Triển vọng phát triển đại lývận tải quốc tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Ứng dụng TOC trong phát triển đại lý vận tải quốc tế của ngành logistics Việt Nam (Trang 63 - 67)

Tiền đề cho sự phát triển hoạt động giao nhận vận tải của nước ta rất nhiều và có triển vọng cao. Cùng với sự phát triển của đất nước, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động giao nhận vận tải cũng được Nhà nước quan tâm phát triển. Hệ thống bến cảng, sân bay, đường quốc lộ, đường sông, đường sắt… được nâng cấp xây dựng mới thường xuyên. Nhà nước liên tục tiếp nhận khoa học công nghệ mới trong giao nhận vận tải như: hiện đại hoá hệ thống máy nâng hạ container, cần cẩu, tin học hoá hoạt động giao nhận vận tải…

Đặc biệt từ khi thi hành chính sách đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được sự tăng trưởng đáng kể với tỷ lệ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm 7,3%, tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm là 20% và đã tạo nên những điều kiện cần thiết cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Việc phát triển trên sẽ khuyến khích các chủ tàu, môi giới hàng hải, giao nhận và các thương gia về những cơ hội hoạt động trong xuất nhập khẩu do sự tăng trưởng kinh tế liên tục mang lại.

Việt Nam nằm trên tuyến đường vận tải quan trọng từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương, từ biển Đông ra Thái Bình Dương nên tiềm năng giao nhận vận tải biển của Việt Nam rất lớn. Mặt khác, Việt Nam có chiều dài bờ biển 3.260 km với nhiều vịnh tự nhiên kín gió như: Vũng Tàu, Hạ Long, Cam Ranh... Nên có điều kiện để xây dựng các cảng biển lớn. Hiện cả nước đã xây dựng được 90 cảng các loại với

gần 24.000 mét cầu cảng, 10 khu trung chuyển tải và 10 triệu m2 kho bãi. Nhiều cảng biển Việt Nam đã được xây dựng thành những cảng biển quốc tế quan trọng như cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Bà Rịa - Vũng Tàu, hệ thống cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh… Để đáp ứng nhu cầu giao nhận vận tải hàng hoá trong nước và quốc tế, Nhà nước đã có nhiều đề án về phát triển ngành giao nhận vận tải biển: hiện đại hoá cơ sở vật chất giao nhận vận tải biển.

Thứ nhất, chính sách hội nhập, Việt Nam đang đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế thông qua những cải cách về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, xây dựng hệ thống pháp luật kinh tế và tài chính phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc gia nhập AFTA và trở thành thành viên chính thức của WTO, cùng với rất nhiều hiệp định thương mại song phương với nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là việc bình thường hóa quan hệ thương mại với Hoa Kỳ sẽ đưa Việt Nam thành một quốc gia mở cửa về thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Khi nền kinh tế mở và Việt Nam được công nhận là một nước có nền kinh tế thị trường thì Việt Nam sẽ đẩy mạnh tham gia vào quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế, từ đó chúng ta sẽ có nhiều cơ hội đưa hàng hóa và dịch vụ thâm nhập thị trường quốc tế, cũng như đón nhận nhiều luồng hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài . Đây là tiền đề quan trọng cho ngành giao nhận vận tải quốc tế của chúng ta phát triển.

- Thứ hai, lợi thế về khu vực, Việt Nam có vị trí địa lý rất thuận lợi cho vận tải quốc tế, nằm ở khu vực chiến lược trong vùng Đông Nam Á. Bờ biển trải dài trên 2.000 km, có biên giới với Trung Quốc, Lào và Campuchia thuận lợi cho việc kết hợp nhiều phương thức vận tải, vận tải quá cảnh, trong đó vận tải đa phương thức là một nhân tố rất quan trọng để thiết lập chuỗi cung ứng dịch vụ logistics .

 Việt Nam là nước có nhiều lợi thế để phát triển vận tải đường biển cũng như những dịch vụ giao nhận vận tải biển. Với chiều dài 3.260 km bờ biển, 71 cảng và gần 60 bến tàu trong đó có cảng nước sâu cho tàu trọng tải lớn vào như cảng Cái Lân, cảng Đà nẵng và cùng với vị trí chung chuyển cho nhiều đường vận tải trên quốc tế giúp cho Việt Nam có thể phát triển mạnh dịch vụ giao nhận, vận tải ngoại thương.

