T ên đơn vị
3.2. Những giải pháp nhằm phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số 1 Đào tạo cán bộ dân tộc, đặc biệt là cán b ộ khoa học kỹ thuật
Trong bối cảnh nước ta hiện nay và thực trạng nguồn nhân lực nói chung cũng như nguồn nhân lực dân tộc thiểu số nói riêng, để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới, chúng ta phải cần đến một hệ thống giải pháp đồng bộ, từ giải pháp về giáo dục và đào tạo, cần tổ chức khai thác nguồn nhân lực dân tộc thiểu số... tạo ra các động lực kích thích tính tích cực ở con người... Trong những giải pháp đó, giải pháp phát triển giáo dục và đào tạo chiếm vị trí hàng đầu. Bởi cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là "quốc sách hàng đầu". Theo đó, đào tạo cán bộ dân tộc, đặc biệt là cán bộ khoa học kỹ thuật cũng là một trong những giải pháp quan trọng và cấp thiết.
Do tập quán sinh sống cho nên đồng bào dân tộc thiểu số cư trú chủ yếu trên các vùng xa xôi, hẻo lánh, sống thành từng làng, bản nhỏ. Sự nghiệp giáo dục, văn hoá, bảo vệ môi trường và sức khoẻ, nâng cao dân trí gặp nhiều trở ngại. Mặc dù Nhà nước đã cố gắng rất nhiều để mở rộng công tác giáo dục, đào tạo cán bộ lên vùng cao, miền núi, song chưa đủ điều kiện vật chất để
nâng cao dân trí ở vùng miền núi. Do dân trí thấp nên việc tìm hiểu, nắm bắt thông tin, tiến bộ của khoa học kỹ thuật còn rất hạn chế. Do bị chi phối bởi các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc thù, đặc biệt là do tập quán canh tác lạc hậu, nên nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số nước ta chưa thực sự góp phần làm thay đổi được tình hình kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn và bất cập hiện nay.
Trong sự nghiệp đổi mới canh tân đất nước cần tích cực tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến đồng bào các dân tộc. Xét về dân trí thì dân tộc thiểu số ở trình độ thấp hơn các dân tộc miền xuôi, nhưng xét về lợi thế tài nguyên, lâm thổ sản; đất đai màu mỡ thì tập trung ở miền núi. Vì vậy, khi hiểu rõ chủ trương, chính sách về giáo dục đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số, họ sẽ nhanh chóng tiếp thu, vận dụng, phát huy được tính năng động sáng tạo của bản thân và ý thức rõ được trách nhiệm của họ đối với gia đình, quê hương.
Trên cơ sở quán triệt nghị quyết Trung ương II (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo nước ta trong thời kỳ đổi mới, trên cơ sở cách mạng khoa học - công nghệ cùng với sự ra đời của kinh tế tri thức vấn đề nguồn nhân lực đặt ra những yêu cầu ngày càng cao, đặc biệt là cán bộ dân tộc thiểu số. Để yếu tố nhân lực thực sự trở thành một lợi thế so sánh trong hội nhập và trong cạnh tranh trên thị trường thì lao động nhất thiết phải được nâng cao theo xu hướng và chuẩn mực trong nước và quốc tế.
Đối với dân tộc thiểu số vùng cao, miền núi, lực lượng có chuyên môn và kỹ thuật còn rất thấp do đó cần phải phát triển cả số lượng và chất lượng, nhất là cán bộ dân tộc thiểu số phục vụ phát triển nông thôn miền núi. Đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đông đảo, đồng bộ về cơ cấu, trình độ và cơ cấu ngành nghề hợp lý, đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số có kiến thức cơ bản, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực hành nghề cao, quan
tâm đến hiệu quả lao động, tác phong công nghiệp, nhạy cảm với cái mới. Bởi vì đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số có vai trò quan trọng trong lãnh đạo, quản lý và là người trực tiếp tham gia lao động sản xuất ở địa phương thuộc các tỉnh miền núi. Chính quá trình phát triển kinh tế - xã hội và thắng lợi của nhiệm vụ phát triển nông thôn miền núi sẽ tạo ra những điều kiện thay đổi nhu cầu đào tạo nguồn lực chất lượng. Từ sự thay đổi của những điều kiện kinh tế sẽ dẫn đến sự thay đổi của hoàn cảnh xã hội, tương ứng với sự thay đổi đó là việc thay đổi đời sống tinh thần và xã hội.
Thực tế chứng minh, nếu cán bộ chỉ dựa vào kinh nghiệm lao động, ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước thì trong hoạt động lãnh đạo, tổ chức hoặc trực tiếp thực hiện công việc sẽ không có hiệu quả. Do vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số không chỉ đơn thuần là việc tự học, mà cơ bản thông qua quy trình đào tạo, bồi dưỡng quy mô, bài bản.
Trong giai đoạn hiện nay, sự nghiệp giáo dục và đào tạo giữ một vị trí, vai trò quan trọng, là yếu tố cơ bản để nâng cao trình độ dân trí, trình độ văn hoá, xây dựng và hoàn thiện con người mới XHCN, đáp ứng với nhiệm vụ và yêu cầu của tình hình mới. Hơn nữa, đối với cán bộ dân tộc thiểu số lại càng cần thiết phải có trình độ văn hoá. Có trình độ văn hoá việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật. Nghị quyết 22 NQ/TW ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị nêu rõ: Coi trọng ưu tiên đào tạo cán bộ dân tộc, tăng cường đầu tư cho việc xây dựng trường lớp, mở rộng và củng cố các trường phổ thông, các trường dân tộc nội trú, vừa học, vừa làm, khôi phục các trường dành riêng cho cán bộ miền núi... mở rộng chương trình đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ... bổ sung chính sách, chế độ cho cán bộ dân tộc ít người và cán bộ miền núi.
