Những yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến việc phát huy

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Qua thực tế tỉnh Điện Biên) (Trang 37 - 39)

53 Xê Đăng Xơ Teng, Tơ Đrá, Mnâm, Ca Dong, Ha Lăng, Tà Trĩ,

2.1.2.Những yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến việc phát huy

nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Điện Biên

Cũng giống như vùng đồng bào miền núi cả nước, ở vùng miền núi Tây Bắc Điện Biên, đơn vị xã hội nhỏ nhất là chòm bản. Có chòm bản chỉ vài ba nóc nhà nhưng cũng có chòm vài chục gia đình. Thôn bản thường gắn liền với dòng họ, dòng tộc và là tổ chức chặt chẽ, đoàn tụ vững chắc đủ khả năng chống trả với thú dữ, với thiên nhiên cũng như đối với ngoại bang.

Các hình thức quyền lực xã hội của các dân tộc thiểu số trước cách mạng nhìn chung đều thể hiện tính chất đẳng cấp, tính chất giai cấp rõ rệt. Tầng lớp trên những người cai trị gồm: thổ ti, Long đạo, Mụ mường, Tạo cai, Tạo bàn; Phìa... Tầng lớp dưới những người bị cai trị, bóc lột là đại đa số nông dân nghèo và lạc hậu.

Về mặt xã hội, xét theo tiến trình phát triển thì vùng dân tộc thiểu số nước ta nói chung, tỉnh Điện Biên nói riêng, trước đây tồn tại chế độ phong kiến pha lẫn chế độ nô lệ. Những phân biệt sau đây phần nào nói lên điều đó: Người nông dân miền núi khi làm nhà ở, không được làm đẹp; cầu thang không được chạm trổ đầu rồng hay hoa văn trang trí; mái tranh không được cắt gọn và làm đẹp. Con cái dựng vợ gả chồng không được kết hôn với con trai, con gái Phìa Tạo...

Luật pháp phong kiến ở miền núi Tây Bắc Điện Biên cũng có những nét riêng: Người dân không được quyền sở hữu gì với rừng núi bao la của mình, đi săn bắt được của ngon vật lạ của rừng phải đem về cống nộp. Ai nộp thiếu hay chống đối đều có những hình phạt roi vọt nhục hình. Nặng tội hơn thì sẽ bị tịch thu tài sản, bắt làm gia nô hoặc đuổi đi nơi khác.

Về bản sắc văn hoá truyền thống, vùng dân tộc miền núi Tây Bắc Điện Biên cũng rất phong phú, đa dạng. Tất cả đều phản ánh rõ nét độc đáo của vùng Tây Bắc là những áng thơ văn, truyền thuyết vàng kim rực rỡ đến bây giờ "Xống chụ xon xao" của người Thái như lời tâm tình của núi rừng, chảy dài vô tận để hoà vào đại dương mênh mông của nền văn hoá Đại Việt từ buổi bình minh xa xưa.

Về điều kiện kinh tế - xã hội nói chung, miền Tây Bắc Điện Biên còn gặp nhiều khó khăn. Do lịch sử để lại, trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội giữa các dân tộc không đều nhau, khoảng cách của dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số còn rất lớn. Điều đó thể hiện ở các vấn đề sau:

Nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và nghề rừng. Bản thân rừng núi là nơi gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, diện tích canh tác ít, nhiều nơi chỉ gieo trồng được một vụ, hệ số sử dụng đất thấp. Công tác quản lý đất rừng chưa tốt do tập quán canh tác đốt nương làm rẫy của đồng bào nên rừng tự nhiên trong nhiều năm qua bị tàn phá, đất bị xói mòn và lũ lụt thường xẩy ra do vậy đồng bào các dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn về đời sống, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực.

Kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội của vùng đồng bào các dân tộc thiểu số Điện Biên, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước chú ý đầu tư như: giao thông, điện lưới thông tin liên lạc... nhưng chỉ là chắp vá không đồng bộ và còn nhiều thiếu thốn.

Thêm vào đó là mật độ dân cư thấp, nhân dân sống rải rác ở các bản, làng, mỗi bản thường có vài chục hộ sống cách xa nhau và hẻo lánh, do vậy sự giao lưu của đồng bào miền núi với nhau và với các địa phương khác gặp nhiều khó khăn. Sự nghiệp giáo dục, văn hoá, bảo vệ môi trường và sức khoẻ, nâng cao dân trí gặp nhiều trở ngại. Điều này là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến trình độ dân trí nói chung, chất lượng nguồn nhân lực nói riêng còn rất thấp và không thể phát huy được.

Tuy vậy, điều đáng mừng là các dân tộc thiểu số sống đan xen nhau trong một quần cư, nhưng rất hoà thuận, xung đột sắc tộc hầu như không có. Mỗi dân tộc có tiếng nói và bản sắc văn hoá riêng của mình nên đã tạo sự phong phú và đa dạng trong bản sắc văn hoá của tỉnh Điện Biên.

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Qua thực tế tỉnh Điện Biên) (Trang 37 - 39)