Nhà nước phải có chiến lược khơi dậy, phát huy nguồn nhân

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Qua thực tế tỉnh Điện Biên) (Trang 74 - 79)

T ên đơn vị

3.2.2. Nhà nước phải có chiến lược khơi dậy, phát huy nguồn nhân

lực dân tộc thiểu số

Thực hiện mục tiêu đào tạo nhân lực, khơi dậy và phát huy nguồn nhân lực cả nước nói chung, nguồn nhân lực dân tộc thiểu số nói riêng phải được coi là sự nghiệp của toàn xã hội, của tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, trách nhiệm của mọi gia đình và bản thân mỗi người lao động. Chiến lược khơi dậy, phát huy nguồn nhân lực dân tộc thiểu số phải được coi là chiến lược quốc gia. Điều đó cũng có nghĩa là chiến lược của từng vùng miền, chú ý đến vùng cao, miền núi, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có khó khăn. Vì vậy, nên thành lập một hệ thống chỉ đạo tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, các bộ, ngành để kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo nhân lực, sử dụng nhân lực và sắp xếp việc làm hợp lý. Cần hình thành một tổ chức về đào tạo và sử dụng nhân lực có quyền lực và thuận tiện trong việc điều phối hoạt động chung.

Đảng và Nhà nước cần tăng tỷ lệ ngân sách đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đối với miền núi không nên tính theo đầu người vì số lượng dân cư thì ít mà khó khăn thì nhiều. Nguồn lực các dân tộc thiểu số, hiện đã phát triển và đang dần trưởng thành, tuy nhiên, chưa được sử dụng hợp lý, tình trạng lãng phí còn nhiều. Vì vậy, vấn đề quan trọng đầu tiên trong việc

phát huy nguồn nhân lực này là phải sắp xếp, sử dụng hợp lý lực lượng nhân lực hiện có, phát huy cao nhất khả năng cống hiến của họ. Mỗi địa phương cần soát lại lực lượng lao động của mình, tìm ra những khuyết điểm trong việc phân bổ và sử dụng từ trước đến nay, phát hiện ra những người ưu tú, và có chính sách động viên phù hợp tạo nhân tố kích thích trong cộng đồng người lao động. Phải biết tận dụng lực lượng cán bộ khoa học, kỹ thuật hiện có, đưa họ xuống cơ sở sản xuất, tạo điều kiện cho họ được rèn luyện và trưởng thành. Lựa chọn một số cán bộ có trình độ khoa học, kỹ thuật đã qua thử thách để tăng cường các cơ quan quản lý, cơ quan lãnh đạo.

Đối với cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý phải chú trọng nâng cao trình độ văn hoá, trên cơ sở đó đẩy mạnh giáo dục lý luận, chính trị và kiến thức quản lý kinh tế, kỹ thuật, nghiệp vụ.

Tổ chức tốt việc học tập văn hoá tại chức ở các cơ quan, đặc biệt phải chú trọng tổ chức việc học cho các cán bộ xã, hợp tác xã với những hình thức thích hợp với điều kiện địa dư miền núi.

Đối với số cán bộ khoa học, kỹ thuật là dân tộc thiểu số, các ngành Trung ương cần ưu tiên lựa chọn đi học bổ túc, đi tham quan những điển hình tốt... tạo điều kiện cho họ nâng cao về kiến thức. Đồng thời đẩy mạnh việc đào tạo mới, chú trọng những ngành: Lâm nghiệp, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, thủy lợi, địa chất, thương nghiệp, giao thông, xây dựng...

Các bộ, ngành có trách nhiệm kiện toàn trường Đại học và trường trung cấp ở miền núi, về trang bị vật chất, kỹ thuật, về chương trình và thầy dạy. ở những trường này cần có hệ dự bị, cần quản lý số học sinh cấp II, cấp III, tạo điều kiện thu hút con em đồng bào các dân tộc thiểu số vào trường đại học, trung học miền núi đến mức nhiều nhất. Phải có quy chế tuyển sinh riêng đối với các trường miền núi cho thích hợp với nguồn học sinh ở đó. Các trường

Đại học của Trung ương phải chú ý thu hút vào các lớp dự bị số học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số có đủ tiêu chuẩn.

Bên cạnh việc mở rộng hệ thống trường lớp, Đảng và Nhà nước cần đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật cho đồng bào. Vấn đề dạy nghề cho đồng bào miền núi cần được giải quyết đồng bộ cùng các giải pháp về kỹ thuật, vốn, thị trường, cần phải gắn chương trình đào tạo nghề của Nhà nước và các tổ chức xã hội. Trước hết là phổ cập những kiến thức khoa học và tiến bộ kỹ thuật phù hợp với yêu cầu khai thác tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các nội dung:

+ Phổ cập tiến bộ kỹ thuật thâm canh, tăng vụ cây trồng, phổ biến kỹ thuật VAC, VACR thích hợp với từng địa phương; kỹ thuật bảo quản và sử dụng giống cây trồng vật nuôi có năng suất; công nghệ chế biến; bảo quản lâm sản cho đồng bào để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh tốt.

+ Cung cấp những thông tin thị trường để họ dần dần nâng cao trình độ hiểu biết về kinh tế thị trường và tự chủ vươn lên trong sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy kinh tế phát triển, từng bước ổn định và nâng cao đời sống.

+ Gợi ý, hướng dẫn cách thức hợp tác giữa các gia đình với nhau để mở mang ngành nghề sản xuất, kinh doanh. Qua đó, phát huy sức sản xuất của đồng bào các dân tộc thiểu số.

