Những thành tựu và hạn chế của việc phát huy nguồn nhân

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Qua thực tế tỉnh Điện Biên) (Trang 58 - 61)

T ên đơn vị

2.3.1. Những thành tựu và hạn chế của việc phát huy nguồn nhân

lực các dân tộc thiểu số Điện Biên

* Những thành tựu đã đạt được

Miền núi Tây Bắc Điện Biên có địa hình phức tạp, điểm xuất phát về kinh tế thấp, kết cấu hạ tầng yếu kém, trình độ sản xuất hàng hoá của nhân dân còn thấp kém, tuy vậy trong những năm gần đây bước đầu đã đạt được những thành tựu, đó là:

Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã sớm nhận thức được vấn đề dân số trong phát triển, đặc biệt là tốc độ tăng nhanh dân số sẽ gây áp lực lớn đến đảm bảo và cải thiện đời sống cũng như phát huy nguồn nhân lực nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cả vùng nói chung.

Chất lượng nguồn nhân lực của các dân tộc thiểu số Điện Biên đã nâng cao một bước, thể hiện ở mặt bằng dân trí: Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của dân số và nguồn nhân lực cũng như đời sống của nhân dân đang từng bước được cải thiện. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực tăng và tương đối đa dạng về ngành nghề đào tạo.

Đời sống nhân dân nói chung, lực lượng lao động nói riêng liên tục được cải thiện (cả vật chất và tinh thần) do kinh tế liên tục tăng trưởng, mức sống được nâng lên rõ rệt so với những năm trước đây.

Điện Biên là tỉnh có hệ thống trường, lớp đào tạo từ dạy nghề, sơ cấp nghiệp vụ..., đã đóng góp một phần quan trọng trong việc hình thành đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ càng đông đảo trong tổng số lao động toàn tỉnh nói chung, các dân tộc thiểu số nói riêng. Bước phát triển của đào tạo nhân lực đã gắn liền với những thành tựu về kinh tế, xã hội mà Đảng và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đạt được trong các thời kỳ phát triển đã qua.

* Hạn chế, thiếu sót cần khắc phục của công tác đào tạo, phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số Điện Biên.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được do các nhân tố mới về chất lượng nguồn nhân lực đem lại, vẫn còn những tồn tại, hạn chế:

Một là, do sự phát triển quá nhanh của dân số trong bối cảnh nền kinh tế chưa phát triển, y tế, giáo dục và đào tạo cũng như hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng kịp thời, đã và đang gây sức ép lớn về nhu cầu học tập, đào tạo và việc làm. Chất lượng dân số còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu cao về nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc đổi mới hiện nay.

Hai là, tuy có lực lượng lớn và tăng nhanh trong vài năm gần đây nhưng nhân lực các dân tộc thiểu số Điện Biên lại tập trung ở nông thôn là chủ yếu, lao động làm việc trong các khu vực kinh tế khác còn rất ít. Các ngành nông, lâm nghiệp sử dụng trên 80% lực lượng lao động của vùng; cơ cấu lao động đang chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong công cuộc đổi mới, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra rất chậm chạp.

Ba là, trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số Điện Biên còn quá thấp, mới chỉcó 10,525 lao động đã qua đào tạo từ sơ cấp học nghề trở lên, trong đó trình độ lao động từ công nhân kỹ

thuật có bằng trở lên chỉ chiếm 3,2% còn hơn 80% là lao động giản đơn có tính chất truyền thống không qua đào tạo. Do đó trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số Điện Biên thấp hơn các vùng, miền trong tỉnh.

Bốn là, sự hình thành các nguồn lao động còn chưa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và chưa đáp ứng công cuộc đổi mới. Việc sử dụng nguồn nhân lực cũng đã đặt ra nhiều vấn đề tồn tại phải giải quyết, hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn còn thấp dưới 67%, năng suất lao động thấp, đời sống khó khăn đang đòi hỏi phải có những giải pháp cấp bách về chuyển đổi cơ cấu, phân công laođộng xã hội đi đôi với chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá để tăng nhanh năng suất lao động xã hội, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Năm là, công tác đào tạo nguồn nhân lực ở miền núi Điện Biên còn nhiều yếu kém, bất cập cả về quy mô, cơ cấu ngành nghề và chất lượng, hiệu quả đào tạo, chưa đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về nguồn nhân lực đã qua đào tạo phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của vùng trong giai đoạn mới.

Nguyên nhân của tồn tại trên là do mất cân đối trong đào tạo nhân lực kỹ thuật, cũng như khai thác và phát huy tiềm năng con người cho sự phát triển.

Mặt khác, thực tế hiện nay chưa gắn kết giữa đào tạo với quản lý sử dụng lao động qua đào tạo và giải quyết việc làm. Hơn nữa có một số lượng không nhỏ lao động đã qua đào tạo nhưng lại gặp không ít khó khăn khi tìm việc làm. Do đó, với thực trạng trình độ chuyên môn kỹ thuật như hiện nay, miền núi Điện Biên cần quan tâm phát triển đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực nhiều hơn nữa. Cần có quy hoạch, kế hoạchcụ thể dựa trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong đào tạo nguồn nhân lực phải được tính

toán, cân đối chặt chẽ và đi trước một bước. Phải coi phát triển nguồn nhân lực và phát triển kinh tế - xã hội là hai quá trình có mối quan hệ tácđộng qua lại, vừa là động lực, vừa là kết quả của nhau.

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Qua thực tế tỉnh Điện Biên) (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)