Đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá vùng đồng

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Qua thực tế tỉnh Điện Biên) (Trang 79 - 82)

T ên đơn vị

3.2.3. Đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá vùng đồng

bào các dân tộc để khơi dậy, phát huy nguồn nhân lực dân tộc thiểu số

Hiện nay vùng đồng bào các dân tộc thiểu số chủ yếu là sản xuất hàng hoá nhỏ, trình độ sản xuất thấp kém với kỹ thuật hết sức thủ công, lạc hậu. Để phát huy tối đa mọi năng lực sản xuất, khai thác mọi tiềm năng lợi thế của đồng bào dân tộc thiểu số cần phải thực hiện một số biện pháp như:

Các ngành kinh tế - kỹ thuật cần xây dựng một số trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật phù hợp với đặc điểm của từng vùng (Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên...) đáp ứng các yêu cầu thiết thực của địa phương, gắn liền nghiên cứu với chỉ đạo đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời các cơ sở khoa học kỹ thuật của Trung ương cần tăng cường và xúc tiến nhanh các đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật phục vụ miền núi. Cần hết sức chú trọng việc đào tạo cán bộ kỹ thuật cho miền núi, gắn liền công tác đào tạo cán bộ với việc nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới.

Chú trọng việc đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ các cơ sở khai thác và chế biến các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các cơ sở công nghiệp nhẹ, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm.

Bên cạnh việc khuyến khích khai thác hàng xuất khẩu, tổ chức tốt việc chế biến bằng nhiều quy mô với kỹ thuật hiện đại để nâng cao giá trị hàng xuất khẩu. Là mở rộng các hình thức hợp tác kinh tếđối ngoại. Có chính sách ưu đãi, cởi mở nhằm thu hút đầu tư nước ngoài để mở mang kinh tế miền núi, cả về nông nghiệp, lâm nghiệp cũng như công nghiệp khai khoáng.

Việc chuyển đổi cơ chế, chính sách phù hợp đã thúc đẩy sản xuất phát triển, trong đó có sự tham gia, đóng góp quan trọng của các nhà khoa học. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ước tính 30-35% giá trị gia tăng của sản xuất lương thực thời gian qua là do ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ mới. Vì vậy, các viện nghiên cứu, các trường đại học phải huy động đông đảo lực lượng các nhà khoa học nghiên cứu giải quyết các vấn đề khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp hoá nông thôn, hướng dẫn cán bộ dân tộc thiểu số trực tiếp tham gia chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật vào nông thôn miền núi; đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ khoa học và dân tộc thiểu số có điều kiện tiếp xúc thực tế sản xuất để nâng cao năng lực chỉ đạo, phục vụ công tác xây dựng kế hoạch nghiên cứu.

Phối hợp với cán bộ của một số cơ quan khoa học như trường đại học Nông nghiệp Thái Nguyên, Viện Di truyền nông nghiệp, Viện Khoa học - kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, Đại học Nông nghiệp Huế, các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tích cực áp dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào địa bàn vùng dân tộc miền núi.

Những lĩnh vực khoa học - công nghệ cần ưu tiên tổ chức, áp dụng cho phát triển vùng dân tộc thiểu số là phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, thực hiện xoá đói giảm nghèo. Với tiềm năng đất đai, lao động phong phú khi đưa khoa học - công nghệ vào sản xuất nông, lâm nghiệp sẽ thúc đẩy tăng năng suất cây

trồng vật nuôi, tạo thu nhập cao cho người lao động, giải quyết được vấn đề an ninh lương thực - thực phẩm, góp phần đảm bảo ổn định an ninh xã hội.

Chú trọng việc áp dụng công nghệ bảo quản, chế biến nông, lâm sản. Nước ta ở vùng nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao, nếu không có công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch sẽ dẫn tới tổn thất, hao hụt lớn, thậm chí có sản phẩm phải loại bỏ. Để tăng hiệu quả sử dụng, tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế nhất thiết người dân tộc thiểu số phải biết áp dụng công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch.

ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ phục vụ đời sống dân sinh như: khám, chữa bệnh, nước sinh hoạt, chất đốt... đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, yếu tố rất cơ bản đảm bảo và phát huy nguồn lực con người vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.

Đưa các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nơi đây cần phải căn cứ quy hoạch tổng thể từng vùng, từng địa phương và điều kiện thực tế của từng dân tộc về tiềm năng nguồn nhân lực, đất đai, nhận thức, dân trí, phong tục, tập quán. Đồng thời phải đào tạo, huấn luyện nguồn nhân lực tại chỗ để họ chủ động thực hiện nội dung của tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Sản phẩm thu được từ việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật phải được tiêu thụ, đem lại lợi ích cho đồng bào dân tộc thiểu số. Kết quả việc đưa khoa học - kỹ thuật vào thực tế sản xuất phải được đưa vào chương trình khuyến nông để tiếp tục phổ cập kịp thời kỹ thuật đến đồng bào dân tộc thiểu số ở những vùng khác.

Cần lồng ghép giữa các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi. Xây dựng chương trình tổng hợp để phát triển kinh tế nông thôn miền núi với nội dung chương trình là đa lĩnh vực, được lựa chọn xây dựng cho từng vùng, từng miền cụ thể.

Động viên, quy tụ các nhà khoa học tham gia thực hiện chương trình, dự án. Tăng cường trao đổi thông tin về khoa học - công nghệ giữa các cơ quan nghiên cứu với các bộ, ngành và các địa phương.

Những lĩnh vực được ưu tiên xây dựng thành các dự án khoa học - công nghệ cụ thể trong các chương trình mục tiêu quốc gia. Trong nghiên cứu, triển khai các đề tài khoa học cần phối hợp giữa kinh nghiệm truyền thống của người dân bản địa với tiến bộ kỹ thuật. Quá trình thực hiện nhất thiết phải có sự tham gia của người dân tộc miền núi, sự phối hợp của các ngành liên quan. Coi trọng việc nâng cao nhận thức của người dân, đồng thờăyhớng dẫn cho họ những thao tác cụ thể cần thiết như khi lắp đặt dây chuyền cần phải chỉ dẫn đầy đủ quy trình công nghệ cho đồng bào để họ có thể tự vận hành tốt.

3.2.4. Phát triển ngành, nghề của đồng bào các dân tộc thiểu số, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Qua thực tế tỉnh Điện Biên) (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)