Một số kiến nghị đối với cơ quan chức năng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Ứng dụng TOC trong phát triển đại lý vận tải quốc tế của ngành logistics Việt Nam (Trang 78 - 86)

Từ những luận cứ khoa học, mục tiêu và phương hướng đề xuất ở Chương 2, Chính phủ cần có hệ thống cơ chế, chính sách phù hợp để quản lý để tạo điều kiện cho ngày càng nhiều doanh nghiệp giao nhận vận tải quốc tế hợp tác của ngành logistics Việt Nam và hoạt động một cách có hiệu quả, giải quyết được những bất

cập phát sinh cần phải có những giải pháp chủ yếu sau

a) Tạo hàng lang pháp lý và môi trường thuận lợi cho các hoạt động phát triển đại lý quốc tế của ngành logistics Việt Nam

Từ thực tế phát triển các hoạt động kinh tế nói chung, chúng ta có thể rút ra kết luận ngành nào có các quy định pháp luật điều chỉnh chặt chẽ, có các chính sách khuyến khích thì ngành đó sẽ phát triển mạnh mẽ, ví dụ như lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Vì vậy, để ngành dịch vụ giao nhận vận tải phát triển tốt thì những tác động về mặt chính sách và pháp lý là vô cùng quan trọng.

Ngành giao nhận vận tải quốc tế có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hội nhập nên Nhà nước cần sớm đưa ra các văn bản pháp ý điều chỉnh hoạt động này, có các chính sách khuyến khích cụ thể như: có các chính sách khuyến khích về thuế đối với dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế như: giảm thuế thu nhập cá nhân và thuế XNK đối với chủ hàng thuê dịch vụ giao nhận vận tải.

Hoàn thiện khung pháp lý logistics minh bạch, phù hợp xu thế phát triển hiện nay, tạo thuận lợi thương mại và thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam. Bên cạnh đó, cần cải cách thủ tục hải quan, thực hiện một cửa quốc gia, điện tử hóa khai hài quan, ứng dụng thương mại điện tử, cải cách thủ tục hành chính… nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics cắt giảm chi phí, nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Bên cạnh đó, cần thành lập Ủy ban Quốc gia về logistics, là cơ quan chịu trách nhiệm làm đầu mối thực thi các chương trình, mục tiêu chung của ngành, tham gia tư vấn quy hoạch và chiến lược tổng thể phát triển logistics của Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.

Cho đến nay ở Việt Nam các quan hệ pháp lý nảy sinh trong hoạt động kinh doanh giao nhận kho vận tuy đã được quy định tại một số văn bản như: Bộ luật hàng hải Việt Nam, Luật Thương mại Việt Nam, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam và gần đây nhất là Nghị định số 30/2014/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển và Nghị định 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức vừa được Chính phủ ban hành thay thế Nghị định 125/2003/NĐ-CP về

vận tải đa phương thức quốc tế. Song phạm vi hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận kho vận rất rộng nên các văn bản trên chưa quy định hết chức năng kinh doanh của dịch vụ này. Do đó, để khuyến khích hoạt động phát triển đại lý vận tải quốc tế trong giao nhận hàng hóa quốc tế đồng thời ngăn ngừa, hạn chế và xử lý các tiêu cực phát sinh, Chính phủ Việt Nam và các cơ quan, ban ngành chức năng liên quan cần có những hành động thực tế để hỗ trợ doanh nghiệp trong phát triển đại lý giao nhận quốc tế có hành lang hoạt động an toàn.

b) Phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở phục vụ hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế

Cho dù Nhà nước ban hành các chính sách khuyến khích nhưng dịch vụ yếu kém, hiệu quả chưa cao thì cũng không thể thu hút được các hãng giao nhận quốc tế. Do vậy, song song với việc ban hành các chính sách, các quy định nới lỏng và khuyến khích phát triển đại lý quốc tế thì Nhà nước cũng cần có các chính sách đầu tư, nâng cấp hệ thống kết cấu cơ sở vật chất hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là các công trình kết cấu hạ tầng trực tiếp phục vụ cho giao nhận vận tải như: Bến cảng, sân bay, hệ thống đường giao thông (đường quốc lộ, đường sông, đường sắt…), cầu cảng, và các trang thiết bị phục vụ hoạt động giao nhận, tạo cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng lớn của ngành dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế. Tập trung vào cơ sở hạ tầng vật chất và cơ sở hạ tầng thông tin.

