Phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trong sự

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Qua thực tế tỉnh Điện Biên) (Trang 65 - 68)

T ên đơn vị

3.1.1. Phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trong sự

nghiệp đổi mới hiện nay ở nước ta phải gắn với công nghiệp hoá, hiện đại

hoá

Trong những năm đầu thế kỷ XXI, công cuộc phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang đứng trước vận hội và những thử thách gay gắt trong bối cảnh toàn cầu hoá, quốc tế hoá kinh tế thế giới của thế kỷ XXI. Quá trình này thể hiện rõ sự gia tăng nhanh trong trao đổi quốc tế hàng hoá, dịch vụ, tài chính và các yếu tố sản xuất. Tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã làm cho nền kinh tế thế giới biến đổi sâu sắc, mạnh mẽ về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động. Đây không phải là sự biến đổi bình thường mà là một bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng đại. Nền kinh tế chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, nền văn minh loài người chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh tin học.

Đối với Việt Nam, đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo là yếu tố quyết định khơi dậy các nguồn lực còn tiềm ẩn và tạo ra sức bật mới đưa đất nước ta phát triển, tạo điều kiện chủ động hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quy luật khách quan trong tiến trình phát triển của tất cả các nước chưa thoát khỏi tình trạng nông nghiệp lạc hậu. Để xã hội theo đúng quy luật khách quan, quy luật tiến bộ xã hội, tất yếu phải

công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nước ta bước vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá chậm hàng trăm năm so với các nước công nghiệp tiên tiến từ 150 đến 200 năm và cũng chậm vài ba, bốn chục năm so với các nước trong khu vực. Một số nước tư bản phát triển đang thực hiện âm mưu biến các nước chậm phát triển thành những bãi thải công nghệ của họ, hòng tiếp tục kìm hãm các nước này trong vòng lạc hậu để dễ thao túng, bóc lột. Do đó, Đảng ta xác định công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta; con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta cần và có thể rút ngắn với những bước vừa tuần tự, vừa những bước nhảy vọt, con đường "đi tắt", "đón đầu". Sự lựa chọn đột phá vào các ngành công nghệ mũi nhọn sẽ đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Nước ta là nước nông nghiệp, nên thế mạnh và tiềm năng lớn nằm trong khu vực nông thôn miền núi. Với 80% dân số sinh sống ở nông thôn, 70% lao động kinh tế nông nghiệp; 2/3 diện tích là đồi núi, trong những năm qua có bước tăng trưởng khá (đạt tốc độ từ 4-4,2%/năm). Song, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, trình độ sản xuất nông, lâm nghiệp còn lạc hậu, nông sản hàng hoá chưa có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, sức mua của dân còn thấp... Sản xuất nông, lâm nghiệp khác với các ngành khác bởi cây trồng vật nuôi chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái. Để hạn chế những thiệt hại do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và môi trường, con người nhất thiết phải sử dụng tiến bộ khoa học công nghệ, cải tạo những mặt không thuận lợi, tận dụng, phát huy những mặt thuận lợi nhằm phát triển sản xuất...

Trên cơ sở dự báo thị trường quốc tế và khả năng thu hút đầu tư các lĩnh vực có liên quan đến thế mạnh của đồng bào dân tộc thiểu số, những vùng, miền núi có lợi thế về mặt hàng, dịch vụ cần được khai thác để xâm

nhập thị trường trong nước và quốc tế như nông sản; khoáng sản; một số nguyên liệu của ngành công nghiệp nhẹ; hàng thủ công mỹ nghệ, xuất khẩu lao động...

Ngoài ra, những hoạt động dịch vụ có thể đáp ứng được nhu cầu trong nước và quốc tế như dịch vụ du lịch, tham quan thắng cảnh di tích lịch sử văn hoá, thắng cảnh cần được đầu tư khai thác có hiệu quả.

Vậy nên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thủy lợi hoá, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị; kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường là cần thiết, bức xúc; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm và lao động của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động giản đơn... đặt ra muôn vàn thách thức với dân tộc thiểu số trước trình độ dân trí còn thấp và không đồng đều. Tư tưởng bảo thủ ở một số bộ phận cán bộ và nhân dân còn nặng, việc nắm bắt thực tiễn để tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong sản xuất còn chậm, chưa chọn đúng mũi nhọn để đột phá thúc đẩy kinh tế miền núi phát triển mạnh.

Để đáp ứng sự nghiệp đổi mới hiện nay ở nước ta, yêu cầu đòi hỏi phải xây dựng và phát huy cho được một đội ngũ nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ngang tầm. Họ phải hiểu được bản chất và quy luật của các hoạt động, tổ chức định hướng suy nghĩ, hoạt động của đồng bào dân tộc thiểu số mình, bởi người dân tộc thiểu số, họ không chỉ là nhà lãnh đạo, nhà quản lý mà họ còn là những nhà chuyên môn, công tác, hoạt động lao động trên địa bàn mang tính đặc thù và hết sức nhạy cảm. Chính vì vậy, trước yêu cầu đổi

mới này người dân tộc thiểu số không chỉ làm việc bằng vốn liếng, kinh nghiệm tích luỹ từ bản thân, mà họ cần phải qua đào tạo một cách có hệ thống để trang bị tri thức khoa học mang tính toàn diện đủ sức đáp ứng những yêu cầu của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Với ý nghĩa đó đã đặt ra yêu cầu phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số ở mức độ cao hơn để nhằm phát huy nguồn nhân lực dân tộc thiểu số trong sự nghiệp đổi mới chung của cả nước.

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Qua thực tế tỉnh Điện Biên) (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)