theo chiều sâu được hiểu là những kế hoạch được vạch ra nhằm thắt chặt hơn nữa sự hợp tác giữa hai Công ty, cùng đàm phán để thỏa thuận những ưu đãi sẽ dành cho nhau và dành cho đối tượng khách hàng của đôi bên dựa trên một điều kiện tiên quyết là đôi bên cùng có lợi và không đi ngược lại với phương châm hoạt động của một bên nào. Đây sẽ là hướng đi đúng đắn giúp ngành logistics Việt Nam sẽ khai thác được tối đa tiềm năng của mình và có cơ hội cọ xát cũng như tiếp cận với văn hóa làm việc chuyên nghiệp của các tổ chức nước ngoài.
Trong thời gian trước mắt, phương hướng của toàn ngành logistics Việt Nam là củng cố hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi để tạo thế và lực cần thiết để phát triển
hoạt động đại lý vận tải quốc tế. Ngành logistics Việt Nam chủ trương kết hợp hài hoà tạo điều kiện hỗ trợ lẫn nhau giữa các loại hình dịch vụ trên cơ sở lấy nghiệp vụ giao nhận làm chính phát huy thế mạnh của mình cung cấp dịch vụ tốt hơn để chuẩn bị cho những năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới hội nhập và phát triển. Song song với thị trường đại lý vận tải quốc tế hiện có, tìm biện pháp thích hợp mở rộng các loại hình dịch vụ vươn xa hơn nữa ra các thị trường nước ngoài. Cụ thể ,để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động phát triển đại lý vận tải quốc tế của ngành logistics Việt Nam và chuẩn bị cơ sở cho sự phát triển lâu dài, ổn định trong thời gian tới ngành logistics Việt Nam cần tập trung vào một số nhiệm vụ nhất định.
- Bảo toàn và phát triển đại lý vận tải quốc tế, phát huy những kết quả, thành tích đã đạt được, tranh thủ những thuận lợi, lường trước những khó khăn thử thách, lập phương án kinh doanh, nghiên cứu thị trường
- Tiếp tục duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài, bền vững đã có với đại lý và đối tác trong và ngoài nước. Duy trì mối quan hệ với các cơ quan quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngành logistics Việt Nam. Loại bỏ những mối quan hệ đại lý, những cộng tác viên không đủ năng lực, không đủ tin cậy, bê bối công nợ … đồng thời tích cực mở rộng quan hệ với nhiều bạn hàng mới, được xem là cần thiết quan trọng, tránh phụ thuộc vào lượng khách hàng truyền thống hoặc những tác động xấu khi tình hình kinh tế có biến động tiêu cực
- Tăng cường và mở rộng hơn nữa quan hệ với các đơn vị ban ngành như: Tổng cục hải quan, Thuế Bộ giao thông vận tải, Hàng không, Hàng hải… nhằm tranh thủ sự giúp đỡ trong việc ban hành quy chế, chính sách có lợi cho việc phát triển đại lý quốc tế của ngành logistics Việt Nam. Đồng thời mở rộng quan hệ giao dịch đối ngoại và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức giao nhận quốc tế, thông qua Hiệp hội giao nhận kho vận Việt nam (VIFFAS).
- Phát triển kinh doanh dịch vụ giao nhận quốc tế phải gắn liền với đẩy mạnh công tác giao nhận, vận tải trong nước, củng cố năng lực trong nước vững mạnh về tổ chức, giỏi về nghiệp vụ.
- Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Marketing trong chiến lược kinh doanh của mình với trụ cột là chiến lược sản phẩm (dịch vụ) mới, chiến
lược tiếp thị, xúc tiến kinh doanh…. Tăng cường công tác thông tin quảng cáo, giới thiệu ngành logistics Việt Nam với các bạn hàng trong và trên thế giới trước hết là đối tác các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuộc các ngành, địa phương.
- Không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của ngành logistics Việt Nam, nhằm giữ vững thị trường hiện có và khai thác thị trường tiềm năng thông qua việc phát huy “lợi thế so sánh” tương đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
- Tận dụng mọi nguồn lực để tăng nguồn thu xây dựng lực lượng kinh doanh vững mạnh bằng việc đào tạo nhân sự cốt cán cho quá trình tiếp cận, xây dựng và mở rộng tới những thị trường đang nóng. Thực hiện phương châm vừa học vừa làm, kết hợp đào tạo ngắn hạn và dài hạn đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu phát triển đại lý vận tải quốc tế trước mắt và lâu dài. Phấn đấu 100 % cán bộ phòng kinh doanh có trình độ ngoại ngữ, biết sử dụng máy tính, mạng Internet, am hiểu luật pháp trong nước và quốc tế, có trình độ và năng lực thực sự cũng như thành thạo nghiệp vụ. Trước hết cần ưu tiên bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh với chất lượng cao, nghiệp vụ giao nhận kho vận ngoại thương, hiểu biết sâu rộng về địa lý kinh tế quốc tế, những luật lệ và tập quán quốc tế có liên quan và nắm chắc ít nhất một ngoại ngữ để phục vụ đắc lực cho các hoạt động giao dịch đàm phán có hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh.
- Phải có một cơ cấu giá hợp lý, xây dựng giá cước trên nguyên tắc. Thường xuyên tìm kiếm, lựa chọn, tổ chức, phối hợp các phương án vận tải để cước phí có lợi nhất đảm bảo bù đắp giá thành. Trong vận tải liên hợp “từ cửa tới cửa” có thể lấy khâu nọ bự khâu kia và xây dựng giá trọn gói thấp hơn cho từng khâu dịch vụ riêng lẻ. Có thương lượng trong từng thương vụ để phù hợp với từng đối tượng khách hàng và từng dịch vụ, vận dụng cơ chế giá mềm dẻo để khuyến khích khách hàng, kết hợp với sự tham khảo giá cước của các nước trong khu vực và quốc tế để có một biểu giá cước ngoại hợp lý.
- Thống nhất về mô hình tổ chức trong toàn ngành logistics Việt Nam và thống nhất chỉ đạo thực hiện dịch vụ trọn gói trong và ngoài nước, đảm bảo giao dịch thông tin một mối, tính toán đến hiệu quả cuối cùng của kinh doanh, tránh cạnh
tranh cục bộ sẽ làm phá vỡ quan hệ nội bộ, dẫn đến mất tín nhiệm với khách hàng.
- Dần dần củng cố và đầu tư nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác giao nhận bằng vốn ngân sách, vốn tự có, vốn liên doanh, liên kết…
3.3. Một số giải pháp phát triển đại lý quốc tế của ngành logistics Việt Nam tới năm 2030