Phát triển ngành, nghề của đồng bào các dân tộc thiểu số, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá và chuy ển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Qua thực tế tỉnh Điện Biên) (Trang 82 - 88)

T ên đơn vị

3.2.4. Phát triển ngành, nghề của đồng bào các dân tộc thiểu số, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá và chuy ển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm phát huy nguồn nhân lực các dân tộc

thiểu số

Nông thôn Việt Nam chiếm 80% dân số và 73% lực lượng lao động của cả nước, trong đó vùng dân tộc và miền núi chiếm tỷ lệ không nhỏ. Trong những năm thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, nông thôn nước ta có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân được nâng lên. Tuy vậy, khó khăn và thách thức vẫn còn nhiều: Nhiều không có việc làm, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, hàng hoá do nông dân sản xuất ra chưa có sức cạnh tranh, khoa học - kỹ thuật chưa được áp dụng nhiều, vẫn còn lao động thủ công là chính.

ở vùng dân tộc và miền núi, nhiều ngành, nghề truyền thống khá phong phú, không ít sản phẩm tiểu thủ công nghiệp thể hiện sự tinh tế, tính thẩm mỹ cao, mang sắc thái của địa phương gắn liền với đặc trưng dân tộc, góp phần

tạo nên một nền văn hoá Việt Nam truyền thống đa dạng như: Nghề dệt thổ cẩm, thêu ren, nghề đan lát, mỹ nghệ dân tộc, chế biến nông - lâm sản... Cần được đầu tư phát triển đủ sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập.

- Nghề dệt truyền thống của các dân tộc thiểu số là sản phẩm của lao động thủ công, có giá trị văn hoá quan trọng của nền văn minh nông nghiệp, đồng thời nó được coi là nghề phụ của gia đình nhằm góp phần hoàn thiện, thoả mãn nhu cầu đời sống của con người trong gia đình và cộng đồng. Nghề dệt gắn bó chặt chẽ với lao động của người phụ nữ dân tộc thiểu số. Cho nên phát triển nghề dệt, sản phẩm của nghề dệt, ngoài giá trị sử dụng trong cộng đồng thì còn được coi là hàng hoá, được bán rộng rãi trên thị trường đem lại giá trị kinh tế cao cũng chính là cải thiện vị thế của người phụ nữ trong đời sống xã hội các dân tộc thiểu số.

- Nghề đan lát tồn tại ở tất cả các dân tộc miền núi, đặc biệt là phía bắc và Tây Nguyên. Do có nguồn nguyên liệu dồi dào ở địa phương như: tre, nứa, song, mây. Nhưng những sản phẩm làm ra chủ yếu là để trao đổi hoặc bán ở các địa bàn nhỏ hẹp, chưa có sản phẩm nào trở thành hàng hoá thực sự và chiếm lĩnh ở một thị trường lớn.

- Nghề gốm và sản xuất vật liệu xây dựng: Hoạt động của các ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp chỉ đóng vai trò phụ trong kinh tế gia đình, nên thời gian làm nghề chỉ là những lúc nông nhàn.

Cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, chưa có đội ngũ những thợ lành nghề... Đất nước ta đang đẩy mạnh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trước hết chúng ta cần phải đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, ra sức phấn đấu để đến năm 2020 nước Việt Nam sẽ thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu và cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Trong tiến trình đi tới mục tiêu đó, nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số cần đạt được sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng về nhiều

mặt, trong đó việc khôi phục và phát triển các ngành, nghề tiểu, thủ công nghiệp phải có sự quan tâm đặc biệt của các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, thời gian qua các ngành, nghề thủ công ở vùng dân tộc thiểu số chưa được chú trọng đầu tư phát triển. Chính vì vậy mà ngành, nghề, nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số có phần mai một và chưa được phát huy hết tiềm năng. Để phát triển nhanh ngành, nghề dân tộc thiểu số, phát huy, tận dụng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số cần có một số giải pháp sau:

- Tiến hành điều tra tổng thể thực trạng ngành, nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số Việt Nam. Từ đó phân loại, lựa chọn để đầu tư, duy trì và phát triển những cơ sở đặc trưng về văn hoá từng dân tộc.

- Có chính sách hợp lý tạo môi trường thuận lợi và cơ chế phù hợp cho ngành, nghề của các dân tộc thiểu số. Hỗ trợ và ưu đãi lãi suất vay vốn đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm của ngành, nghề truyền thống, giảm thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng...

