Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình

89 7 0
Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn là một trong những chính sách xã hội quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta, là nhiệm vụ hết sức cần thiết, nhằm đảm bảo cho người lao động có nghề nghiệp ổn định, tạo công ăn việc làm cho nông dân sau khi học nghề áp dụng được kiến thức, kỹ năng mới vào sản xuất, góp phần tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập xóa đói giảm nghèo. Ở nhiều địa phương đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các cơ sở SXKD, dịch vụ, các nguồn lực của cả xã hội tham gia cho công tác đào tạo nghề và tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng dạy nghề; hỗ trợ và tạo điều kiện cho đối tượng sau học nghề để tổ chức sản xuất, kinh doanh. Kết quả công tác đào tạo nghề đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp, nông thôn nói chung và lao động nữ khu vực nông thôn nói riêng, tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Theo kết quả Điều tra lao động việc làm quý III năm 2016 của Tổng cục thống kê, lực lượng lao động cả nước là 54,43 triệu người, trong đó Lao động nữ là 26,35 triệu người (chiếm 48,4% lực lượng lao động); 68% lao động nữ tập trung ở khu vực nông thôn; tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ khoảng 72,5 %, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam (82,2%). Chất lượng lao động nữ ở nông thôn đã từng bước được cải thiện, tuy nhiên vẫn còn hạn chế về đào tạo chuyên môn, kỹ thuật: chỉ có 19,3 % lao động nữ ở nông thôn đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ (tỷ lệ này của cả nước là 20,6 %). Để đáp ứng nhu cầu nhân lực của một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, cần phải chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu lao động trong nông thôn (mục tiêu đến năm 2022 chỉ còn 30% lao động trong nông nghiệp) và đào tạo nghề có sứ mạng rất lớn, góp phần rất quan trọng vào việc chuyển dịch này. Thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 24/2008/NQ- CP ngày 28-10-2008 ban hành Chương trình hành động trong đó có mục tiêu: “Tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn tăng lên 2,5 lần so với hiện nay”. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu trong Chương trình hành động của Chính phủ là: “Xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực nông thôn. Tập trung xây dựng kế hoạch và giải pháp đào tạo cho bộ phận con em nông dân đủ trình độ, năng lực vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ và chuyển nghề; bộ phận nông dân còn tiếp tục sản xuất nông nghiệp được đào tạo về kiến thức và kỹ năng để thực hành sản xuất nông nghiệp hiện đại; đồng thời tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở”. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nữ nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn”. Theo báo cáo mới nhất ở Việt Nam, trong giai đoạn 2016 -2019, thực hiện dạy nghề cho lao động nữ ở nông thôn, cả nước đã tổ chức dạy nghề cho hơn 5 triệu lao động nữ ở nông thôn. Riêng số được hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án 1956 khoảng 3,2 triệu người, trong đó, phụ nữ chiếm 45,8 %; có 42,7% nông dân học các nghề nông nghiệp, 57,3% học các nghề phi nông nghiệp. Cơ cấu nghề đã có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được, số lượng đào tạo nghề nông nghiệp không đạt mục tiêu đề ra, sau đào tạo nghề có 80% lao động có việc làm mới là chỉ tiêu; phương pháp đào tạo chủ yếu là đào tạo tập trung ở trên lớp, do đó nhiều nông dân không có điều kiện để tham gia với thời gian 3 tháng; một số nội dung đào tạo theo yêu cầu của sản xuất nông nghiệp hiện nay như: Sản xuất công nghệ cao, vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu không có trong chương trình đào tạo; nguồn kinh phí dựa chủ yếu vào ngân sách của Trung ương, mặt khác kinh phí hàng năm bố trí hạn chế nên các mục tiêu về số lượng đặt ra đạt thấp (khoảng 75%).... Hòa Bình là tỉnh miền núi phía Bắc, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 70 km, diện tích tự nhiên 4.608 km2; dân số (tính đến 01/7/2018) là 846.119 người; gồm 1 thành phố; 9 huyện; 191 xã; 8 phường và 11 thị trấn; công tác đầu tư cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ; trình độ dân trí