53 Xê Đăng Xơ Teng, Tơ Đrá, Mnâm, Ca Dong, Ha Lăng, Tà Trĩ,
2.2.2. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
Điện Biên là một trong những tỉnh sớm hình thành hệ thống trường lớp đào tạo tương đối hoàn chỉnh: trường dạy nghề, sơ cấp nghiệp vụ, trung học chuyên nghiệp. Trải qua các thời kỳ phát triển khác nhau (từ Lai Châu cũ), cùng với hệ thống các cơ sở đào tạo của Trung ương, hệ thống trường lớp của địa phương đã đóng góp phần quan trọng trong việc hình thành đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ ngày càng đông đảo trong tổng số lao động toàn tỉnh. Lao động có trình độ đại học, cao đẳng do các trường của Trung ương đào tạo, lao động có trình độ từ trung học chuyên nghiệp trở xuống chủ yếu do các trường của địa phương đào tạo.
Mặc dù còn nhiều khó khăn trong quá trình đổi mới, đặc biệt từ sau Đại hội lần thứ VIII của Đảng và sau khi có Nghị quyết Trung ương lần thứ hai
của Ban Chấp hành Trung ương (khoá VIII) về giáo dục và đào tạo thì sự nghiệp đào tạo nhân lực của tỉnh có bước chuyển biến đáng kể cả về số lượng và chất lượng.
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương lần thứ hai về giáo dục và đào tạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá IX) đã bước đầu tạo ra sự chuyển biến trong các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ngành, các địa phương cũng như toàn thể xã hội về vị trí, vai trò của đào tạo nguồn nhân lực đối với công cuộc đổi mới, trong đó đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật có bằng là một bộ phận trọng yếu của đào tạo nhân lực. Để tạo nền tảng cho phát triển đào tạo nhân lực, Điện Biên đã coi trọng phát triển giáo dục mầm non, phổ thông và đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và cơ bản đang từng bước phổ cập giáo dục trung học cơ sở, mặt bằng dân trí đã nâng lên một bước đáng kể.
Đối với các huyện vùng cao miền núi và vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, công tác chuẩn bị và đào tạo nguồn nhân lực cũng có những chuyển biến quan trọng.
* Về giáo dục phổ thông:
Mạng lưới trường lớp từ mầm non đến trung học phổ thông hầu như các xã, thị trấn, các trường dân tộc nội trú đã phát triển, quy mô hoàn chỉnh và ổn định.
Tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đến lớp tăng, tiến tới chỉ tiêu phổ cập đúng độ tuổi.
Chất lượng học sinh ngày càng nâng lên, số lượng học sinh vào các trường đại học, cao đẳng tăng. Chất lượng giáo viên đạt tiêu chuẩn được nâng lên một cách đáng kể.
Trong 5 năm học (từ năm 2000-2001 đến năm học 2004-2005) số lượng và chất lượng học sinh phổ thông của các huyện miền núi Điện Biên tăng lên đáng kể và diễn biến theo chiều hướng tích cực.
Biểu 2.5: Thống kê số lượng học sinh theo các năm học
T