điểm chuyển tải hàng hóa trong vùng. Với mạng lưới đường bộ, đường sắt đường hàng không và đặc biệt là đường biển cho phép nối liền với các nước và hội đủ điều kiện phát triển vận tải đa phương thức

Theo Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA), nhu cầu đối với hàng hóa vận chuyển hàng không toàn cầu được dự báo sẽ tăng 4% trong năm nay, một khoảng tăng đáng kể so với mức dự báo 2.1% trước đó.Với chính sách mở cửa nền kinh tế quốc dân, hàng hóa xuất ngày càng nhiều, nhu cầu trao đổi với thế giới ngày càng lớn, làm cho khối lượng hàng hóa lưu chuyển tăng lên không ngừng. Điều này cho thấy triển vọng phát triển dịch vụ giao nhận vận tải nói chung và vận tải biển nói riêng ở Việt Nam trong nhiều năm tới.

a) Triển vọng phát triển ngành logistics Việt Nam

Với tốc độ tăng trưởng GDP từ 5%-7% trong những năm vừa qua, Việt Nam đã và đang dành được sự quan tâm đầu tư lớn của nhiều quốc gia trên thế giới. Sự hội nhập kinh tế quốc tế và tính toàn cầu hóa của nền kinh tế hiện tại tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia nhanh chóng vào chuỗi lưu thông hàng hóa toàn cầu với sự góp mặt của rất nhiều tập đoàn, công ty đa quốc gia.

Sự phát triển của nền kinh tế hiện tại và dự kiến ổn định trong tương lai có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của các ngành kinh tế nói chung và các ngành dịch vụ về vận tải hàng hóa, dịch vụ logistics, giao nhận, hải quan, kho bãi... Nói riêng. Vì vậy, triển vọng phát triển của ngành vận tải đa phương thức, logistics sẽ có cơ hội phát triển rất lớn.

Theo đúng lộ trình cam kết WTO, Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho ngành dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế từ ngày 11/1/2014, các nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài sẽ được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài để cung ứng các dịch vụ kho bãi và dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa. Trong bối cảnh mở cửa hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới này đã mang đến nhiều cơ hội đồng thời cũng đặt ra những thách thức đối với việc phát triển đại lý vận tải quốc tế của ngành logistics Việt Nam.

b) Những cơ hội đối với việc phát triển đại lý quốc tế của ngành logistics Việt Nam tới năm 2030

Xu hướng mở cửa hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO, APEC, thực hiện Hiệp định vận tải đa phương thức trong khối ASEAN đã mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành logistics Việt Nam. Ngành vận tải thế giới đã trải qua nhiều thập kỷ với những bước phát triển vượt bậc, chính vì vậy đây là cơ hội để Công ty tiếp thu nhiều bài học có giá trị. Thiết lập quan hệ đại lý không những giúp thắt chặt sự hợp tác của hai doanh nghiệp mà còn là hình thức giao thoa văn hóa doanh nghiệp giúp các bên phát huy hơn nữa những thế mạnh của mình. Hiện tại, hoạt động đại lý đang đứng trước những cơ hội tiềm năng như sau

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu trong những năm qua là tiền đề để xem đây là một cơ hội cho việc phát triển hoạt động đại lý. Lượng kim ngạch tăng liên tục qua các năm. Cụ thể hơn tăng trưởng kim ngạch thúc đẩy các dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế thông qua các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế . Như vậy, để mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng, ngành logistics Việt Nam cần thiết phải xây dựng mạng lưới đại lý vận tải rộng khắp nhằm giảm thiểu tối đa thời gian và chi phí dịch vụ. Nếu xem đây là tiềm năng phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế, ngành logistics Việt Nam sẽ có động lực để phát triển hơn nữa mạng lưới đại lý với các Công ty đối tác nước ngoài.

Thứ hai, khối lượng xuất nhập khẩu được giao nhận hai chiều cũng mang lại tiềm năng phát triển mạng lưới đại lý của ngành logistics Việt Nam. Xuất nhập khẩu cũng đặt ra nhu cầu giao nhận rất lớn giữa hai bên đối tác. Thêm vào đó, xuất nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thương mại của một quốc gia nên là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với một nền kinh tế. Cùng với những cam kết mở cửa thị trường khi Việt Nam gia nhập WTO, có thể nói hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu trong những năm tới sẽ sôi nổi hơn. Mặt khác, việc giao nhận hàng hóa nhanh chóng, ít tốn thời gian và giảm thiểu được rủi ro cũng như chi phí hoa hồng sẽ thiết lập mối quan hệ làm ăn bền vững với đối tác – đặc biệt là những đối tác nước ngoài đã quen với văn hóa giao thương chuyên nghiệp. Chính vì vậy, phát triển quan hệ đại lý với các Công ty nước ngoài chính là chìa khóa hỗ trợ cho hoạt

động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu và góp phần tạo nên hình ảnh đẹp cho ngành logistics Việt Nam với đối tác người nước ngoài.

Thứ ba, tiếp cận được thị trường giao nhận vận tải rộng lớn hơn với những ưu đãi thương mại để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ;

Thứ tư, hội nhập giao nhận quốc tế tạo cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa nói chung và ngành logistics Việt Nam nói riêng phát triển quan hệ đối tác, thị trường xuất khẩu được mở rộng bình đẳng với các nước khác, góp phần cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Ứng dụng TOC trong phát triển đại lý vận tải quốc tế của ngành logistics Việt Nam (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w