thấp, không đồng đều giữa các vùng, thu nhập của người dân chủ yếu là phát triển trồng trọt, chăn nuôi chính vì vậy dẫn đến đời sống của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình còn gặp nhiều khó khăn. Nguồn lao động của tỉnh khá lớn, song do phần lớn lao động chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, chưa qua đào tạo, hoạt động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp dựa vào kinh nghiệm, sức khỏe, tổ chức lao động đơn giản, vì vậy, hiệu suất lao động thấp, khó khăn trong việc tiếp thu khoa học, công nghệ vào sản xuất. Lao động nông nghiệp chịu sự tác động bởi các điều kiện tự nhiên như: Khí hậu, đất đai,... Do đó, quá trình sản xuất mang tính thời vụ cao, thu hút lao động không đồng đều, dẫn đến việc sử dụng lao động ở các vùng nông thôn còn khó khăn. Một bộ phận người lao động trình độ hạn chế, nhận thức về giải quyết việc làm, học nghề chưa cao, chưa quan tâm đến lợi ích lâu dài (Nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao), khó khăn trong tìm việc làm tại các doanh nghiệp hoặc tự tạo việc làm cho thu nhập cao. Các chính sách ưu đãi đối với lao động nữ để đẩy mạnh đào tào nghề và giải quyết việc làm chưa thực sự hấp dẫn, nhất là lao động nữ ở nông thôn, lao động nữ ở những khu vực còn lạc hậu, chịu ảnh hưởng nhiều bởi các quan niệm và định kiến truyền thống. Trước thực trạng đó, đòi hỏi phải tìm ra cách thức, giải pháp hoàn thiện nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho lao động nữ ở nông thôn nói chung là lao động nữ ở nông thôn nói riêng; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Do đó tôi lựa chọn đề tài “Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956/QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình” làm đề tài luận văn cao học, áp dụng lý thuyết vào giải quyết một vấn đề thực tiễn tại địa phương. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến công tác đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn, một số luận văn nghiên cứu về chủ đề này có thể kể đến như: Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Hoài (2011), trường Đại học Đà Nẵng về “Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”. Luận văn chủ yếu đánh giá những mặt thành công và mặt hạn chế về thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn của Đà Nẵng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác này. Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Văn Hải (2012), trường Đại học Kinh tế quốc dân về “Tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nôn thôn tỉnh Lai Châu”. Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình tổ chức thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn. Luận văn thạc sỹ của Phạm Thị Thu Hà (2013), trường Đại học kinh tế quốc dân “ Hoàn thiện công tác đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn tại tỉnh Ninh Bình” Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý thuyết về đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn, các hình thức đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn, phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn. Qua đó Luận văn phân tích công tác đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2012, luận văn đã đánh giá được những ưu, nhược điểm trong công tác đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn tỉnh Ninh Bình. Luận văn đã đưa ra được những giải pháp cho công tác đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn tỉnh Ninh Bình: (1) Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn. (2) Phát triển mạng lưới đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn; (3) Nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đào tạo nghề; (4) Phân luồng lao động có nhu cầu học nghề, mở rộng hình thức và ngành nghề đào tạo, đổi mới nội dung đào tạo phù hợp với tình hình phát triển hiện nay của địa phương; (5) Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động; (6) Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong tuyên truyền tư vấn học nghề. Luận văn thạc sỹ của Lại Thị Đông Hà (2016) của Đại học Quốc gia về “Quản lý đào taọ nghề cho lao động nữ ở nông thôn bị thu hồi đất nông nghiêp̣ taị huyện Chương Mỹ, Hà Nội”. Luận văn nghiên cứu các chiến lược, chính sách, tổ chức thực hiện và thanh kiểm soát đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn nông thôn nông nghiệp của chính quyền tỉnh trên địa bàn Chương Mỹ, Hà Nội. Luận văn thạc sỹ Học viện quốc gia Hồ Chí Minh của Nguyễn Mạnh Hùng (2016) với đề tài “Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn ở tỉnh Yên Bái”. Luận văn đã trình bày được khái niệm, đặc điểm và vai trò, nội dụng và các yếu tố ảnh hưởng của quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn. Luận văn đã phân tích được thực trạng quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2015, đánh giá được những thành công và hạn chế trong công tác này. Trên cơ sở đó luận văn đã đưa ra được một số giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn ở tỉnh Yên Bái đến năm 2020, cụ thể như: (1) Hoàn thiện cơ chế chính sách đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; (2) Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn; (3) Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề và cán bộ quản lý của cơ sở đào tạo nghề; (4) Đa dạng hóa nguồn lực cho đào tạo nghề; (5) Tuyên truyền giáo dục về đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn. Tuy nhiên một số giải pháp mà tác giả đưa ra tỉnh Yên Bái không có đủ thẩm quyền để thực hiện. Luận văn của Vũ Xuân Linh (2017), trường Kinh tế quốc dân về “Quản lý đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất phục vụ Dự án thủy điện Sơn La của chính quyền thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên”. Luận văn nghiên cứu quá trình Quản lý đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất phục vụ Dự án thủy điện Sơn La của chính quyền thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên cũng như đưa ra một số giải pháp: (1). Định hướng hoàn thiện quản lý đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất phục vụ dự án thủy điện Sơn La của chính quyền thị xã Mường Lay. (2). Một số giải pháp hoàn thiện quản lý đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất phục vụ dự án thủy điện Sơn La của chính quyền thị xã Mường Lay đến năm 2020. Cho đến thời điểm này, theo phạm vi hiểu biết của học viên chưa có công trình nào nghiên cứu về: “Quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956 của ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình”. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Xác định khung nghiên cứu về quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn của ủy ban nhân dân tỉnh. - Phân tích thực trạng quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956 của Uỷ ban nhân tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2019, từ đó chỉ ra được những điểm mạnh, những điểm yếu và nguyên nhân. - Đề xuất được một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956/QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956 của UBND tỉnh Hòa Bình. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn của UBND tỉnh Hòa Bình theo quy trình quản lý từ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm soát đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn. + Về không gian nghiên cứu: Tại tỉnh Hòa Bình. + Về thời gian: Dữ liệu được thu thập giai đoạn 2016-2019, các giải pháp được đề xuất đến hết năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Khung nghiên cứu 5.2. Quá trình nghiên cứu Bước 1: Tìm hiểu các công trình nghiên cứu về đào tạo nghề, đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn, quản lý đào tạo nghề để xây dựng khung nghiên cứu về quản lý của ủy ban nhân dân tỉnh đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn theo đề án 1956/QĐ-TTg. Luận văn sử dụng phương pháp phân tích hệ thống và tổng hợp. Bước 2: Thu thập dữ liệu về kết quả đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn nói chung và lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956/QĐ-TTg của UBND tỉnh Hòa Bình. Thu thập dữ liệu liên quan đến quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn của UBND tỉnh Hòa Bình. Các số liệu, dữ liệu được thu thập từ các báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình, các báo cáo có liên quan của UBND tỉnh Hòa Bình. Bước 3: Phân tích dữ liệu bằng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp để phân tích thực trạng quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn của UBND tỉnh Hòa Bình nói chung và lao động nữ ở nông thôn nói riêng, từ đó chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân điểm yếu trong quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956/QĐ-TTg của UBND tỉnh Hòa Bình . Bước 4: Từ các điểm yếu, luận văn đề xuất một số những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn của UBND tỉnh Hòa Bình theo Đề án 1956/QĐ-TTg cho giai đoạn đến hết năm 2025. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 03 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn của ủy ban nhân dân tỉnh. Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956 của ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2019. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn theo Đề án 1956 của ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  ĐẶNG THẾ HIỆP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NỮ Ở NÔNG THÔN THEO ĐỀ ÁN 1956/QĐ-TTG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HỊA BÌNH Chun ngành: Quản lý kinh tế sách Mã ngành: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN BÌNH MINH Hà Nội - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi đọc hiểu hành vi vi phạm trung thực học thuật Tôi cam kết danh dự cá nhân nghiên cứu tự thực không vi phạm yêu cầu trung thực học thuật Học viên ĐẶNG THẾ HIỆP LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên TS Nguyễn Bình Minh tận tình hướng dẫn, bảo thời gian em hoàn thành luận văn; Cảm ơn ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho em nghiên cứu tài liệu, góp phần thành công luận văn Em xin cảm ơn gia đình bạn bè ln nguồn động viên, giúp đỡ thời gian em nghiên cứu, hoàn thành luận văn.! Học viên ĐẶNG THẾ HIỆP MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC BẢNG, HÌNH DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ i PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NỮ Ở NÔNG THÔN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH 1.1 Đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn 1.1.1 Khái niệm lao động nữ nông thôn 1.1.2 Khái niệm đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn 1.1.3 Đặc điểm đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn 10 1.2 Quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn ủy ban nhân dân tỉnh11 1.2.1 Khái niệm quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn ủy ban nhân dân tỉnh 11 1.2.2 Mục tiêu quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn ủy ban nhân dân tỉnh 12 1.2.3 Bộ máy quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn ủy ban nhân dân tỉnh 12 1.2.4 Nội dung quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn ủy ban nhân dân tỉnh 14 1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn ủy ban nhân dân tỉnh 17 1.3.1 Nhân tố thuộc ủy ban nhân dân tỉnh 17 1.3.2 Nhân tố thuộc lao động nữ nông thôn 18 1.3.3 Nhân tố khác thuộc mơi trường bên ngồi ủy ban nhân dân tỉnh 19 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NỮ Ở NÔNG THÔN THEO ĐỀ ÁN 1956 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HỊA BÌNH 21 2.1 Khái quát tỉnh Hòa Bình thực trạng lao động nữ nơng thơn địa bàn tỉnh Hịa Bình .21 2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Hịa Bình .21 2.1.2 Thực trạng lao động nữ nơng thơn địa bàn tỉnh Hịa Bình 23 2.1.3 Khái quát Đề án 1956/QĐ-TTg triển khai địa bàn tỉnh Hịa Bình .25 2.2 Thực trạng quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn theo Đề án 1956 ủy ban nhân dân tỉnh Hịa Bình 26 2.2.1 Thực trạng máy quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn theo Đề án 1956 ủy ban nhân dân tỉnh Hịa Bình 26 2.2.2 Thực trạng lập kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn 30 2.2.3 Thực trạng tổ chức thực kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn 32 2.2.4 Thực trạng kiểm soát đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn 40 2.3 Đánh giá quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn theo Đề án 1956 ủy ban nhân dân tỉnh Hịa Bình 42 2.3.1 Đánh giá thực mục tiêu quản lý 42 2.3.2 Điểm mạnh 43 2.3.3 Điểm yếu .45 2.3.4 Nguyên nhân điểm yếu 48 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NỮ Ở NÔNG THÔN THEO ĐỀ ÁN 1956 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HỊA BÌNH 51 3.1 Định hướng hoàn thiện quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn theo Đề án 1956 ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình .51 3.