- Tạo ra cơ chế trên nhiều lĩnh vực về kinh tế, văn hoá để từng bước làm cho ngành nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số sản phẩm trở thành sản phẩm hàng hoá tiếp cận với thị trường trong nước và thế giới.

- Xây dựng các trung tâm giới thiệu sản phẩm và giao dịch mua bán sản phẩm của ngành, nghề truyền thống.

- Có chính sách ưu tiên các trung tâm giới thiệu sản phẩm và giao dịch mua bán sản phẩm của ngành, nghề truyền thống ở trong và ngoài nước.

- Ưu tiên đầu tư làm đường giao thông ở vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện giao lưu hàng hoá trong vùng và với thị trường trong nước.

Đẩy mạnh sản xuất hàng hoá là một trong những giải pháp tạo môi trường thuận lợi và nhân tố kích thích tính tích cực, phát huy tính năng động sáng tạo của mỗi người lao động, tạo điều kiện cho sự phát triển tự do và toàn

diện của mỗi cá nhân; đồng thời tạo ra cơ chế để phân bổ và sử dụng nguồn lực con người và các nguồn lực khác của xã hội một cách hợp lý, tiết kiệm, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Phát triển kinh tế hàng hoá sẽ thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội, đi sâu vào chuyên môn hoá sản xuất, tạo điều kiện nâng cao trình độ ngườilao động, cải tiến máy móc, thiết bị, nâng cao năng xuất lao động. Kinh tế hàng hoá cần mở rộng và phát triển giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các địa phương, các vùng của tỉnh với các vùng kinh tế khác của đất nước, giữa các dân tộc trong tỉnh và tỉnh bạn làm phong phú đời sống tinh thần, tăng cường hiểu biết gắn bó với nhau giữa các dân tộc, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các dân tộc, các vùng về trình độ phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.

ở các vùng, miền dân tộc thiểu số hiện nay, sản xuất hàng hoá còn kém phát triển, chủ yếu là sản xuất nhỏ, trình độ sản xuất kém với kỹ thuật hết sức thủ công, lạc hậu. ở vùng sâu, vùng xa sản xuất còn mang nặng tính tự cấp tự túc, những nông sản thừa mới trở thành hàng hoá.

Để phát triển tối đa mọi năng lực sản xuất, khai thác mọi tiềm năng lợi thế của dân tộc thiểu số, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần phải tạo ra các nhân tố thúc đẩy, kích thích. Một trong những nhân tố đó là thị trường.

Thị trường có ý nghĩa chiến lược trong sự phát triển kinh tế của các vùng, miền núi dân tộc thiểu số. Thị trường không chỉ đơn thuần trao đổi hàng hoá, tiêu thụ nông sản mà còn có vai trò giải quyết vốn, lao động, công nghệ, tiêu thụ sản phẩm công nghiệp. Thị trường đặt ra cho người dân tộc thiểu số sản xuất sản phẩm gì? số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào thì thích hợp người tiêu dùng.

Để thị trường tác động tích cực đến việc phát huy năng lực sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số, đảm bảo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn cần phải có chính sách và giải pháp phát triển kinh tế thị trường, cụ thể là:

- Tìm kiếm biện pháp tăng cường sức mua của thị trường để kích thích đồng bào lao động sản xuất. Sức mua của thị trường phụ thuộc vào thu nhập, giá cả của hàng hoá và điều kiện phục vụ. Muốn tăng sức mua của thị trường cần phải tạo ra những sản phẩm phù hợp, chất lượng cao, được người tiêu dùng ưa chuộng, giao thông thuận lợi, chi phí hợp lý...

- Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động tiêu thụ nông sản hàng hoá để phát huy năng lực sáng tạo của người lao động dân tộc thiểu số trong sản xuất, kinh doanh.

Sản xuất theo hướng chuyên canh, quy mô lớn cần tổ chức lại thị trường và lưu thông hàng hoá sao cho sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ hết với giá cả ổn định, có lợi cho đồng bào. Như thế phải sớm hình thành hệ thống tổ chức tiêu thụ sản phẩm để có thể mua sản phẩm khi thu hoạch. Phải thông qua thị trường đầy đủ, thường xuyên liên tục, cập nhật, trang bị kiến thức, hiểu biết thị trường cho đồng bào dân tộc, tạo ra nhiều mô hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá thích hợp cho đồng bào; thực hiện cơ chế tài chính bảo hiểm rủi ro mất mùa và biến động giá cả thị trường, tránh tình trạng ép cốp, ép giá, đồng bào không tiêu thụ được sản phẩm làm ra, hoặc bán với giá quá rẻ không đủ bù chi phí.

