Thực trạng phát triển đại lývận tải quốc tế của ngành logistics việt nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Ứng dụng TOC trong phát triển đại lý vận tải quốc tế của ngành logistics Việt Nam (Trang 43 - 46)

2.2.1 Quy trình phát triển đại lý vận tải quốc tế

Quy trình thực hiện phát triển đại lý vận tải quốc tế gồm ba giai đoạn chính là : (1) Lập kế hoạch phát triển đại lý vận tải quốc tế ; (2) Thực hiện phát triển đại lý vận tải quốc tế và (3) Vận hành phát triển đại lý vận tải quốc tế. Mỗi giai đoạn này được chia thành các bước/ giai đoạn nhỏ hơn để thực hiện (Hình 1.1), cụ thể như sau :

a) Lập kế hoạch phát triển đại lý vận tải quốc tế : gồm hai giai đoạn cơ bản như sau :

- Giai đoạn 1 : Nghiên cứu thị trường mang lưới đại lý vận tải quốc tế

Quá trình nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin, xu hướng thị trường, phân tích những thông tin đó và rút ra kết luận. Đây là giai đoạn hình thành ý tưởng phát triển đại lý vận tải quốc tế. Trong giai đoạn này, các cơ hội để phát triển cần được phát hiện, nghiên cứu và đánh giá để đưa ta những thông tin một cách cơ bản nhất về khả năng thực hiện một hay một số kế hoạch phát triển. Có nhiều cách để tìm kiếm đại lý có thể kể đến như : Tham khảo các trang web giới thiệu các công ty giao nhận quốc tế...

- Giai đoạn 2 : Lựa chọn đối tác hay đại lý vận tải quốc tế

Đại lý vận tải quốc tế sẽ chịu trách nhiệm thực hiện những yêu cầu giao hàng đến nhà một cách an toàn, nhanh chóng và chi phí thấp. Do đó, một đại lý đáng tin cậy là rất quan trọng. Có thể nghiên cứu hồ sơ các công ty tìm được và đưa ra một số tiêu chuẩn lựa chọn đại lý vận tải quốc tế :

 Chi phí nơi đến thấp (destination charges);

 Có hợp đồng tốt với các hãng cho thuê kho và hãng vận chuyển;

 Có tình trạng tài chính tốt;

 Có tính thần phục vụ khách hàng tốt;

b) Giai đoạn thực hiện phát triển đại lý vận tải quốc tế gồm 2 giai đoạn cơ bản như sau :

- Giai đoạn 3 : Đàm phán và ký kết hợp đồng đại lý

 Đặt vấn đề quan hệ đại lý và hẹn gặp trao đổi

trong các điều khoản

- Giai đoạn 4 : Tổ chức thực hiện phát triển đại lý vận tải quốc tế

c) Giai đoạn vận hành phát triển đại lý quốc tế đồng thời tiến hành đánh giá, kiểm tra và tổng kết

- Giai đoạn 5 : Thực hiện phát triển đại lý vận tải quốc tế.

Sau quá trình hợp tác, tùy theo hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, cần tiến hành đánh giá phát triển đại lý vận tải quốc tế, đánh giá hiệu quả thực tế của phát triển đại lý vận tải quốc tế.

- Giai đoạn 6 : Vận hành phát triển đại lý vận tải quốc tế và đánh giá, tổng kết phát triển đại lý vận tải quốc tế

Giai đoạn kết thúc phát triển đại lý vận tải quốc tế chỉ thực hiện khi phát triển đại lý vận tải quốc tế không còn mang lại hiệu quả hoặc do một số lý do nhạy cảm về Luật pháp của một trong hai quốc gia quy định.

2.2.2 Nội dung phát triển đại lý vận tải quốc tế

2.2.2.1 Phát triển theo chiều rộng

Những năm gần đây, nhu cầu về giao nhận vận tải quốc tế ngày càng trở nên sôi động và loại hình hàng hóa đa dạng phong phú dẫn đến tình trạng xảy ra nhiều vướng mắc ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của khách hàng. Để giải quyết được khó khăn này trong một khía cạnh nào đó đòi hỏi phải có một mạng lưới đại lý rộng khắp để dần đáp ứng tốt nhu cầu khắt khe của thị trường.

