1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Qua thực tế tỉnh Điện Biên)

99 616 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 806,1 KB

Nội dung

Phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Qua thực tế tỉnh Điện Biên). Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở việt nam...

1 Luận văn Phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Qua thực tế tỉnh Điện Biên) 2 Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xã hội văn minh hiên đại, con người được khẳng định là “nguồn lực của mọi nguồn lực” là tài nguyên to lớn của mỗi quốc gia. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có chương trình mang tính chất chiến lược về đầu tư và phát triển nguồn lực con người của riêng mình, hướng theo một nguyên tắc chung là: Đặt con người vào trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự thành bại của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mỗi nước đang tuỳ thuộc vào những bí quyết về đào tạo, sử dụng và phát huy nguồn lực con người. Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều chính sách phát triển nguồn lực con người. Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: "đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lựcnhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá". Vì vậy, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và phát huy nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001- 2020 của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương trong cả nước. Do đặc điểm cấu trúc địa hình nước ta, dân tộc thiểu số sống rải rác khắp các tỉnh trong cả nước, đặc biệt là miền núi có tầm quan trọng chiến lược trên nhiều phương diện. Đảng và Nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến việc sử dụng và đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số và xem đây là lực lượng chủ yếu tại địa phương để thúc đẩy sự phát triển toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của miền núi nói riêng và cả nước nói chung. Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị (khoá VI) đã vạch rõ những chủ trương, chính sách lớn nhằm phát triển kinh tế xã hội miền núi. Đó là phương 3 hướng quan trọng mang tinh thần đổi mới đối với vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Sau hơn 10 năm đổi mới, miền núi đã đạt được kết quả đáng mừng: nhiều mô hình mới phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo xuất hiện, việc chỉnh đốn tổ chức Đảng, chính quyền và kiện toàn đội ngũ cán bộ, tích cực đưa đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn ngày càng được tăng cường. Những kết quả trên có được là nhờ sự đóng góp công sức của lực lượng lao động các dân tộc thiểu số, trong đó có lực lượng lao động có trí tuệ của tất cả các dân tộc thiểu số. Điện Biên là một tỉnh đông dân, với 3,5 triệu người, nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng nguồn nhân lực còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu mà công cuộc đổi mới trên địa bàn đòi hỏi. Miền núi Điện Biên chiếm 2/3 diện tích tự nhiên của toàn tỉnh với số dân gần 1 triệu người, gồm có 26 dân tộc anh em cùng chung sống, là vùng rừng núi rộng lớn tiềm năng đất đai, tài nguyên và lao động phong phú, nhưng trong thực tế vẫn chưa khai thác đầy đủ về nguồn nhân lực hiện có. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên trong công cuộc đổi mới hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề con người là một trong những vấn đề trung tâm của triết học và các học thuyết chính trị xã hội. Từ xưa đến nay mỗi trường phái triết học cũng như mỗi học thuyết chính trị xã hội nghiên cứu con người với góc độ khác nhau,trong đó tập trung chủ yếu bàn về mối quan hệ giữa con ngưới với giới tự nhiên, giữa con người với con người và với xã hội loài người. Việt Nam vấn đề con người được nhiều nhà khoa học và lý luận nghiên cứu, đặc biệt 4 trong những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu con người Việt Nam nói chung và dân tộc thiểu số nói riêng tạo nguồn lực tổng hợp đưa đất nước phát triển. Đó là: - Nguyễn Thế Nghĩa với “Nguồn nhân lực, động lực của CNH - HĐH đất nước”, Tạp chí Triết