Thách thức phát triển đại lývận tải quốc tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Ứng dụng TOC trong phát triển đại lý vận tải quốc tế của ngành logistics Việt Nam (Trang 67 - 68)

Trong những năm gần đây, tình hình trong nước và quốc tế đã xuất hiện những khó khăn, thách thức mới. Kinh tế thế giới vẫn còn những diễn biến phức tạp: Tăng trưởng kinh tế chậm lại; giá lương thực, thực phẩm, dầu thô và nguyên vật liệu cơ bản trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng cao; thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh; nợ công châu Âu lan rộng; kinh tế Nhật Bản trì trệ sau thảm hoạ kép; lạm phát toàn cầu và các nước trong khu vực tăng cao; bất ổn chính trị ở Trung Đông, Châu Phi, tình hình căng thẳng ở Biển Đông tăng lên trở thành thách thức đối với điều hành kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2019.

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu đó, kinh tế Việt Nam không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực và phải đối mặt với nhiều khó khăn như lạm phát tăng cao và giá cả biến động bất thường, xuất nhập khẩu hàng hóa gặp nhiều khó khăn do tác động của việc điều chỉnh giá xăng dầu, giá điện theo cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, lãi suất vẫn còn cao; tỷ giá, giá vàng biến động bất thường; dự trữ ngoại hối giảm mạnh… Điều đó tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp giao nhận vận tải nói chung và ngành logistics Việt Nam nói riêng.

Thực tế đã cho thấy ảnh hưởng rất lớn của lạm phát và lãi suất cũng như chính sách hạn chế nhập siêu đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu dẫn đến lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giảm mạnh. Điều này đã tác động trực tiếp đến ngành logistics Việt Nam.

thỏa thuận liên quan đến những dịch vụ liên kết và những ưu đãi dành cho khách hàng của đôi bên. Khi ngành muốn xây dựng quan hệ đại lý với các hãng giao nhận nước ngoài thường phải nhượng bộ một số điều khoản về trách nhiệm.

Bên cạnh đó, trên con đường thực hiện mục tiêu phát triển đại lý vận tải quốc tế, ngành logistics Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều thách thức như:

Áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng với sự ra đời của một loạt các công ty giao nhận nước ngoài khiến các doanh nghiệp ngành logistics Việt Nam gặp nhiều khó khăn.

Cơ sở hạ tầng cho hoạt động logistics nghèo nàn và thiếu đồng bộ, hạn chế,

dẫn đến chi phí logistics của Việt Nam còn cao hơn nhiều so với các nước. Đây là một hạn chế lớn đối với ngành logistics Việt Nam

Doanh nghiệp logistics quy mô nhỏ, hoạt động manh mún và thiếu tính chuyên nghiệp, song tính hợp tác và liên kết để tạo ra sức cạnh tranh lại còn rất yếu nên làm cho khả năng cạnh tranh thấp, và đây là tiền lệ xấu tạo cho các doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh thị trường ngành logistics non trẻ của Việt Nam;

Thiếu hụt nguồn nhân lực logistics được đào tạo bài bản và có trình độ quản lý logistics;

Môi trường pháp lý còn nhiều bất cập, sự khác biệt về hệ thống luật pháp, thông quan hàng hoá và các thủ tục hành chính là những thách thức đối với nước ta trong hội nhập về logistics.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Ứng dụng TOC trong phát triển đại lý vận tải quốc tế của ngành logistics Việt Nam (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w