- Phát triển cơ sở hạ tầng vật chất:

Chú trọng phát triển các đầu mối giao thông như: Cảng, kho bãi, tuyến vận chuyển, phương tiện vận chuyển, hệ thống khai thác và quản lý thị trường... Tránh đầu tư dàn trải, không đem lại hiệu quả sử dụng cao. Chính phủ cần hoàn thiện và nâng cấp theo hướng hiện đại hóa hệ thống cảng container để đón đầu cơ hội trong tương lai đồng thời tạo tiền đề thuận lợi cho phát triển đại lý vận tải quốc tế của ngành giao nhận vận tải quốc tế. Dựa trên dự báo về thị trường vận tải biển, bên cạnh các tuyến vận tải hiện có, để tăng cường năng lực chuyên chở và thu hút đại lý vận tải quốc tế thì Cục Hàng hải Việt Nam cần có chỉ đạo mở thêm các tuyến vận tải quốc tế.

- Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin

sự phát triển của dịch vụ giao nhận vận tải ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vi vậy, muốn xây dựng mạng lưới đại lý vận tải quốc tế phục vụ hoạt động giao nhận vận tải thì vai trò của hạ tầng công nghệ thông tin cũng rất to lớn. Bao gồm phát triển mạng lưới thông tin phục vụ kinh doanh, trao đổi dữ liệu điện tử EDI6,... Từ đó tạo điều kiện cho cơ quan Hải quan làm thủ tục XNK nhanh chóng, cảng chủ động trong việc xếp dỡ, giải phóng hàng kịp thời.

Việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trên đây mới đảm bảo sự phát triển của hoạt động giao nhận vận tải, đảm bảo cho hoạt động giao nhận diễn ra một cách an toàn, hiệu quả giúp cho hoạt động giao nhận được thực hiện với chi phí thấp, nhanh chóng với chất lường tốt, từ đó tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp giao nhận vận tải quốc tế.

c) Nâng cao vai trò của VIFFAS

Hiệp hội các doanh nghiệp dịch vụ giao nhận Việt Nam cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong chiến lược phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của đất nước nói chung và công tác giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu nói riêng. Hiệp hội cần có những công việc cụ thể và tích cực nhằm góp phần nâng cao tiếng nói của các doanh nghiệp giao nhận cũng như lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội mình. Đồng thời đây cũng có thể là diễn đàn giúp các doanh nghiệp trao đổi chia sẻ kinh nghiệm nhằm giảm chi phí giao nhận, nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình, tạo sân chơi lành mạnh và gắn kết doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ giao nhận vận tải.

d) Phát huy hiệu quả của Luật Hải quan trong thực tế, cải tiến hoạt động kiểm Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu.

Để thực sự phát huy hiệu quả của Luật Hải quan trong thực tế khi áp dụng, xin có kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan chức năng có liên quan

- Đề nghị Tổng cục hải quan, Bộ Tài chính thường xuyên công khai hoá kịp thời các văn bản, chế độ chính sách mới có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu 6 Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử đang được áp dụng trong kinh doanh khai thác vận tải quốc tế. Gồm có: Hệ thống EDI giữa cảng biển- chủ tàu,;giữa cảng- cảng; cảng- công ty giao nhận. Hệ thống này giúp cho các bên liên quan nắm được thông tin nhanh chóng về tàu, thời gian tới cảng…

tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận trong công tác thông quan hàng hoá.

- Đề nghị các bộ ban ngành khi ban hành các văn bản hướng dẫn về chế độ, chính sách có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu cần có quy định cụ thể về thời hạn có hiệu lực thi hành để cho Hải quan và doanh nghiệp có thời gian nghiên cứu trước khi thực hiện.

- Đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ ban ngành sớm bổ sung hoàn chỉnh các văn bản dưới luật cho đầy đủ để hướng dẫn thực hiện Luật Hải quan.

Tổng cục Hải quan và các chi cục Hải quan cần phải trang bị thêm công cụ kiểm tra an ninh tại các cửa khẩu để rút ngắn thời gian kiểm tra hàng hóa và giảm được chi phí cho chủ hàng khi không cần phải tiếp xúc trực tiếp với nhân viên Hải quan. Hơn nữa, việc tiết kiệm thời gian và chi phí sẽ vô hình chung giúp những nhà xuất khẩu nâng cao khả năng cạnh tranh của mình về giá cả và chất lượng giao hàng, góp phần gia tăng sản lượng xuất khẩu.

e) Đơn giản hóa thủ tục thông quan hàng hóa

Để hoạt động hải quan ngày càng có hiệu quả và góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải thì bên cạnh việc thực thi các quy định trong Luật hải quan thì Nhà nước cần giải quyết một số vướng mắc phát sinh từ Luật này.

