Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các đại lí vận tải quốc tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Ứng dụng TOC trong phát triển đại lý vận tải quốc tế của ngành logistics Việt Nam (Trang 52 - 56)

của ngành logistics việt nam.

2.3.1. Nhân tố bên trong

2.3.1.1. Nguồn nhân lực

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu luôn phải đương đầu với rủi ro cao, phức tạp, khó kiểm soát cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, rủi ro luôn tỷ lệ thuận với lợi nhuận. Xuất phát từ tính rủi ro và lợi nhuận cao của nghiệp vụ giao nhận hàng hóa quốc tế, nên trong lĩnh vực này đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ, kinh nghiệm, giỏi ngoại ngữ, am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau, nhạy bén với mọi biến động của thị trường trong nước và quốc tế. Do đặc thù của nghiệp vụ giao nhận hàng hóa quốc tế yêu cầu phải nhanh nhạy và có nhiều kinh nghiệm, nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa phát triển được vẫn chưa phát triển số lượng nhân lực đồng đều. Trong giai đoạn thúc đẩy phát triển đại lý vận tải quốc tế, lượng hàng hóa giao nhận tăng đồng nghĩa với việc tăng số lượng nhân sự của đại lý vận tải quốc tế.

Yếu tố quan trọng khi xử lý các nghiệp vụ giao dịch quốc tế chính là kinh nghiệm và sự linh hoạt. Nhân lực của ngành logisitics Việt Nam trong hoạt động đại lý vẫn còn thiếu nhiều kinh nghiệm. Theo thống kê có 53,3% doanh nghiệp thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kiến thức về logistics, 30% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên và chỉ có 6,7% doanh nghiệp hài lòng với chuyên môn của nhân viên. Bên cạnh đó, trình độ ngoại ngữ đóng vai trò then chốt để xử lý tốt các nghiệp vụ. Điều này chủ yếu dựa vào năng lực của mỗi người, tuy nhiên, bản thân các doanh nghiệp cũng tổ chức những buổi giao lưu, trao đổi nhân sự và kinh nghiệm làm việc với các đối tác nước ngoài. Động thái này góp phần tạo cơ hội để các nhân viên được cọ xát và tiếp cận với những chuyên gia trong cùng lĩnh vực để học hỏi. Đây cũng là một trong những chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh cho đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao

nhận hàng hóa quốc tế Việt Nam hiện nay.

Như vậy, về góc độ nguồn nhân lực, tình trạng hạn chế về trình độ, thiếu thốn về số lượng đã trở thành một nhân tố ảnh hưởng bất lợi cho việc phát triển đại lý quốc tế của ngành logsitics Việt Nam

2.3.1.2. Năng lực tài chính của doanh nghiệp

Năng lực tài chính để trang trải cho việc phát triển đại lý vận tải quốc tế của doanh nghiệp trong ngành logistics Việt Nam có tác động lớn đến thành quả phát triển đại lý vận tải quốc tế. Nhận thức được điều này, trong giai đoạn 2016-2019, các doanh nghiệp logsitics Việt Nam đã dựa trên phương hướng và kế hoạch phát triển thực tiễn để có sự phân bổ tài chính hợp lý trong việc phát triển đại lý vận tải quốc tế , từ đó, hạn chế các khó khăn vướng mắc xuất phát từ góc độ tài chính cho mỗi doanh nghiệp trong ngành

2.3.1.3. Năng lực điều hành, quản lý

Năng lực điều hành, quản lý của các doanh nghiệp logistics đối với công tác phát triển đại lý vận tải quốc tế được thể hiện ở khả năng điều hành, lập kế hoạch và đánh giá kết quả phát triển đại lý vận tải quốc tế. Năng lực điều hành thể hiện ở việc nghiên cứu thị trường, đưa ra lựa chọn, tiến hành đàm phán, lập kế hoạch tài chính cho việc phát triển, thực hiện và duy trì mối quan hệ đối tác.

Công tác điều hành và quản lý của các doanh nghiệp logistics trong giai đoạn 2016-2019 còn nhiều hạn chế, xuất phát từ những yếu kém nhất định của một bộ phận các cán bộ quản lý cấp trung gian về trình độ và kinh nghiệm trong phát triển đại lývận tải quốc tế. Mặt khác hầu hết các doanh nghiệp trong ngành logistics Việt Nam chưa có bộ phận chuyên trách để lên kế hoạch chiến lược riêng cho mỗi bộ phận. Đây cũng là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự mở rộng của thị trường và uy tín của các doanh nghiệp logistics Việt Nam.

Do đó, nhìn chung, ngành logistics vẫn còn có những điểm hạn chế nhất định trong năng lực quản lý và điều hành, làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động phát triển đại lý vận tải quốc tế của ngành.