học, số 1 - 1996. - Nghiên cứu văn hoá, con người, nguồn nhân lực đầu thế kỷ XXI (2003) tư liệu hội thảo Quốc tế của đề tài nghiên cứu khoa học KX - 05 tổ chức tại Hà Nội. - Phát triển nguồn nhân lực, kinh nghiệm thế giới và kinh nghiệm nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996. - Phan Thanh Phố - An Như Hải với “Phát triển nguồn nhân lực để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Tạp chí Kinh tếphát triển, số 3/1995. - “Phát huy vai trò nhân tố con ngời trong sự nghiệp đổi mới hiện nay” của Đinh Lục, Luận văn thạc sĩ Triết học, 1993. - Đổi mới tư duy trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vấn đề dân tộc nước ta để thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng trong giai đoạn mới của Hoàng Thương Minh, Tạp chí Dân tộc học, số 1+2 - 1988. - Một số suy nghĩ trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Việt Nam Trần Đình Huỳnh, Tạp chí Dân tộc học, số 3 - 1988. - Một số vấn đề về cán bộ dân tộc học thiểu số của Vũ Phòng, Tạp chí Cộng sản, số 5 - 1993. - Nguyễn Quốc Phẩm, Hệ thống chính phủ cấp cơ sởdân chủ hoá đời sống XH nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000. 5 - Hà Quế Lâm, Xoá đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay - Thực trạng và giải pháp, sách tham khảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. - Nguyễn Xuân Thắng, Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ 1992 - 2000, Luận án tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002. - Trịnh Quang Cảnh, Trí thức người dân tộc thiểu số Việt Nam trong công cuộc đổi mới (chủ yếu vùng dân tộc thiểu số phía Bắc). - Xây dựng đội ngũ cán bộ thiểu số nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH: Luận cứ và giải pháp, Tạp chí Lý luận chính trị, 2005. - Lê Hữu Nghĩa. Một số vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện các dân tộc Tây nguyên. - Về một số chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội miền núi, Bộ Chính trị, Nghị quyết 22/NQ/TW ngày 27/11/1989. - Phạm Như Cương, Đi đến một nhận thức về vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc, Tạp chí Dân tộc học, số 11-1989, tr.3. - Trần Quang Nhiếp, Đổi mới trong việc thực hiện chính sách dân tộc hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 4-1988, tr.12. - Tạ Nghiêm, Cần có một chính sách dân tộc toàn diện và hoàn chỉnh, một cơ cấu giải quyết vấn đề dân tộc thích ứng với tình hình mới, Tạp chí Dân tộc học, số 3-1990, tr.13. - Nông Đức Mạnh (1992), Mấy vấn đề bức thiết đối với các vùng dân tộc thiểu số hiện nay, Tạp chí Cộng sản, số 8-1992, tr.1. - Hà Quế Lâm, Làm tốt công tác đào tạo các hộ dân tộc thiểu số và cán bộ miền núi, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 7-1990, tr.23. Rõ ràng, đề tài đã được nghiên cứu những mức độ khác nhau trên nhiều bình diện cả về lý luận cũng như về thực tiễn. Tuy nhiên, đây là mảng đề tài cũ luôn hàm chứa những vấn đề mới, nhất là trong tình hình công cuộc 6 đổi mới hiện nay. Hơn nữa, như nhiều tác giả khẳng định, đây là mảng đề tài khó, phức tạp, những vấn đề họ đặt ra cũng như chưa có điều kiện đặt ra đầy đủ luôn cần có sự đầu tư nghiên cứu thêm để có những kiến giải sâu sắc, khoa học hơn. Vì vậy, luận văn " Phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Qua thực tế tỉnh Điện Biên)" hy vọng sẽ đóng góp phần nhỏ và tình hình chung đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích: Trên cơ sở phân tích tình hình sử dụng và phát huy nguồn lực con người các dân tộc thiểu số nước ta, luận văn đề xuất một số giải pháp phát huy nguồn lực con người các dân tộc thiểu số Điện Biên trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ: - Phân tích nguồn lực con người các dân tộc thiểu số nước ta hiện nay. - Nghiên cứu đánh giá thực trạng sử dụng và phát huy nguồn lực con người các dân tộc thiểu số nước ta, từ đó đề ra một số phương hướng và giải pháp nhằm phát huy nguồn lực con người các dân tộc thiểu số Điện Biên sự nghiệp đổi mới hiện nay. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận văn - Vấn đề phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số của nước ta nói chung đặc biệt là tỉnh Điện Biên. - Phạm vi địa bàn khảo sát là tỉnh Điện Biên. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Luận văn vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng, Nhà nước về nguồn lực con người, về chính sách dân tộc, nâng cao nguồn lực dân tộc thiểu số trong việc phát triển đất nước. - Luận văn vận dụng, kế thừa công trình các tác giả đi trước về vấn đề này. 7 - Luận văn sử dụng phương pháp: lịch sử và logic, trừu tượng và cụ thể, phân tích và tổng hợp, điều tra, thống kê, xã hội học… - Luận văn sử dụng những tài liệu của các cấp chính quyền, các ngành tỉnh Điện Biên. 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn Luận văn góp phần đánh giá thực trạng việc sử dụng, phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số Điện Biên. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu để từng bước phát huy nguồn lực con người các dân tộc thiểu số trên địa bàn này nhằm đáp ứng yêu cầu trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. 7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Những kết luận được rút ra và những giải pháp được trình bày trong luận văn nhằm phát huy nguồn lực con người các dân tộc thiểu sổ Việt nam hiện nay. - Là tài liệu tham khảo vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cho việc xây dựng, hoạch định chính sách của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng. 8. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết. 8 Chương 1 vấn đề phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số Việt Nam 1.1. Quan điểm mác xít về phát huy nguồn nhân lực 1.1.1. Con người và nguồn nhân lực - Vấn đề con người: Vấn đề con người, nguồn nhân lựcphát triển nguồn nhân lực là một trong những mục tiêu quan trọng của mỗi quốc gia và toàn th giới. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong nhiều thế kỷ, người ta đã bị ám ảnh bởi cảnh nghèo đói đe doạ và mong muốn thoát khỏi nguy cơ này, vươn tới cuộc sống no đủ, hạnh phúc hơn. Đó là nguyện vọng chính đáng. Từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây, sự phát triển con người và nguồn nhân lực được liên hợp quốc thừa nhận là vấn đề trung tâm và là thước đo để đánh giá, xếp loại mức độ phát triển của mỗi quốc gia. Hơn 100 năm trước, khi coi tiến trình phát triển lịch sử của xã hội loài người là sự phát triển nối tiếp nhau của các hình thái kinh tế xã hội, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã cho rằng, xu hướng chung của tiến trình phát triển lịch sử được quy định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, bao gồm con người và những công cụ lao động do con người tạo ra. Sự phát triển lực lượng sản xuất tự nó nói lên trình độ phát triển của xã hội qua việc con người chiếm lĩnh, sử dụng ngày càng nhiều nguồn lực tự nhiên với tư cách là cơ sở vật chất cho hoạt động sống của chính con người và quyết định quan hệ giữa người với người trong sản xuất vật chất. Sản xuất vật chất ngày càng phát triển, tính chất xã hội của sản xuất ngày càng gia tăng, việc tiến hành sản xuất tập thể bằng lực lượng của toàn xã hội và sự phát triển mới của nền sản xuất do việc đó mang lại, sẽ cần đến con người hoàn toàn mới, những 9 con người có năng lực phát triển toàn diện, đủ sức tinh thông toàn bộ hệ thống sản xuất. Đến lượt mình nền sản xuất đó "sẽ tạo nên những con người mới", sẽ làm cho những thành viên trong cả cộng đồng xã hội "có năng lực phát triển toàn diện". Điều đó cho thấy, trong quan niệm của các nhà máy sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin, phát triển sản xuất vì tiến bộ xã hội, vì cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn cho mọi thành viên trong cộng đồng, vì phát triển con người biết sử dụng ngày càng có hiệu quả tiềm năng sáng tạo của chính mình để "sản xuất ra những con người phát triển toàn diện". Hơn nữa, C. Mác còn coi sự kết hợp chặt chẽ giữa phát triển sản xuất và phát triển con người là "một trong những biện pháp mạnh nhất để cải biến xã hội. Trong học thuyết duy vật lịch sử của mình, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin coi con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, là yếu tố hàng đầu trong lực lượng sản xuất,mà hơn thế nữa, con người còn là chủ thể của lịch sử. Con người vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm mục tiêu, vừa là trung tâm của mọi biến đổi lịch sử. Thông qua hoạt động sản xuất vật chất, con người sáng tạo ra lịch sử của chính mình, lịch sử của xã hội loài người. Cũng trong quá trình hoạt động sản xuất vật chất, con người tự hoàn thiện chính bản thân mình. Theo C.Mác, Ph.