Những yếu tố lịch sử, văn hoá ảnh hưởng đến nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Qua thực tế tỉnh Điện Biên) (Trang 35 - 37)

53 Xê Đăng Xơ Teng, Tơ Đrá, Mnâm, Ca Dong, Ha Lăng, Tà Trĩ,

2.1.1. Những yếu tố lịch sử, văn hoá ảnh hưởng đến nguồn nhân lực

các dân tộc thiểu số ở Điện Biên

Việt Nam nằm trên ngã ba đường giao lưu tộc người và kinh tế - văn hoá thời cổ đại. Do vị trí đặc biệt đó, từ xa xưa trên địa bàn nước ta đã diễn ra nhiều làn sóng di cư từ bắc xuống, từ nam lên, từ tây sang nhưng chủ yếu là từ bắc xuống. Những đợt di cư để tìm không gian sinh tồn ấy kéo dài mãi đến trước cách mạng Tháng 8-1945, thậm chí có bộ phận di dân còn di cư vào nước ta ngay cả sau 1945. Tình hình này làm cho bản đồ phân bố dân cư của nước ta rất phức tạp, các dân tộc bị xé lẻ, phân bố phân tán ởcác nơi.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là chính sách dân tộc "chia để trị" cổ truyền của chế độ phong kiến, đặc biệt là của thực dân, đế quốc. Thực dân Pháp từ khi đặt chân xâm lược nước ta đã tìm đủ mọi cách để ngăn cản xu hướng hợp nhất dân tộc, hòng làm suy yếu lực lượng cách mạng nước ta. Chúng dùng đủ mọi thủ đoạn trắng trợn và tinh vi để gây chia rẽ, kỳ thị dân tộc, phá vỡ mối quan hệ giữa các DTTS và quan hệ của họ với dân tộc Kinh. Chúng âm mưu lập các xứ Thái, Mường, Nùng, Tày... tự trị. Kết quả là nhiều dân tộc trong nước ta bị xé lẻ, phân chia thành nhiều nhánh, phân bố ở các vùng khác nhau.

Mặc dù giai cấp thống trị, đặc biệt là bọn thực dân đế quốc tìm đủ mọi cách để ngăn cản mối quan hệ giữa các dân tộc, nhưng xu hướng nổi bật nhất,

chủ yếu nhất bao trùm quá trình phát triển dân tộc người ở nước ta vẫn là xu hướng gần gũi, đoàn kết, hoà hợp bắt nguồn từ truyền thống đoàn kết trong dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

Cũng như nhiều vùng, miền khác cả nước, Tây Bắc Điện Biên đất rộng người thưa. Vào những năm trước cách mạng tháng 8, dân số cả 8 châu, huyện chỉ có khoảng 152.630 nhân khẩu (bằng 19,3% dân số toàn tỉnh). Ngay từ thời xa xưa, đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Bắc Điện Biên đã biết đoàn kết, hợp tác bên nhau cùng tạo nên sức mạnh chống chọi với thiên nhiên, đánh giặc giữ nước, xây dựng bản làng quê hương. Vì vậy, khi nói đến đất nước và con người của Tây Bắc Điện Biên, ai cũng biết đó là đại gia đình của hơn 18 dân tộc anh em: Kinh, Thái, H'mông, Mường, K.Mú, Dao, Lào, Kháng, Hà Nhì, Hoa, Tày, Cống, Sinh Mun, Nùng, Mường, Thổ, Si La...

Dân tộc Thái có số thành viên đông nhất, hiện khoảng 181.955 nhân khẩu cư trú ở các huyện Tuần Giáo; huyện Điện Biên; Mường Nhé; Điện Biên Đông; thị xã Mường Lay; thành phố Điện Biên... Người Thái có nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, có chữ viết riêng nên đã lưu truyền được nhiều giá trị văn hoá phục vụ đời sống tinh thần với các tác phẩm có giá trị như: Trường ca Chương Han, xống chụ xon xao (Tiễn dặn người yêu), Tiếng hát làm dâu, Chuyện kể bản mường... ngoài ra còn có các điệu múa xoè, múa sụp, ném còn và lễ hội Hạn khuống. Người Thái làm nghề trồng trọt là nguồn sống chủ yếu, trong đó nghề trồng lúa có vị trí hàng đầu và làm thêm nghề thủ công (đan lát, dệt vải...).

Dân tộc H'mông ở Điện Biên sinh sống trên địa bàn biên giới vùng cao thuộc huyện Tủa Chùa. Người H'mông di cư từ Lào, Sơn La và Thanh Hoá đến Điện Biên cách đây khoảng 200 năm. Người H'mông vốn không thích sống xen ghép với dân tộc khác, lại ở núi cao đi lại khó khăn nên ít va chạm

với xã hội.

Dân tộc Kh'mú, hiện nay vẫn sống theo kiểu khép kín quanh chòm, bản, ít tiếp xúc với dân tộc anh em khác. Tổng số người Kh'mú có khoảng 16.012 nhân khẩu chiếm 9,52% dân tộc thiểu số so với toàn tỉnh. Dân tộc Dao sống ở những đỉnh núi cao, hẻo lánh, di cư từ tỉnh Thái Nguyên, Lai Châu (mới), Lào Cai đến Điện Biên, sống chủ yếu bằng nghề ruộng nương...

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Qua thực tế tỉnh Điện Biên) (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)