Những yêuc ầu đổi mới việc phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Qua thực tế tỉnh Điện Biên) (Trang 28 - 35)

53 Xê Đăng Xơ Teng, Tơ Đrá, Mnâm, Ca Dong, Ha Lăng, Tà Trĩ,

1.3. Những yêuc ầu đổi mới việc phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay

ở Việt Nam hiện nay

Thực tiễn đã chứng minh sự đúng đắn và nhất quán của những đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc. Nhờ đó mà chúng ta luôn có được khối đại đoàn kết dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc, động lực và sức mạnh to lớn của khối đoàn kết dân tộc đã làm nên mọi thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN của chúng ta.

Đặc biệt, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội, chính trị, văn hoá, giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Về kinh tế - xã hội: Cơ cấu kinh tế ở các vùng dân tộc thiểu số và miền núi đang từng bước chuyển dịch sang cơ cấu nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường. Cơ cấu kinh tế ngành có sự chuyển biến tích cực và nhanh chóng. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi được cải thiện rõ rệt. Tính đến nay 100% số huyện miền núi vùng cao có đường ôtô, trong đó có 97,12% số xã có đường ôtô đến trung tâm xã; 98% số huyện và trên 64% số xã có điện lưới quốc gia, hơn 90% số xã được phủ sóng truyền hình. Công tác xoá đói giảm nghèo đem lại hiệu quả thiết thực.

Về văn hoá - giáo dục: Truyền thống văn hoá các dân tộc dân tộc thiểu số được giữ gìn và phát huy. Chương trình phổ cập giáo dục và xoá mù chữ được thực hiện rộng khắp và triệt để. Hệ thống trạm y tế được xây dựng xuống tận cơ sở; việc khám, chữa bệnh miến phí cho người nghèo được quan tâm thường xuyên. Tính đến nay (2006), 100% số xã có trường tiểu học; tỷ lệ

trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt từ 85 - 90%. Hầu hết các xã có trạm y tế (gần 100%), trong đó 83% số trạm y tế được xây dựng kiên cố và gần 70% số trạm y tế có đủ trang thiết bị.

Về hệ thống chính trị và quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Hệ thống chính trị từng bước được tăng cường, củng cố và vững mạnh. Đặc biệt, hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng được quan tâm hơn và có sự chuyển biến tích cực hơn; vai trò già làng, trưởng bản được coi trọng và phát huy. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và tiếp tục củng cố. Nhờ vậy, những âm mưu "diễn hiến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, phản động được phát hiện kịp thời và xử lý có hiệu quả.

Bên cạnh những thành tựu kể trên của các vùng dân tộc thiểu số và miền núi cũng còn nhiều việc chưa làm được hoặc làm chưa đáp ứng được đòi hỏi của đồng bào các dân tộc thiểu số. Công tác định canh, định cư làm chưa tốt, đời sống kinh tế và văn hoá của đồng bào còn thấp; số người mù chữ còn nhiều; một số phong tục tập quán lạc hậu có hại chưa được xoá bỏ. Việc xây dựng miền núi trên các mặt chưa làm được nhiều. Mặt khác, chúng ta có nhiều thiếu sót như một số chính sách cụ thể còn thiếu hoặc đề ra không kịp thời, trên từng mặt công tác hoặc từng địa phương, cũng có những thiếu sót trong việc thực hiện chính sách cụ thể. Có một số biểu hiện áp dụng máy móc kinh nghiệm và phương pháp làm ở đồng bằng lên miền núi, không nghiên cứu vận dụng cho thích hợp với điều kiện của miền núi, đồng thời cũng có chậm trễ trong việc đưa nếp sống mới, văn hoá mới vào miền núi.

Những tiến bộ đã đạt được nhìn chung còn nhỏ bé so với khả năng cũng như so với yêu cầu phát triển của bản thân miền núi. Nhìn chung, trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi còn rất thấp. Kinh tế hàng hoá chậm phát triển, kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên chiếm tỷ trọng không nhỏ. Tình trạng du canh du cư vẫn chưa được khắc phục một cách căn bản,

nó vẫn đang diễn ra thường xuyên và có chiều hướng phức tạp. Đời sống đại bộ phận dân tộc thiểu số miền núi còn nhiều khó khăn, thậm chí có nơi rất khó khăn. Nghèo đói vẫn còn trong diện rộng, sinh hoạt văn hoá thiếu thốn, tỷ lệ số người mù chữ và thất học vẫn còn lớn. Một số bệnh dịch chưa được đẩy lùi một cách căn bản, có nơi, có lúc còn phát triển gây tử vong cao. Nhiều tiêu cực xã hội phát sinh. Bọn phản động và các thế lực thù địch tiếp tục lợi dụng địa bàn hiểm trở của miền núi để thực hiện âm mưu chống phá cách mạng nước ta về mọi mặt. Các tôn giáo đang phát triển một cách không bình thường ở một nơi.