Ăngghen, các lĩnh vực hoạt động cơ bản đó là cơ sở để phát triển con người. Do vậy, "tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại là sự tồn tại của những cá nhân con người sống", đó là những con người hiện thực, "bằng xương bằng thịt" [25, tr.29] với hoạt động sản xuất vật chất của họ và trong những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ. Từ quan niệm đó, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: Sự phát triển lực lượng sản xuất, trước hết phải có nghĩa là "phát triển sự phong phú của bản chất con người, coi như là một mục đích tự thân". Theo đó, ý nghĩa lịch sử, mục đích cao cả của sự phát triển và tiến bộ xã hội là sự phát 10 triển con người, nâng cao năng lực và phẩm giá con người, để con người được sống với cuộc sống đích thực là người. Con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, là yếu tố hàng đầu, đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà nó còn là chủ thể của quá trình lịch sử, của sự tiến bộ xã hội. Bằng hoạt động lao động sản xuất, con người đã cải tạo tự nhiên để thoả mãn những nhu cầu của mình, đồng thời cải tạo chính bản thân mình. Ph. Ăngghen đã viết "lao động là nguồn gốc của mọi của cải, là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con người" [26, tr.641]. Sống trong tự nhiên, con người không chỉ dựa vào tự nhiên, mà trong quá trình tác động vào tự nhiên, con người còn cải biến tự nhiên ấy và trên cơ sở đó, sáng tạo ra những điều kiện đảm bảo cho sự sinh tồn của bản thân mình, sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân mình. Con người chinh phục, cải biến tự nhiên không phải chỉ với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, mà còn với tư cách là những thành viên trong một cộng đồng xã hội. Sống trong một cộng đồng xã hội, con người tất yếu có quan hệ với nhau, trao đổi hoạt động với nhau, nhất là trong hoạt động lao động sản xuất. Con người không thể tách rời tự nhiên. Nó chỉ có thể tồn tại và phát triển dựa vào tự nhiên và trên cơ sở làm biến đổi tự nhiên. Không có tự nhiên và xã hội thì con người không thể tiến hành sản xuất được. Song, đến lượt mình, sản xuất xã hội lại trở thành điều kiện tiên quyết để con người cải biến tự nhiên, biến đổi xã hội, trở thành nhân tố quyết định trực tiếp sự tồn tại và phát triển của con người, của cả xã hội loài người. Trình độ sản xuất của con người càng cao thì con người càng có điều kiện để thoả mãn những nhu cầu vật chất của mình và do vậy, cũng làm phong phú thêm đời sống xã hội, đời sống tinh thần của con người. Qua [...]... trọng 35 Chương 2 Thực trạng việc phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Qua thực tế Điện Biên) 2.1 nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số Điện Biên 2.1.1 Những yếu tố lịch sử, văn hoá ảnh hưởng đến nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số Điện Biên Việt Nam nằm trên ngã ba đường giao lưu tộc người và kinh tế văn hoá thời cổ đại Do vị trí đặc biệt đó, từ xa... lượng nguồn nhân lực vượt trước trình độ phát triển của cơ sở vật chất trong nước để sẵn sàng đón nhận tiến bộ kỹ thuật - công nghệ, hoà nhập với nhịp độ phát triển của nhân loại 1.2 tầm quan trọng của việc phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay 1.2.1 Một vài nét về nguồn nhân lực các dân tộc Việt Nam Cả nước ta hiện có 54 dân tộc Trong số 54 dân tộc, ... bào các dân tộc thiểu số và toàn xã hội trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay Nhận thức rõ vai trò của nguồn nhân lực dân tộc thiểu số, Đảng và Nhà nước ta luôn kịp thời đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc Đảng ta chỉ rõ "vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam; cần ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các. .. dân cư còn chuyển đến nước ta sau năm 1945 Đây là những đợt di cư lẻ tẻ, bao gồm một số dân tộc đồng tộc 21 Trọng cộng đồng dân tộc Việt Nam, dân số giữa các dân tộc rất không đều nhau, có dân tộc số lượng dân trên một triệu người như Tày, Thái nhưng cũng có dân tộc chỉ vài trăm người như Pu Péo, Ró-măm, Brâu Trong đó dân tộc Kinh là dân tộc đa số Tuy số dânsự chênh lệch đáng kể, nhưng các dân. .. mới việc phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện nay Thực tiễn đã chứng minh sự đúng đắn và nhất quán của những đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộcthực hiện chính sách dân tộc Nhờ đó mà chúng ta luôn có được khối đại đoàn kết dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc, động lực và sức mạnh to lớn của khối đoàn kết dân tộc đã làm... chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với nguồn lực con người một cách có hiệu quả Vì thế, trong sự nghiệp đổi mới hiện nay nước ta, việc phát huy mọi nguồn lực dân tộc thiểu số phải thông qua bồi dưỡng, khai thác, sử dụng hợp lệ để tạo thành nguồn lực tổng hợp của cả dân tộc Tây Bắc Điện Biên có tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế - xã hội, là môi trường, môi sinh, mái nhà che chở cho toàn tỉnh; ... thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN của chúng ta Đặc biệt, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội, chính trị, văn hoá, giáo dục các vùng dân tộc thiểu số và miền núi Về kinh tế - xã hội: Cơ cấu kinh tế các vùng dân tộc thiểu số và miền núi đang từng bước chuyển dịch sang cơ... năng lực của con người Việt Nam với trí tuệ và truyền thống của dân tộc mình là trung tâm, là nguồn gốc chính quyết định sự phát triển của đất nước Thực tế đã cho thấy nguồn nhân lựcnguồn lực của mọi nguồn lực. So với các nguồn lực khác, nguồn nhân lực nổi trội hàng đầu là nguồn lực trí tuệ, nguồn chất xám có ưu thế nổi bật nếu biết khai thác, sử dụng hợp lý, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu... xen kẽ của các dân tộc thiểu số chủ yếu dẫn tới sự giao lưu kinh tế - văn hoá giữa các dân tộc cùng sống trên địa bàn, từ đó càng ngày càng có điều kiện đoàn kết hoà hợp giữa các anh em Dân tộc thiểu số nước ta chủ yếu cư trú trên các vùng rừng núi, có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, môi trường sinh thái 26 bởi phần lớn các dân tộc thiểu số nước ta cư trú miền núi... biết tiếng các dân tộc có quan hệ hàng ngày, và dù sống xen kẽ với nhau, giao lưu văn hoá với nhau, nhưng các dân tộc vẫn lưu giữ được bản sắc văn hoá riêng của dân tộc mình đây cái đa dạng của văn hoá dân tộc được thống nhất trong quy luật chung - quy luật phát triển đi lên của đất nước Danh mục thành phần các dân tộc Việt Nam (Kèm theo dân số các dân tộc) Số TT 1 2 3 4 Tên tự gọi Dân tộc Ba Na Bố . Luận văn Phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Qua thực tế tỉnh Điện Biên) 2 Mở đầu 1 các dân tộc thiểu số ở Điện Biên trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ: - Phân tích nguồn lực con người các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện

Ngày đăng: 14/02/2014, 14:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ph.Ăngghen (1991), Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện chứng của tự nhiên
Tác giả: Ph.Ăngghen
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
2. Nguyễn Quốc Bang (2002), Phát huy vai trò người có uy tín trong vận động quần chúng góp phần bảo vệ an ninh trật tự ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai (2003-2010), Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy vai trò người có uy tín trong vận động quần chúng góp phần bảo vệ an ninh trật tự ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai (2003-2010)
Tác giả: Nguyễn Quốc Bang
Năm: 2002
3. Trịnh Quang Cảnh (2002), Trí thức người dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới (chủ yếu ở vùng dân tộc thiểu số phía Bắc), Luận án tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trí thức người dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới (chủ yếu ở vùng dân tộc thiểu số phía Bắc)