Có thể nói, số lượng đại lý vận tải của ngành logisitics Việt Nam vươn ra nhiều thị trường quốc tế, hoạt động trên hầu hết các châu lục như Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi. Số lượng đại lý của các doanh nghiệp logistics Việt Nam tăng lên liên tục qua các năm là một trong những bước tiến giúp hội nhập kinh tế quốc tế.

Nhằm mục tiêu phát triển ngày càng có hiệu quả, các doanh nghiệp tập trung vào phát triển đại lý với tất cả các nước trong khu vực và thế giới. Số lượng đại lý vận tải quốc tế tăng đều qua các năm do nhu cầu hoạt động giao nhận vận chuyển tăng. Trong vài năm gần đây, các doanh nghiệp mở thêm đại lý vận tải quốc tế chủ yếu tại các nước thuộc khu vực châu Á và châu Âu, những nước có tình hình kinh tế chính trị ổn định, thị trường ít biến động, sau đó mở rộng phát

triển sang các nước châu Mỹ, Trung Đông…

Hoạt động giao nhận hàng hóa bên ngoài lãnh thổ Việt Nam được thực hiện thông qua một mạng lưới hệ thống đại lý vận tải quốc tế, giúp phát triển kinh doanh giao giao nhận hàng hóa quốc tế trong nước hiện nay.

Năm 2008 đánh dấu mốc 2 năm Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO và thực hiện các cam kết dịch vụ theo Hiệp định GATS của WTO. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nước ngoài, mở rộng thêm số lượng đại lý vận tải quốc tế. Hoạt động phát triển đại lý vận tải quốc tế hiện nay vẫn đang trong giai đoạn phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu thực của khách hàng và bản thân mỗi doanh nghiệp. Vấn đề phát triển mạng lưới đại lý vận tải quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển theo chiều rộng – nghĩa là tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác và số lượng đại lý vận tải quốc tế được thiết lập với các doanh nghiệp nước ngoài. Đây là bước phát triển trong giai đoạn đầu để mở rộng thị trường của mình ở nước ngoài theo hướng thành lập các văn phòng đại diện, chi nhánh đại lý vận tải quốc tế…

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc gia tăng số lượng đại lý. Mạng lưới đại lý vận tải quốc tế đã bắt đầu mở rộng trên phạm vi toàn thế giới, nhưng thị trường mới chỉ dừng lại ở một số khu vực nhất định, vẫn còn một số thị trường chưa khai thác hết tiềm năng của nó như khu vực Châu Phi, khu vực Nam Mỹ (Mexico, Brazil, …). Chính vì thế, để tạo ra lợi thế lớn các doanh nghiệp cần phải chú trọng hơn nữa trong công tác nghiên cứu thị trường và đi tới những giải pháp tiếp cận và phát triển thị trường đại lý vận tải quốc tế.

2.3.2.2 Phát triển theo chiều sâu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vấn đề phát triển đại lý vận tải quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn trong giai đoạn phát triển theo chiều sâu và chú trọng phát triển đại lý vận tải quốc tế theo khu vực. Đây cũng được coi là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển đại lý vận tải quốc tế của ngành logistics, điều này ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng hàng hóa giao nhận. Bên cạnh đó, hoạt động của các đại lý vận tải quốc tế của các doanh nghiệp Logistics Việt Nam đã chú trọng và tập trung vào những khu vực kinh tế tiềm năng để phát triển mạng lưới đại lý. Lợi thế về thị trường phát triển và hoạt động kinh tế sôi nổi tại các khu vực này sẽ mang lại nhiều cơ hội cọ xát và học hỏi để hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Logistics.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Ứng dụng TOC trong phát triển đại lý vận tải quốc tế của ngành logistics Việt Nam (Trang 43 - 46)