+ Xây dựng và nhân các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả ở mỗi vùng, miền, như mô hình kinh tế hộ làm ăn khá, giỏi, mà trọng tâm là các hộ thuần nông từ nghèo lên trung bình khá.

Lao động đã qua đào tạo, có chuyên môn kỹ thuật của các dân tộc thiểu số ở nước ta chiếm tỷ trọng thấp so với yêuc ầu của sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, để khơi dậy và phát huy hết các tiềm năng của dân tộc thiểu số, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải tiếp tục hoàn

thiện công tác điều tra cơ bản ở miền núi, xúc tiến việc đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, dựa vào đó mà xây dựng quy hoạch tổng thể các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn phát triển kinh tế miền núi trong đó đảm bảo tốt vấn đề nguồn nhân lực tại chỗ.

Trước mắt, trên cơ sở sử dụng tốt các tư liệu điều tra cơ bản thực hiện việc xác định cơ cấu sản xuất cho từng vùng xác định khu vực đầu tư, song song với nó là nghiên cứu đối tượng trực tiếp tham gia sản xuất tại địa phương để nhà nước đầu tư có hiệu quả nhất.

Khuyến khích và tạo điều kiện để cho sinh viên dân tộc thiểu số tốt nghiệp nghề; cao đẳng, đại học về sống và làm việc tại địa phương. Muốn vậy, trước hết cần có chính sách hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho những người này. Bên cạnh đó Ban tổ chức chính quyền các tỉnh, Sở giáo dục và đào tạo liên hệ với các trường đại học, thông báo rõ các chế độ ưu đãi của miền núi đối với sinh viên dân tộc thiểu số ở các trường đại học để khi tốt nghiệp ra trường họ sẵn sàng về địa phương công tác.

Thành lập quỹ hỗ trợ. Quỹ này có thể được thành lập từ kinh phí đào tạo của các tỉnh miền núi và sự đóng góp của các doanh nghiệp trong nước, các nhà tài trợ. Đối tượng được vay là con em dân tộc thiểu số đang học tại các trường cao đẳng, đại học sau khi tốt nghiệp về địa phương làm việc.

Xây dựng, bổ sung chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với con em các dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng sâu, tạo điều kiện để họ có thể tham gia học tập tại các trường nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.

Xây dựng quy chế thực hiện và phát huy dân chủ cơ sở để khơi dậy, tối đa nguồn lực dân tộc thiểu số. Bởi vì, dân chủ có vai trò to lớn trong việc phát huy nguồn lực con người, của từng cá nhân và cộng đồng xã hội trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước. Quy chế dân chủ cơ sở là văn bản do Chính phủ ban hành nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân

dân, động viên sức mạnh vật chất tinh thần to lớn của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, thực chất là một cuộc đấu tranh tư tưởng và tổ chức quyết liệt giữa tư tưởng đổi mới và bảo thủ trì trệ. Đồng bào các dân tộc thiểu số kinh tế - xã hội chậm phát triển, trình độ dân trí thấp, cùng với phong tục tập quán lạc hậu nên việc thực hiện quy chế dân chủ ở vùng cao, vùng sâu gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, Nhà nước cần tập trung giải quyết việc xoá bỏ cơ chế cũ chuyển sang cơ chế khoán sản phẩm, giao đất, giao rừng cho nông dân đã góp phần tạo nên tư duy kinh tế năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, ý thức chủ động, cơ hội tranh thủ làm giàu của người dân tăng lên. Có thể khẳng định: Nhân tố tự chủ của cá nhân và hộ gia đình là nguyên nhân hàng đầu làm cho kinh tế hộ phát triển, tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo. Ngay trên ruộng đất được giao lâu dài, hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ, tự quyết định lấy sản xuất, kinh doanh, quyết định trồng cây gì, nuôi con gì, tự do trong liên kết sản xuất, kinh doanh... Đó là một bước tiến lớn của người nông dân dân tộc thiểu số. Đây là một động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.

Yêu cầu trọng tâm của việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân là đưa đồng bào dân tộc thiểu số tham gia vào quản lý kinh tế - xã hội như: bản thân họ phải được bàn bạc trực tiếp khi quyết định những công việc của chính họ như: chủ trương xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở (điện, đường, trường học, các công trình văn hoá, thể thao...).

Trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường, trình độ nhiều mặt của đồng bào các dân tộc thiểu số còn ở mức độ rất thấp so với cả nước. ở đây, thị trường truyền thống tự cung, tự cấp, khép kín trong phạm vi làng xã còn đang chiếm ưu thế. Khó khăn lớn nhất của đồng bào dân tộc thiểu số là chưa tạo được ưu thế cạnh tranh trên thị trường, cái vòng luẩn

quẩn của sự nghèo nàn, lạc hậu xuyên suốt lịch sử đồng bào dân tộc thiểu số tạo ra điểm xuất phát thấp, hết sức bất lợi trong cơ chế thị trường. Mong muốn của người dân hiện nay là nhà nước đổi mới hơn nữa chính sách vĩ mô, giúp họ thích nghi với cơ chế thị trường đang hình thành và phát triển. Nhà nước phải tăng cường can thiệp trực tiếp vào việc xây dựng và thực hiện chính sách xã hội ở mức tối đa bằng hệ thống các công cụ, biện pháp cụ thể tạo điều kiện cho người dân sản xuất kinh doanh, không ai bị gạt ra ngoài lề sự tiến bộ xã hội.

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Qua thực tế tỉnh Điện Biên) (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)