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hịa Bình đến năm 2025 51 3.1.2 Mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn theo Đề án 1956 ủy ban nhân dân tỉnh Hịa Bình đến năm 2025 52 3.1.3 Phương hướng hoàn thiện quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn theo Đề án 1956 UBND tỉnh Hịa Bình đến năm 2025 .52 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn theo Đề án 1956 ủy ban nhân dân tỉnh Hịa Bình 53 3.2.1 Hồn thiện máy quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ nơng thơn 53 3.2.2 Hồn thiện lập kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn .55 3.2.3 Hoàn thiện tổ chức thực kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn 57 3.2.4 Hồn thiện kiểm sốt đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn 61 3.2.5 Giải pháp khác 63 3.3 Một số kiến nghị 64 3.3.1 Đối với Hội đồng nhân dân tỉnh Hịa Bình 64 3.3.2 Đối với bộ, ngành Trung ương 65 KẾT LUẬN 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu CNH – HĐH CSDN CSHT CSSX CSVC ĐBKK DN ĐTN DTTS GD – ĐT GV KHKT KT – XH LĐ LHPH LLLĐ MTQG NHCSXH NN NNL NT QLNN SXKD TB&XH TTCN TTDN TTGTVL UBND XĐGN XHCN Ý nghĩa Cơng nghiệp hóa - đại hóa Cơ sở dạy nghề Cơ sở hạ tầng Cơ sở sản xuất Cơ sở vật chất Đặc biệt khó khăn Doanh nghiệp Đào tạo nghề Dân tộc thiểu số Giáo dục - đào tạo Giáo viên Khoa học kỹ thuật Kinh tế - xã hội Lao động Liên hiệp phụ nữ Lực lượng lao động Mục tiêu quốc gia Ngân hàng sách xã hội Nông nghiệp Nguồn nhân lực Nông thôn Quản lý nhà nước Sản xuất kinh doanh Thương binh Xã hội Tiểu thủ công nghiệp Trung tâm dạy nghề Trung tâm giới thiệu việc làm Ủy ban nhân dân Xóa đói giảm nghèo Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC BẢNG, HÌNH Bảng 2.1 Một số tiêu lao động tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2016-2018 .23 Bảng 2.2: Cơ cấu lao động tỉnh Hịa Bình phân theo giới tính giai đoạn 2016-2018 23 Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo khu vực nhóm tuổi 24 Bảng 2.4: Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn theo Đề án 1956 UBND tỉnh Hịa Bình theo thời gian trình độ đào tạo giai đoạn 2016-2019 30 Bảng 2.5: Kết đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn theo Đề án 1956 UBND tỉnh Hịa Bình phân theo thời gian trình độ đào tạo giai đoạn 2016-2019 31 Bảng 2.6: Kế hoạch kinh phí đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn theo Đề án 1956 theo nguồn kinh phí .32 Bảng 2.7 Kết đào tạo, bồi dưỡng cho cán thực Đề án 1956 UBND tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2016-2019 .33 Bảng 2.8: Kết đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn theo Đề án 1956 UBND tỉnh Hịa Bình phân theo thời gian đối tượng đào tạo giai đoạn 2016-2019 36 Bảng 2.9 Tổng hợp kinh phí thực kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn theo Đề án 1956 UBND tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2016- 2019 38 Bảng 2.10 Bảng đánh giá việc thực mục tiêu so với kế hoạch UBND tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2016-2019 .42 Bảng 2.11 Hiệu sau đào tạo nghề lao động nữ nông thôn địa bàn tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2016-2019 .43 Hình 2.1: Sơ đồ Ban đạo đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn theo Đề án 1956/QĐ ủy ban nhân dân tỉnh Hịa Bình 27 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  ĐẶNG THẾ HIỆP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NỮ Ở NÔNG THÔN THEO ĐỀ ÁN 1956/QĐ-TTG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HỊA BÌNH Chun ngành: Quản lý kinh tế sách Mã ngành: 8340410 TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội - 2020 ... TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NỮ Ở NÔNG THÔN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn Khái niệm đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn Đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn việc... nghề cho lao động nữ nông thôn theo Đề án 1956 ủy ban nhân dân tỉnh Hịa Bình Thực trạng máy quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn theo Đề án 1956 ủy ban nhân dân tỉnh Hịa Bình UBND TỈNH... quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn ủy ban nhân dân tỉnh Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn theo Đề án 1956 ủy ban nhân dân tỉnh Hịa Bình