2.3.2. Nhân tố bên ngoài

Thời gian gần đây, thị trường dịch vụ đang được nhà nước quan tâm chú trọng phát triển, trong đó đáng chú ý là thị trường dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế. Tuy còn nhiều bất cập về thể chế, quản lý, đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành logistics, nhưng có thể nhìn thấy sự chuẩn bị của Chính phủ, các bộ ngành liên quan đã tạo được diện mạo mới cho ngành giao nhận vận tải Việt Nam. Chính phủ đã ban hành các quy định, chính sách tạo điều kiện thuận lợi thương mại cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế trong nước hoạt động và phát triển ngành nghề như Nghị định 140/2007/NĐ-CP chi tiết Luật Thương mại 2005 về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics; Nghị định 115/2007/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển; Nghị định 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức… Kể từ năm 2009, hàng năm Chính phủ đều ban hành hàng loạt các quyết định về quy hoạch giao thông vận tải, cảng biển, đường sắt, đường thuỷ và hàng không… đến năm 2020 tầm nhìn 2030. Gần đây, Chính phủ liên tục đề cập việc đẩy nhanh xã hội hoá dịch vụ logistics, đầu tư kho hàng tại cảng biển lớn, các địa điểm thông quan, quy hoạch hệ thống logistics trên cả nước, nâng cao thị phần vận chuyển hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam

Năm 2011, chính phủ đã ban hành Quyết định số 175/QĐ-ttg ngày 27/1/2011, phê duyệt chiến lược phát triển tổng thể khu vực dịch vụ logistcics của Việt Nam đến năm 2020 và đã nêu rõ coi logistics là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất, hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác và lưu thông hàng hóa. Hàng năm các bộ ngành ban hành nhiều văn bản nhằm hướng dẫn, điều chỉnh, giảm bớt các thủ tục phiền hà, thúc đẩy các hoạt động ngành giao nhận vận tải quốc tế và dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế. Điều này cho thấy, việc phát triển ngành giao nhận vận tải quốc tế và nguồn nhân lực giao nhận vận tải quốc tế đã trở thành chương trình cấp quốc gia.

Gần đây có NĐ 87/2012/NĐ-CP về thủ tục hải quan điện tử với nhiều cải cách trong thủ tục hải quan. Cũng trong năm 2012, Thủ tướng có QĐ số 950/QĐ/ttg về chương trình hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu thời kỳ 2011-2020, định hướng đến 2030 trong đó đề cập đẩy nhanh xã hội hóa dịch vụ logistics, đầu tư kho bãi tại cảng biển lớn, các địạ điểm thông quan, quy hoạch hệ thống logistics

trên cả nước, nâng cao thị phần vận chuyển hàng hóa các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, Luật Hải quan cũng đang trong quá trình sửa đổi theo hướng tạo thuận lợi thương mại và logistics cũng như phù hợp thông lệ quốc tế và khu vực.

2.3.2.2. Nhân tố thuộc môi trường kinh tế

Những biến đổi to lớn về cơ chế kinh tế và môi trường kinh tế xã hội của giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế đã mang đến cho ngành logistics Việt Nam nhiều thuận lợi và cơ hội mới nhưng cũng đặt ra những khó khăn và thách thức lớn cho bước phát triển. Tình hình biến động kinh tế trong giai đoạn hiện nay cũng ảnh hưởng sâu sắc tới việc tiến hành hợp tác thương mại với các đối tác nước ngoài của ngành giao nhận vận tải quốc tế theo cả hai hướng chủ quan và khách quan.

2.3.2.3. Nhân tố thuộc môi trường kinh doanh

Lĩnh vực giao nhận vận tải quốc tế là một lĩnh vực kinh doanh rất hấp dẫn do thu lợi nhuận cao mà không cần đầu tư nhiều vốn như kinh doanh các ngành khác. Chính vì lẽ đó, một trong những thách thức lớn đối với hoạt động của các doanh nghiệp giao nhận vận tải quốc tế là phải đối mặt với tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt với sự ra đời ngày càng nhiều các doanh nghiệp thuộc đủ mọi thành phần kinh tế. Hiện nay, tại Việt Nam có tới gần 4000 doanh nghiệp: nhà nước, công ty cổ phần, công ty liên doanh, công ty tư nhân… cùng cạnh tranh trong lĩnh vực giao nhận.

Trong bối cảnh môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt như vậy, để có thể tồn tại, khẳng định vị thế của mình và phát triển mạng lưới đại lý quốc tế mang lại hiệu quả kinh doanh cao cần nhìn nhận, đánh giá các đối thủ cạnh tranh để nắm bắt những điểm mạnh, điểm yếu của họ nhằm rút kinh nghiệm và học hỏi. Quan trọng hơn nữa, các chủ doanh nghiệp trong ngành logistics VN cần có một khả năng nghiên cứu, phân tích và am hiểu môi trường kinh doanhtừ đó hoạch định chiến lược phát triển đại lý vận tải quốc tế phù hợp và thực hiện chiến lược phát triển đại lý vận tải quốc tế một cách chủ động, linh hoạt và nhất quán.

2.3.2.4. Lựa chọn đại lý

trong các nghiệp vụ giao nhận quốc tế vẫn được các doanh nghiệp trong ngành logistics VN chú trọng. Quan hệ đại lý đặt ra sự hợp tác bình đẳng cho hai bên trên cơ sở thỏa thuận, tuy nhiên, nhìn chung do hệ thống các Công ty giao nhận hàng hóa tại Việt Nam còn thiếu sự đồng bộ trong phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh, tập trung chủ yếu ở những doanh nghiệp lớn, hoạt động từ lâu năm nên nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn yếu thế hơn các đại lý nước ngoài xét trong quan hệ đại lý đã được thiết lập. Chính vì vậy, ngành logistics đã xem quan hệ đại lý là chiến lược ban đầu để mở rộng thị trường, mặt khác đây cũng chính là cơ hội để DN ngành logisitcs tiếp cận với môi trường tài chính năng động, chuyên nghiệp.

Tiêu chí thứ hai để lựa chọn những đại lý có tiềm lực tài chính tốt.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Ứng dụng TOC trong phát triển đại lý vận tải quốc tế của ngành logistics Việt Nam (Trang 52 - 56)