Việc làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh… là một quy trình bắt buộc của pháp luật. Tại Việt Nam hiện nay trong quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu còn rườm rà tốn nhiều thời gian kèm theo đó là rất nhiều vấn đề phiền toái khác. Đôi khi thủ tục hải quan là khâu tốn nhiều thời gian nhất trong quy trình nghiệp vụ giao nhận hàng hóa quốc tế. Điều này có tác động tiêu cực đến phát triển đại lý và làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giao nhận và của cả doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.

Vì vậy, nếu thủ tục Hải quan bớt rườm rà, thời gian làm thủ tục hải quan được rút ngắn. Có thể nói thương mại điện tử là một công cụ để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp giao nhận trong giai đoạn hiện nay, từ đó thuận lợi cho công tác phát triển đại lý quốc tế của doanh nghiệp do giảm được chi phí và tăng

hiệu quả kinh tế.

Hiện nay hình thức khai báo điện tử với chữ ký số trong quy trình thủ tục hải quan đã mang lại những lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và cơ quan Hải quan

- Doanh nghiệp giảm bớt thời gian làm thủ tục hải quan từ 30% - 50% do: thông qua hệ thống tiếp nhận khai báo điện tử, doanh nghiệp có thông tin phản hồi về việc chấp thuận hoặc từ chối (nêu lý do) nên họ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ và chủ động trong việc làm thủ tục hải quan, để khi đến cơ quan Hải quan là có thể tiếp nhận ngay.

- Hai bên thực hiện thanh khoản hải quan và tiếp nhận nhanh chóng, chính xác thông qua hệ thống điện tử.

- Doanh nghiệp có thể tham khảo được các thông tin về phía Hải quan (thông tin nợ thuế, chế độ, thủ tục hải quan mới nhất) để chủ động trong kế hoạch kinh doanh của mình. Cơ quan Hải quan rút ngắn được thời gian tiếp nhận khai báo, giảm bớt nhân lực nhập dữ liệu vào máy, số liệu thống kê chính xác kịp thời và thay đổi được phương pháp quản lý.

- Doanh nghiệp và cơ quan Hải quan thay đổi được phương pháp quản lý mới dựa trên công nghệ thông tin.

Để thực hiện tốt việc khai báo điện tử trong quy trình thủ tục hải quan cần phải thực hiện một số biện pháp như sau:

- Về phía cơ quan quản lý Nhà nước

 Bộ Tài chính quan tâm đầu tư trang bị cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho các đơn vị trong nghành Hải quan một cách đồng bộ, đảm bảo hoạt động của nghành.

 Cần sớm có quy định về hoạt động của đại lý hải quan theo quy định tại triển khai Luật hải quan và nghị định 101/CP.

 Chính phủ cần sớm có lộ trình cụ thể quy định bắt buộc về việc áp dụng công nghệ thông tin đối với Tổng cục hải quan và chế tài yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện nối mạng với hải quan về khai báo qua mạng.

- Về phía cơ quan Hải quan

 Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ nhất là thương mại điện tử, và công nghệ truyền dữ liệu áp dụng trong logistics.

ngoại ngữ để có đủ trình độ tiếp nhận công nghệ mới.

 Có biện pháp để khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho người khai hải quan như: cho phép các doanh nghiệp khai báo qua mạng được ưu tiên làm thủ tục ngay; hỗ trợ các doanh nghiệp nhiều hình thức khai báo bằng cách sử dụng mã vạch hai chiều, khai thông qua website của cơ quan hải quan.

 Đưa website khai báo hải quan điện tử lên mạng internet để đông đảo doanh nghiệp tham gia.

1. Amos Paul, 2007. Responding to global logistics trends with a national logistics strategy. World Bank, WashingtonDC.

2. Amos Paul, 2007. Responding to global logistics trends with a national logistics strategy. World Bank, WashingtonDC.

3. Bộ Công thương - Viện Nghiên cứu Thương mại, 2006. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về dịch vụ hậu cần (logistics) và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấpBộ.

4. Đặng Đình Đào, 2010, 2011. Phát triển các dịch vụ logistics ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế. Đề tài NCKH độc lập cấp Nhà nước, ViệnNghiêncứuKinhtếvàPháttriển,TrườngĐạihọcKinhtếquốcdân.

5. Logistics, https://logistics4vn.com/20.2.2020

6. Nguyễn Thị Hường (2007), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Hường (chủ biên) – Tạ Lợi(2009), Giáo trình nghiệp vụ ngoại thương(1+2), Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

8. Trần Sĩ Lâm và nhóm nghiên cứu, 2011. Kinh nghiệm phát triển trung tâm logistics tại một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam. Đề tài MãsốB2010-08–68.TrườngĐạihọcNgoạithƣơngHàNội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Ứng dụng TOC trong phát triển đại lý vận tải quốc tế của ngành logistics Việt Nam (Trang 78 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w