Ngày đăng: 08/04/2022, 05:42

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu về lao động tại tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2018 - Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình

Bảng 2.1..

Một số chỉ tiêu về lao động tại tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2018 Xem tại trang 15 của tài liệu.
Hình 2.1: Sơ đồ Ban chỉ đạo đào tạo nghề cho lao độngnữ ở nông thôn theo Đề án 1956/QĐ của ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình - Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình

Hình 2.1.

Sơ đồ Ban chỉ đạo đào tạo nghề cho lao độngnữ ở nông thôn theo Đề án 1956/QĐ của ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu về lao động tại tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2018 - Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình

Bảng 2.1..

Một số chỉ tiêu về lao động tại tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2018 Xem tại trang 44 của tài liệu.
Qua bảng số liệu trên có thế nhìn thấy nguồn lao động của tỉnh Hòa Bình khá dồi dào, chiếm 65,8% dân số, trong đó lao động nông thôn trung bình chiếm trên 87,77% dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh: Năm 2016, tổng số lao động trong độ tuổi có khả năng  - Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình

ua.

bảng số liệu trên có thế nhìn thấy nguồn lao động của tỉnh Hòa Bình khá dồi dào, chiếm 65,8% dân số, trong đó lao động nông thôn trung bình chiếm trên 87,77% dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh: Năm 2016, tổng số lao động trong độ tuổi có khả năng Xem tại trang 44 của tài liệu.
Qua bảng số liệu ta thấy, nguồn lao độngnữ trong độ tuổi lao động trên địa bàn tỉnh khá dồi dào, xấp xỉ bằng tỉ lệ lao động là nam giới - Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình

ua.

bảng số liệu ta thấy, nguồn lao độngnữ trong độ tuổi lao động trên địa bàn tỉnh khá dồi dào, xấp xỉ bằng tỉ lệ lao động là nam giới Xem tại trang 45 của tài liệu.
Hình 2.1: Sơ đồ Ban chỉ đạo đào tạo nghề cho lao độngnữ ở nông thôn theo Đề án 1956/QĐ của ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình - Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình

Hình 2.1.

Sơ đồ Ban chỉ đạo đào tạo nghề cho lao độngnữ ở nông thôn theo Đề án 1956/QĐ của ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 2.5: Kết quả đào tạo nghề cho lao độngnữ ở nông thôn theo Đề án 1956 của UBND tỉnh Hòa Bình phân theo thời gian và trình độ đào tạo - Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình

Bảng 2.5.

Kết quả đào tạo nghề cho lao độngnữ ở nông thôn theo Đề án 1956 của UBND tỉnh Hòa Bình phân theo thời gian và trình độ đào tạo Xem tại trang 52 của tài liệu.
Bảng 2.8: Kết quả đào tạo nghề cho lao độngnữ ở nông thôn theo Đề án 1956 của UBND tỉnh Hòa Bình phân theo thời gian và đối tượng đào tạo - Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình

Bảng 2.8.

Kết quả đào tạo nghề cho lao độngnữ ở nông thôn theo Đề án 1956 của UBND tỉnh Hòa Bình phân theo thời gian và đối tượng đào tạo Xem tại trang 57 của tài liệu.
Bảng 2.9. Tổng hợp kinh phí thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho lao độngnữ ở nông thôn theo Đề án 1956 của UBND tỉnh Hòa Bình - Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình

Bảng 2.9..

Tổng hợp kinh phí thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho lao độngnữ ở nông thôn theo Đề án 1956 của UBND tỉnh Hòa Bình Xem tại trang 59 của tài liệu.
1.2 Phân theo loại hình đào tạo - Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình

1.2.

Phân theo loại hình đào tạo Xem tại trang 63 của tài liệu.
Bảng 2.11. Hiệu quả sau đào tạo nghề của lao độngnữ ở nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2019 - Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo nghề cho Lao động nữ ở nông thôn theo Đề án 1956.QĐ-TTg của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình

Bảng 2.11..

Hiệu quả sau đào tạo nghề của lao độngnữ ở nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2019 Xem tại trang 64 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

  • Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN BÌNH MINH

  • Hà Nội - 2020

  • ĐẶNG THẾ HIỆP

  • TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

  • Hà Nội - 2020

    • TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

    • Đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn

    • Khái niệm đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn

    • Quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn của ủy ban nhân dân tỉnh

    • Khái niệm quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn của ủy ban nhân dân tỉnh

    • Mục tiêu quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn của ủy ban nhân dân tỉnh

    • Nội dung quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn của ủy ban nhân dân tỉnh

    • Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo nghề cho lao động nữ ở nông thôn của ủy ban nhân dân tỉnh

      • Nhân tố thuộc về ủy ban nhân dân tỉnh

      • Nhân tố thuộc về lao động nữ ở nông thôn

      • Nhân tố khác thuộc về môi trường bên ngoài ủy ban nhân dân tỉnh

      • Khái quát về tỉnh Hòa Bình và thực trạng lao động nữ ở nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

        • Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình

        • Thực trạng lao động nữ ở nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

          • Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu về lao động tại tỉnh Hòa Bình

          • giai đoạn 2016-2018

          • ĐVT: Người

          • Khái quát về Đề án 1956/QĐ-TTg triển khai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan