Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Ứng dụng TOC trong phát triển đại lý vận tải quốc tế của ngành logistics Việt Nam (Trang 60)

a) Nguyên nhân chủ quan

Sở dĩ có các hạn chế và nhược điểm nêu trên một phần nguyên nhân chủ quan từ Ngành, cụ thể:

Thứ nhất, ngành logistics Việt Nam vẫn chưa có quy trình rõ ràng chi tiết về phát triển đại lý vận tải quốc tế cũng như chưa có bộ phận chuyên gia nghiên cứu và phân tích thị trường đại lý vận tải quốc tế để đưa ra những nhận định, định hướng rõ ràng, từ đó, thiếu một chiến lược phát triển đại lý vận tải quốc tế.

Thị trường còn hạn hẹp, hoạt động kinh doanh giao nhận của ngành logistics Việt Nam vẫn mang tính thụ động, phụ thuộc nhiều vào sự biến động vào thị trường xuất nhập khẩu, mùa vụ (khô mưa…). Công tác mở rộng thị trường đa dạng hoá bạn hàng vẫn chưa được coi trọng đúng mức.

Thứ hai, cơ sở vật chất còn còn hạn chế, hiệu quả khai thác chưa cao

Cơ sở vật chất của ngành logistics Việt Nam tuy được trang bị thường xuyên khá đồng bộ và hiện đại. Tuy nhiên để so sánh với các đối thủ nước ngoài thì hệ thống cơ sở vật chất của ngành logistics Việt Nam như hiện nay là vừa yếu vừa thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của giao nhận vận tải ngày càng trở lên phức tạp, tính cạnh tranh chưa cao. Đội tàu còn quá cũ kỹ, lại có tuổi thọ cao, mức độ tự động hóa thấp do đó độ an toàn rất thấp. Tỷ lệ trang thiết bị trên đầu người của ngành logistics Việt Nam thiếu, chất lượng xe chuyên chở cũ, hết khấu hao, chưa đáp ứng yêu cầu vận chuyển xa xôi. Cần trang bị máy nhắn tin, điện thoại di động để thông tin là yếu tố sống còn đối với các hoạt động kinh doanh. Cơ sở vật chất hạ tầng chậm phát triển cũng là một hạn chế lớn đối với công cuộc phát triển đại lý vận tải quốc tế.

Thứ ba, công tác điều hành và quản lý của lãnh đạo, trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn chế về và chưa có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề phát triển đại lý vận tải quốc tế.

Công tác điều hành và quản lý của ngành logistics Việt Nam trong giai đoạn 2016-2019 còn nhiều hạn chế, xuất phát từ những yếu kém nhất định của một bộ phận các cán bộ quản lý cấp trung gian về trình độ và kinh nghiệm trơng phát triển đại lý vận tải quốc tế, cộng với mặc dù đã có nhiều đổi mới nhưng đội ngũ nhân viên của ngành mới chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu của Ngành, tỷ lệ nguồn nhân lực được đào tạo bài bản về giao nhận còn chiếm khá thấp, trình độ hiểu biết về những kiến thức mới còn hạn chế và thiếu năng động trong kinh doanh. Đội ngũ cán bộ vẫn còn thụ động, chỉ làm theo yêu cầu của lãnh đạo, chưa thực sự chủ động tìm hiểu thông tin. Trong khi đó, việc cập nhật các thông tin mới và kiến thức mới như: Tập quán bán hàng, Luật Hàng hải, Luật Hải quan, Incoterm 2000… lại chưa thực sự chủ động tìm hiểu. Thực trạng về nhân sự này đã khiến cho Ngành vừa thiếu nhân sự để làm việc, vửa thiếu quản lý có khả năng vạch chiến lược và quản lý vấn đề phát triển đại lý vận tải quốc tế có hiệu quả

Mặt khác ngành logistics Việt Nam chưa chú trọng phát triển bộ phận chuyên trách để vạch chiến lược cán bộ marketing nằm trong từng phòng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự mở rộng của thị trường và uy tín của ngành logistics Việt Nam.