Trước hết, cán bộ và nhân dân các dân tộc phải có sự chuyển biến trong nhận thức, đặc biệt là những lãnh đạo chủ chốt về giáo dục, đào tạo. Phải luôn
coi việc học tập, như là nhiệm vụ, yêu cầu, quyền lợi của người cán bộ. Đi liền với nó là xây dựng một môi trường văn hoá, xã hội miền núi, tạo thuận lợi cho quá trình giáo dục, coi trọng tri thức, xây dựng ý thức hiếu học cho cán bộ và đồng bào dân tộc thiểu số. Muốn vậy, phải củng cố hệ thống trường lớp, tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, đầu tư thoả đáng cho công tác giáo dục ở miền núi, đa dạng hoá các loại hình giáo dục, mở rộng quy mô đào tạo bồi dưỡng, chú trọng đến bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật. Mặt khác, áp dụng xen kẽ các hình thức, phương pháp giáo dục - đào tạo hợp lý nhằm nâng cao trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn cho cán bộ và con em đồng bào dân tộc thiểu số. Đây chính là chiến lược lâu dài để từng bước hình thành một đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số có trình độ học vấn, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật trong những năm sắp tới. Phải coi trọng đầu tư, xây dựng hệ thống trường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ người dân tộc thiểu số, phấn đấu phủ sóng phát thanh truyền hình, kết hợp cả tiếng dân tộc và tiếng phổ thông trên địa bàn miền núi, tăng cường công tác văn hoá, thông tin tuyên truyền, truyền thụ những kiến thức, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, những bài học thành công trong việc áp dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, để người cán bộ và bà con các dân tộc, thấy rõ vai trò to lớn của tri thức khoa học, tận mắt chứng kiến những kinh nghiệm đó mà từ bỏ thói quen, lạc hậu... tạo cho họ tâm lý coi trọng học tập, tìm tòi, sáng tạo nhằm tích luỹ những tri thức khoa học kỹ thuật từng bước nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ, đồng bào các dân tộc.
Hiện nay, chính sách đầu tư đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ nói chung, cán bộ người dân tộc thiểu số nói riêng còn rất nhiều bất cập, chưa tạo ra động lực thúc đẩy cán bộ học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, khoa học kỹ thuật mới.
Yêu cầu của chính sách đầu tư cho đào tạo bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số là phải có trọng tâm, trọng điểm, phải tùy từng đối tượng, chức danh trên cơ sở đồng bộ, hệ thống mới có sự chuyển biến trong sử dụng nguồn nhân lực.
Mặt khác, trong phát triển kinh tế - xã hội, lực lượng lao động dân tộc thiểu số rất cần được tiếp cận với các hoạt động trợ giúp về kiến thức như: Tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, tham gia các hội thảo, dự án... để dần thay đổi tập quán canh tác cổ truyền kém năng suất, mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế và chủ động cách thức tìm kiếm thị trường cho sản phẩm. Do vậy, cần tăng cường hơn nữa công tác tập huấn và ưu tiên các dự án hỗ trợ trong nước và nước ngoài cho các tỉnh miền núi, để người cán bộ ở đây có điều kiện tiếp cận với thông tin và kỹ thuật, bổ sung những yếu tố cần thiết để họ góp phần thực hiện sự nghiệp đổi mới.
Kinh tế - xã hội miền núi hiện nay tuy còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp, vì vậy chúng ta phải nhanh chóng khắc phục, đổi mới công tác cán bộ người dân tộc thiểu số. Việc đổi mới phải có bước đi phù hợp, đó là mở rộng môi trường và tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích cán bộ học tập, tự học tập nâng cao trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật. Chỉ trên cơ sở đó, chúng ta mới xây dựng được một đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số vững về chuyên môn, giỏi về lý luận.
Hơn nữa, đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, chúng ta phải đổi mới căn bản chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng theo hướng đáp ứng nhu cầu của đối tượng. Chỉ trên cơ sở đó mới đảm bảo xây dựng một chương trình đào tạo bồi dưỡng phù hợp. Chính vì vậy phải có kế hoạch đào tạo đối với từng loại cán bộ, mở rộng diện đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống chính trị xã hội và các tổ chức chính trị xã hội, các thành phần kinh tế. Đặc biệt chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo và cán
bộ quản lý các cấp từ tỉnh đến cơ sở. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải thiết thực, phù hợp với từng loại cán bộ, chú trọng cả lý luận và thực tiễn để theo kịp xu hướng phát triển của đất nước, khắc phục tác phong nông dân, lạc hậu mang tính tự cấp tự túc, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nhanh chóng tiếp cận công nghệ tiên tiến, hiện đại, từng bước tiếp nhận và sử dụng thành thạo các kỹ thuật tiên tiến, nâng cao chất lượng về mọi mặt, đảm bảo sự phát triển vững chắc, trước hết về trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật và tay nghề đáp ứng sự nghiệp đổi mới của đất nước.