Trong thời gian qua, nhiều đơn vị kinh tế quốc doanh, nhất là các đơn vị quốc doanh nông nghiệp, lâm nghiệp đã được thành lập ở địa bàn miền núi, nhưng một số lớn đơn vị quốc doanh năng suất thấp, chất lượng và hiệu quả kém; bao chiếm nhiều đất đai nhưng sử dụng không hết trong khi nhân dân địa phương lại thiếu đất để canh tác. Tình trạng trên gây ra mâu thuẫn và làm cho đại bộ phận rừng và đất rừng không phát huy được tác dụng. Nạn khai thác bừa bãi và phá rừng diễn ra nghiêm trọng. Việc giao đất, giao rừng cho nhân dân chưa có chính sách hợp lý và còn chậm trễ.

Bên cạnh một số hợp tác xã đạt được những thành tựu và tiến bộ, nhìn chung đại bộ phận các hợp tác xã ở nông thôn miền núi là hình thức, nhất là những hợp tác xã nông nghiệp vùng núi cao. Kinh tế hộ gia đình và các loại hình kinh tế hợp tác xã ở trình độ phù hợp chưa được chú ý đúng mức. Thương nghiệp nhỏ tương ứng với trình độ sản xuất hàng hoá nhỏ và phân tán bị thu hẹp, có nơi bị xoá bỏ. Việc xây dựng một số vùng kinh tế mới không tính toán đầy đủ hiệu quả kinh tế - xã hội, lại làm theo áp đặt, giản đơn, nóng vội.

Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là đường giao thông ở miền núi, nhất là các vùng cao, xa xôi, hẻo lánh, còn kém phát triển và bị chia cắt, chưa thành

thông tin thông suốt giữa các vùng, đang kìm hãm việc mở mang giao thông để giao lưu ở miền núi cũng như giữa miền núi và miền xuôi.

Một số điểm công nghiệp, có quy mô tương đối lớn như vùng than, các công trình thuỷ điện, các cơ sở khai khoáng, cơ khí, hoá chất và phân bón, chế biến lâm sản... hoạt động một cách biệt lập, chưa đóng góp được vai trò trung tâm lôi cuốn của cả vùng phát triển.

Trình độ phát triển văn hoá - giáo dục ở nhiều vùng dân tộc thiểu số và miền núi còn thấp so với trình độ phát triển chung của cả nước. Công tác giáo dục đào tạo nhất là đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng, đào tạo nghề chưa có sự quan tâm thích đáng, ít mang tính xã hội hoá và chưa có sự đa dạng về hình thức quy mô. Đời sống văn hoá, nghệ thuật của nhân dân còn thấp kém; một số tập quán lạc hậu trong cưới xin, ma chay, lễ hội... có xu hướng gia tăng. Bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp, nhất là tiếng nói, chữ viết ít được quan tâm gìn giữ, bảo tồn nên đã mai một ít nhiều.

Hệ thống chính trị cơ sở ở nhiều vùng dân tộc thiểu số, miền núi còn yếu kém như: nội dung, phương thức hoạt động của các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân còn xơ cứng, chậm đổi mới; hiệu quả, hiệu lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền còn nhiều yếu kém, thậm chí có nơi thể hiện sự bất lực, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn chế. Công tác phát triển Đảng chậm, cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể nhân dân ở nhiều nơi hoạt động chưa hiệu quả, không sát dân, không tập hợp được đồng bào.

Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội chưa được củng cố vững chắc dẫn đến buông lỏng. ở một số vùng dân tộc thiểu số và miền núi còn tiềm ẩn sự mất ổn định. Khi xảy ra những vụ việc gì, chưa có biện pháp đối phó thích hợp, còn thụ động, ỷ lại, trông chờ vào cấp trên. Sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội chưa thực sự gắn với quốc phòng và an ninh.