Phát triển hệ thống chợ nông thôn thành mạng lưới tiêu thụ nông sản. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện các chính sách thương mại trên địa bàn nông thôn miền núi. Nhà nước sớm hoàn thiện và thực hiện một cách có hiệu quả chính sách bảo trợ hàng nông sản, trợ giá nông sản. Cần sử dụng phương pháp bảo trợ gián tiếp (bảo trợ giá "đầu vào", giá "đầu ra", hỗ trợ cước vận chuyển giúp tìm thị trường). Các vùng miền núi dân tộc thiểu số là vùng kinh tế nghèo, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nông sản hàng hoá được sản xuất trong

điều kiện khó khăn. Để đảm bảo đời sống và tăng sản lượng nông sản, Nhà nước phải giành quỹ để bình ổn, trợ giá.

Tiếp tục đổi mới chính sách thu nông sản hợp lý, mềm dẻo. Phương thức mua hàng trả góp, trả chậm, đổi hàng... Có chính sách đào tạo cán bộ, nhân viên công tác thương mại cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Để phát triển thị trường, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực dân tộc thiểu số, các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa phải có cơ cấu kinh tế hợp lý, hình thành và phát triển những vùng sản xuất hàng hoá tập trung với quy mô lớn, thông qua đó khai thác tiềm năng lao động dồi dào và lợi thế về điều kiện tự nhiên của miền núi. Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, cần có quy hoạch tổng thể đất đai để xác định cây trồng, vật nuôi cho thích hợp.

ở các vùng cao cần khai thác tiềm năng quỹ đất gò đồi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả trên quy mô lớn nhằm tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo. Cùng với việc khai thác sử dụng đất đai, phải phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trong gia đình tạo thêm nhiều việc làm, khuyến khích chăn nuôi đàn bò thịt, đàn dê, trâu và phát triển ong mật, lợn... đẩy mạnh dịch vụ thú y và tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

Phát triển kinh tế lâm nghiệp, tạo nhiều việc làm, gắn xoá đói giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Nhà nước phải có kế hoạch bảo vệ rừng, triển khai chương trình trồng rừng, nâng độ che phủ của rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc. Duy trì sự cân bằng bền vững của môi trường từng vùng. Nghề rừng phải trở thành một ngành kinh tế quan trọng để người dân sống và làm giàu chủ yếu bằng nghề rừng. Đặc biệt tổ chức giao đất, giao rừng cho hộ gia đình dân tộc thiểu số, thực hiện định canh, định cư đối với đồng bào dân tộc. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia nghề rừng, tổ chức tốt xã hội hoá nghề rừng, góp phần giải quyết việc làm cho đồng bào.

Xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp với cơ chế mới, khuyến khích kinh tế hộ phát triển theo mô hình trang trại nông - lâm kết hợp. Đổi mới các hợp tác xã với mục tiêu chủ yếu ở giai đoạn đầu là làm dịch vụ cho kinh tế hộ phát triển như cung cấp cây, con giống, hướng dẫn sản xuất, giải quyết đầu ra cho nông sản.

Một vấn đề nữa đặt ra là đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số là hệ thống giao thông đang ở mức thấp. Trong khi giao thông là một trong những kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng để phát triển kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Vì vậy nhà nước cần có kế hoạch tu bổ, khắc phục tình trạng xuống cấp của hệ thống giao thông hiện có, phát triển mạnh giao thông miền núi theo quy hoạch. Tập trung xây dựng nâng cấp các tuyến đường giao thông liên xã, huyện, các tỉnh. Muốn vậy cần phải vừa dựa vào ngân sách nhà nước, vừa vay vốn đầu tư bên ngoài như vốn ODA, vừa thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm để đến năm 2010 hệ thống giao thông miền núi được tăng cường tạo điều kiện khơi thông nguồn lực dân tộc thiểu số.

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Qua thực tế tỉnh Điện Biên) (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)