Tác giả: Trịnh Quang Cảnh
Năm: 2002
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khoá VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khoá VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1993
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
9. Lê Duy Đại (2001), "Đội ngũ cán bộ các dân tộc thiểu số và một số vấn đề đặt ra", Tạp chí Dân tộc học, (3), tr.33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đội ngũ cán bộ các dân tộc thiểu số và một số vấn đề đặt ra
Tác giả: Lê Duy Đại
Năm: 2001
10. Bùi Minh Đạo, "Trồng trọt truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên", Tạp chí Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trồng trọt truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên
11. Lê Điền (1992), "Những vấn đề kinh tế - xã hội ở miền núi", Tạp chí Cộng sản, (1), tr.51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề kinh tế - xã hội ở miền núi
Tác giả: Lê Điền
Năm: 1992
12. Nguyễn Ngọc Định (2002), Một số thực hiện giải pháp xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số thực hiện giải pháp xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng
Tác giả: Nguyễn Ngọc Định
Năm: 2002
13. Đinh Quốc Hải (2003), "Chính sách bồi dưỡng và đào tạo cán bộ cho vùng dân tộc và miền núi", Tạp chí Lý luận chính trị, (9), tr.65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách bồi dưỡng và đào tạo cán bộ cho vùng dân tộc và miền núi
Tác giả: Đinh Quốc Hải
Năm: 2003
14. Hoàng Thị Hào (2005), Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc thiểu số của hệ thống chính trị cấp xã, thị trấn ở huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc thiểu số của hệ thống chính trị cấp xã, thị trấn ở huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Hoàng Thị Hào
Năm: 2005
15. Lê Như Hoa (2002), "Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thế kỷ XX", Tạp chí Văn hoá Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thế kỷ XX
Tác giả: Lê Như Hoa
Năm: 2002
16. Đỗ Thị Hoa (2003), Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đối với công tác an ninh Lâm Đồng hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đối với công tác an ninh Lâm Đồng hiện nay
Tác giả: Đỗ Thị Hoa
Năm: 2003
17. Lê Thị Hoà (2002), Đảng bộ tỉnh Đắc Lắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị cấp cơ sở thời kỳ đổi mới (1986-2000), Luận án tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng bộ tỉnh Đắc Lắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị cấp cơ sở thời kỳ đổi mới (1986-2000)
Tác giả: Lê Thị Hoà
Năm: 2002
18. Khoa xã hội học, Phân viện Hà Nội - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Báo cáo kết quả đề tài khảo sát đội ngũ cán bộ dân tộc tại các tỉnh Lai Châu - Hoà Bình - Lào Cai, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả đề tài khảo sát đội ngũ cán bộ dân tộc tại các tỉnh Lai Châu - Hoà Bình - Lào Cai
Tác giả: Khoa xã hội học, Phân viện Hà Nội - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Năm: 2002
19. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: V.I.Lênin
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
Năm: 1981
20. Lịch sử đảng bộ tỉnh Lai Châu (1975-2003) (2004), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử đảng bộ tỉnh Lai Châu (1975-2003)
Tác giả: Lịch sử đảng bộ tỉnh Lai Châu (1975-2003)
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
Năm: 2004
21. Đặng Ngọc Lựu (2003), Vấn đề nguồn lực con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hà Giang, Luận văn tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề nguồn lực con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hà Giang
Tác giả: Đặng Ngọc Lựu
Năm: 2003

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đây là hình thức đào tạo chủ yếu đối với nhân lực các dân tộc thiểu số Điện Biên, tuy nhiên kết quả của công tác này chưa cao - Phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Qua thực tế tỉnh Điện Biên)
y là hình thức đào tạo chủ yếu đối với nhân lực các dân tộc thiểu số Điện Biên, tuy nhiên kết quả của công tác này chưa cao (Trang 55)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w