Mặt khác, ngành logistics Việt Nam đang trong quá trình đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ để phát triển đại lý vận tải quốc tế nhằm phát triển Ngành trong dài hạn thì vấn đề đổi mới kiến thức chuyên môn và nâng cao năng lực để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao lại cảng trở nên cần thiết

b) Nguyên nhân khách quan

Bên cạnh các yếu tố chủ quan, các nhân tố khách quan sau đây cũng là một phần không nhỏ gây nên các hạn chế và tồn tại nêu trên cho ngành logistics Việt Nam trong việc phát triển đại lý vận tải quốc tế giai đoạn 2016-2019

Thứ nhất, do cơ chế quản lý của Nhà nước

chính sách hải quan liên tục hay đổi, phức tạp nhưng không chặt chẽ. Việc áp dụng luật mới VAT, các thông tư văn bản dưới luật, hướng dẫn của các bộ ban ngành liên quan ảnh hưởng lớn. Làm thủ tục hải quan tại các cửa khẩu Việt Nam còn mất nhiều thời gian, chi phí giao nhận cao. Do đó, khách hàng Việt Nam thường chọn Công ty nước ngoài để uỷ thác giao nhận những lô hàng nhập khẩu của mình mặc dù giá cao hơn.

Mặt khác, hiện nay Nhà nước chưa có hệ thống luật thống nhất hoàn thiện riêng cho ngành giao nhận. Bởi vậy, thực tế có nhiều tiêu cực tồn tại do tình trạng tranh giành khách hàng, hoặc cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức kinh doanh dịch vụ quốc tế gây lũng loạn thị trường. Các tổ chức nước ngoài lợi dụng sơ hở pháp luật Việt Nam. Những chính sách bảo hiểm ngoại thương của Việt Nam chưa sát thực do lĩnh vực này chưa phát triển sâu rộng. Nên hệ số an toàn của khách hàng thấp, gây khó khăn cho toàn ngành logistics Việt Nam. Bởi vậy, việc khắc phục những khó khăn đòi hỏi Nhà nước cần có sự quan tâm và quản lý chặt chẽ hơn so với ngành kinh doanh dịch vụ giao nhận kho vận ngoại thương, nhằm tạo điều kiện cho ngành phát triển hơn nữa đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội.

Khuôn khổ pháp luật điều chỉnh các hoạt động giao nhận vận tải quốc tế hiện nay đã không còn phù hợp, thiếu cập nhật các định chế cần thiết trong lĩnh vực giao nhận vận tải quốc tế. Vì vậy, thị trường dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế vẫn còn thiếu tính minh bạch, cạnh tranh chưa lành mạnh, chưa tạo điều kiện phát triển bền vững cho ngành.

Hoạt động của các doanh nghiệp giao nhận hàng hóa quốc tế chịu sự điều chỉnh của rất nhiều Quy định, Nghị định và các Thông tư liên quan nên các doanh nghiệp giao nhận rất khó đáp ứng được hết cá điều kiện này. Nhiều văn bản quy định chưa thực sự ổn định, đang trong quá trình sửa đổi bổ sung để phù hợp với thực tiễn.

Thứ hai, do ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế và cạnh tranh gay gay gắt trong kinh doanh

hoảng tiền tệ xuất phát từ khu vực Châu Á lan rộng từ năm 1997 thấm sâu và ảnh hưởng đến Việt Nam. Đây là tác động mạnh theo chiều hướng xấu trong công tác kinh doanh của ngành logistics Việt Nam đặc biệt là việc mở rộng cung cấp các hoạt động dịch vụ.

Trong cơ chế thị trường đòi hỏi tính năng động sáng tạo với sự cạnh tranh cao, ngành logistics Việt Nam cần đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh để phát triển.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐẠI LÝ VẬN TẢI QUỐC TẾ CỦA NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 3.1. Triển vọng và thách thức phát triển đại lý vận tải quốc tế

3.1.1. Triển vọng phát triển đại lý vận tải quốc tế

Tiền đề cho sự phát triển hoạt động giao nhận vận tải của nước ta rất nhiều và có triển vọng cao. Cùng với sự phát triển của đất nước, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động giao nhận vận tải cũng được Nhà nước quan tâm phát triển. Hệ thống bến cảng, sân bay, đường quốc lộ, đường sông, đường sắt… được nâng cấp xây dựng mới thường xuyên. Nhà nước liên tục tiếp nhận khoa học công nghệ mới trong giao nhận vận tải như: hiện đại hoá hệ thống máy nâng hạ container, cần cẩu, tin học hoá hoạt động giao nhận vận tải…

Đặc biệt từ khi thi hành chính sách đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được sự tăng trưởng đáng kể với tỷ lệ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm 7,3%, tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm là 20% và đã tạo nên những điều kiện cần thiết cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Việc phát triển trên sẽ khuyến khích các chủ tàu, môi giới hàng hải, giao nhận và các thương gia về những cơ hội hoạt động trong xuất nhập khẩu do sự tăng trưởng kinh tế liên tục mang lại.

Việt Nam nằm trên tuyến đường vận tải quan trọng từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương, từ biển Đông ra Thái Bình Dương nên tiềm năng giao nhận vận tải biển của Việt Nam rất lớn. Mặt khác, Việt Nam có chiều dài bờ biển 3.260 km với nhiều vịnh tự nhiên kín gió như: Vũng Tàu, Hạ Long, Cam Ranh... Nên có điều kiện để xây dựng các cảng biển lớn. Hiện cả nước đã xây dựng được 90 cảng các loại với

gần 24.000 mét cầu cảng, 10 khu trung chuyển tải và 10 triệu m2 kho bãi. Nhiều cảng biển Việt Nam đã được xây dựng thành những cảng biển quốc tế quan trọng như cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Bà Rịa - Vũng Tàu, hệ thống cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh… Để đáp ứng nhu cầu giao nhận vận tải hàng hoá trong nước và quốc tế, Nhà nước đã có nhiều đề án về phát triển ngành giao nhận vận tải biển: hiện đại hoá cơ sở vật chất giao nhận vận tải biển.

Thứ nhất, chính sách hội nhập, Việt Nam đang đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế thông qua những cải cách về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, xây dựng hệ thống pháp luật kinh tế và tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc gia nhập AFTA và trở thành thành viên chính thức của WTO, cùng với rất nhiều hiệp định thương mại song phương với nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là việc bình thường hóa quan hệ thương mại với Hoa Kỳ sẽ đưa Việt Nam thành một quốc gia mở cửa về thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Khi nền kinh tế mở và Việt Nam được công nhận là một nước có nền kinh tế thị trường thì Việt Nam sẽ đẩy mạnh tham gia vào quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế, từ đó chúng ta sẽ có nhiều cơ hội đưa hàng hóa và dịch vụ thâm nhập thị trường quốc tế, cũng như đón nhận nhiều luồng hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài . Đây là tiền đề quan trọng cho ngành giao nhận vận tải quốc tế của chúng ta phát triển.

- Thứ hai, lợi thế về khu vực, Việt Nam có vị trí địa lý rất thuận lợi cho vận tải quốc tế, nằm ở khu vực chiến lược trong vùng Đông Nam Á. Bờ biển trải dài trên 2.000 km, có biên giới với Trung Quốc, Lào và Campuchia thuận lợi cho việc kết hợp nhiều phương thức vận tải, vận tải quá cảnh, trong đó vận tải đa phương thức là một nhân tố rất quan trọng để thiết lập chuỗi cung ứng dịch vụ logistics .

 Việt Nam là nước có nhiều lợi thế để phát triển vận tải đường biển cũng như những dịch vụ giao nhận vận tải biển. Với chiều dài 3.260 km bờ biển, 71 cảng và gần 60 bến tàu trong đó có cảng nước sâu cho tàu trọng tải lớn vào như cảng Cái Lân, cảng Đà nẵng và cùng với vị trí chung chuyển cho nhiều đường vận tải trên quốc tế giúp cho Việt Nam có thể phát triển mạnh dịch vụ giao nhận, vận tải ngoại thương.

điểm chuyển tải hàng hóa trong vùng. Với mạng lưới đường bộ, đường sắt đường hàng không và đặc biệt là đường biển cho phép nối liền với các nước và hội đủ điều kiện phát triển vận tải đa phương thức

Theo Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA), nhu cầu đối với hàng hóa vận chuyển hàng không toàn cầu được dự báo sẽ tăng 4% trong năm nay, một khoảng tăng đáng kể so với mức dự báo 2.1% trước đó.Với chính sách mở cửa nền kinh tế quốc dân, hàng hóa xuất ngày càng nhiều, nhu cầu trao đổi với thế giới ngày càng lớn, làm cho khối lượng hàng hóa lưu chuyển tăng lên không ngừng. Điều này cho thấy triển vọng phát triển dịch vụ giao nhận vận tải nói chung và vận tải biển nói riêng ở Việt Nam trong nhiều năm tới.

a) Triển vọng phát triển ngành logistics Việt Nam

Với tốc độ tăng trưởng GDP từ 5%-7% trong những năm vừa qua, Việt Nam đã và đang dành được sự quan tâm đầu tư lớn của nhiều quốc gia trên thế giới. Sự hội nhập kinh tế quốc tế và tính toàn cầu hóa của nền kinh tế hiện tại tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia nhanh chóng vào chuỗi lưu thông hàng hóa toàn cầu với sự góp mặt của rất nhiều tập đoàn, công ty đa quốc gia.

Sự phát triển của nền kinh tế hiện tại và dự kiến ổn định trong tương lai có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của các ngành kinh tế nói chung và các ngành dịch vụ về vận tải hàng hóa, dịch vụ logistics, giao nhận, hải quan, kho bãi... Nói riêng. Vì vậy, triển vọng phát triển của ngành vận tải đa phương thức, logistics sẽ có cơ hội phát triển rất lớn.

Theo đúng lộ trình cam kết WTO, Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho ngành dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế từ ngày 11/1/2014, các nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài sẽ được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài để cung ứng các dịch vụ kho bãi và dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa. Trong bối cảnh mở cửa hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới này đã mang đến nhiều cơ hội đồng thời cũng đặt ra những thách thức đối với việc phát triển đại lý vận tải quốc tế của ngành logistics Việt Nam.

b) Những cơ hội đối với việc phát triển đại lý quốc tế của ngành logistics Việt Nam tới năm 2030

Xu hướng mở cửa hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO, APEC, thực hiện Hiệp định vận tải đa phương thức trong khối ASEAN đã mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành logistics Việt Nam. Ngành vận tải thế giới đã trải qua nhiều thập kỷ với những bước phát triển vượt bậc, chính vì vậy đây là cơ hội để Công ty tiếp thu nhiều bài học có giá trị. Thiết lập quan hệ đại lý không những giúp thắt chặt sự hợp tác của hai doanh nghiệp mà còn là hình thức giao thoa văn hóa doanh nghiệp giúp các bên phát huy hơn nữa những thế mạnh của mình. Hiện tại, hoạt động đại lý đang đứng trước những cơ hội tiềm năng như sau

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu trong những năm qua là tiền đề để xem đây là một cơ hội cho việc phát triển hoạt động đại lý. Lượng kim ngạch tăng liên tục qua các năm. Cụ thể hơn tăng trưởng kim ngạch thúc đẩy các dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế thông qua các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế . Như vậy, để mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng, ngành logistics Việt Nam cần thiết phải xây dựng mạng lưới đại lý vận tải rộng khắp nhằm giảm thiểu tối đa thời gian và chi phí dịch vụ. Nếu xem đây là tiềm năng phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế, ngành logistics Việt Nam sẽ có động lực để phát triển hơn nữa mạng lưới đại lý với các Công ty đối tác nước ngoài.

Thứ hai, khối lượng xuất nhập khẩu được giao nhận hai chiều cũng mang lại tiềm năng phát triển mạng lưới đại lý của ngành logistics Việt Nam. Xuất nhập khẩu cũng đặt ra nhu cầu giao nhận rất lớn giữa hai bên đối tác. Thêm vào đó, xuất nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thương mại của một quốc gia nên là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với một nền kinh tế. Cùng với những cam kết mở cửa thị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Ứng dụng TOC trong phát triển đại lý vận tải quốc tế của ngành logistics Việt Nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w