ở một số vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ lợi dụng địa hình phức tạp, rộng lớn và sự thiếu hiểu biết của nhân dân các dân tộc thiểu số, các thế lực thù địch ra sức thực hiện âm mưu "diễn hiến hoà bình". Một trong những âm mưu đó là lợi dụng những vấn đề dân tộc, nhân quyền và tôn giáo để tạo ra sự hằn thù, chia rẽ dân tộc, gây mất ổn định chính trị, xã hội. Một số nơi xuất hiện những tôn giáo không bình thường, trái pháp luật và phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân. Chẳng hạn đạo Vàng Chứ ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đạo Tin Lành Đề Ga ở các tỉnh Tây Nguyên... Sự phát triển không bình thường của các tôn giáo phần lớn là do âm mưu "diễn hiến hoà bình" của các thế lực thù địch gây ra để kích động, lôi kéo vào các hoạt động gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Chúng ta đều biết, đầu tư cho con người thông qua các hoạt động giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, các chương trình đảm bảo việc làm và an sinh cho xã hội... được xem là đầu tư có hiệu quả nhất, loại đầu tư có khả năng làm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của một quốc gia. Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã chứng minh rằng, để đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao và ổn định phải thông qua việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động kỹ thuật, nghĩa là họ phải được đào tạo có chất lượng. Chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên (học vấn, kỹ năng nghề nghiệp và sức khoẻ) là tiền đề cho sự thành công của các nước công nghiệp mới ở châu á như Hàn Quốc, Singapo, Hồng Công... Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, việc tiếp thu các tiến bộ khoa học và công nghệ cũng như sử dụng sức lao động bên trong và bên ngoài phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ lao động có chất lượng cao. Do vậy con đường duy nhất trong công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta là phải đầu tư để phát triển nguồn nhân lực.

Việc đầu tư xây dựng một dân tộc vững bước trên con đường tiến tới văn minh hiện đại tất yếu phụ thuộc vào sự phát triển của con người và tổ

chức hoạt động của họ. Các nguồn lực tài chính, tự nhiên, viện trợ nước ngoài cũng như thương mại quốc tế đều đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, song không có nguồn lực nào quan trọng hơn nguồn lực con người. Hầu hết các quốc gia ngày nay đều quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực.

Việc phát triển nguồn nhân lực là quá trình gia tăng về kiến thức, kỹ năng và cả năng lực của tất cả mọi người trong xã hội (đối với nước ta 54 dân tộc). Dưới góc độ kinh tế, quá trình này được mô tả là sự tích luỹ vốn con người và sự đầu tư vốn đó có hiệu quả vào sự nghiệp đổi mới hiện nay. Dưới góc độ chính trị, phát triển nguồn nhân lực là nhằm chuẩn bị cho con người tham gia vào quá trình chính trị để họ phát huy hết khả năng, cống hiến cho xã hội.

Chính vì vậy, nguồn nội lực mà nghị quyết Trung ương lần này nêu lên bao gồm: nguồn lực con người, đất đai, tài nguyên, trí tuệ, truyền thống (lịch sử, văn hoá) trong đó, năng lực của con người Việt Nam với trí tuệ và truyền thống của dân tộc mình là trung tâm, là nguồn gốc chính quyết định sự phát triển của đất nước.

Thực tế đã cho thấy nguồn nhân lực là nguồn lực của mọi nguồn lực.So với các nguồn lực khác, nguồn nhân lực nổi trội hàng đầu là nguồn lực trí tuệ, nguồn chất xám có ưu thế nổi bật nếu biết khai thác, sử dụng hợp lý, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với nguồn lực con người một cách có hiệu quả.

Vì thế, trong sự nghiệp đổi mới hiện nay ở nước ta, việc phát huy mọi nguồn lực dân tộc thiểu số phải thông qua bồi dưỡng, khai thác, sử dụng hợp lệ để tạo thành nguồn lực tổng hợp của cả dân tộc.

Tây Bắc Điện Biên có tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế - xã hội, là môi trường, môi sinh, mái nhà che chở cho toàn tỉnh; nơi có đời sống văn hoá phong phú, đa dạng, nhạy cảm; là địa bàn xung yếu về quốc phòng, an ninh,

bảo vệ tổ quốc. Xuất phát từ các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn cuộc sống, từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra các chủ trương, chính sách về dân tộc, tôn giáo đối với miền núi, coi đây là bộ phận quan trọng. Quá trình phát triển và thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi nước ta, nhất là những năm tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước, đều gắn liền với kết quả thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, những hạn chế, khuyết điểm còn bộc lộ nhiều đòi hỏi phải được nghiên cứu và giải quyết, trong đó vấn đề nguồn nhân lực cần được coi trọng.

Chương 2

Thực trạng việc phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

trong sự nghiệp đổi mới hiện nay

(Qua thực tế Điện Biên)

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Qua thực tế tỉnh Điện Biên) (Trang 28 - 35)