Một số giải pháp và chính sách đối với vấn đề tôn giáo trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Đắc Lắc. Tính cấp thiết của đề tài Đạo Tin lành du nhập vào nước ta khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX,...
1 Luận văn Một số giải pháp và chính sách đối với vấn đề tôn giáo trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Đắc Lắc 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đạo Tin lành du nhập vào nước ta khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, vào Tây Nguyên từ năm 1929 và vào tỉnh Đác Lắc từ năm 1932. Từ đó cho đến suốt quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc ta, đạo Tin lành ở Tây Nguyên tồn tại và phát triển ở mức độ bình thường. Nhưng, từ sau năm 1975, tôn giáo này phát triển rất mạnh. Đặc biệt, trong những năm gần đây, số người theo đạo Tin lành ở Tây Nguyên tăng lên gấp nhiều lần so với trước năm 1975. Sự phát triển của đạo Tin lành ở Tây Nguyên nói chung và ở tỉnh Đác Lắc nói riêng vừa đem lại những yếu tố tích cực, vừa có những yếu tố tiêu cực, đã và đang đặt ra nhiều vấn đề hết sức phức tạp cần được giải quyết cả trước mắt và lâu dài. Việc một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) từ bỏ hệ tín ngưỡng cổ truyền để tiếp nhận hệ tín ngưỡng của một tôn giáo độc thần như Công giáo hoặc Tin lành là điều bình thường. Việc tiếp nhận một số giáo lý mới như sống đời sống một vợ một chồng, ăn ở vệ sinh, ốm đau dùng thuốc, không uống rượu say, đơn giản hóa các thủ tục ma chay, lễ hội, không tin vào tà ma, bói toán… đã làm thay đổi một số tập tục lạc hậu trong đời sống của đồng bào. Tuy nhiên, so với những ảnh hưởng tích cực mà đạo Tin lành mang lại, ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với vùng đồng bào DTTS lớn hơn rất nhiều. Những năm qua, hoạt động truyền đạo của Tin lành trong vùng đồng bào DTTS là một trong những vấn đề phức tạp nhất về chính trị - xã hội của các tỉnh trong vùng, gây ra nhiều tác động, hậu quả xấu trên nhiều mặt của đời sống xã hội. Về mặt xã hội, việc phát triển tràn lan, bất chấp những quy định của Nhà nước của đạo Tin lành ở nhiều nơi đã vi phạm pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trong vùng đồng bào DTTS. Trên thực tế, quá trình phát triển đạo Tin 3 lành ở Đác Lắc đã gây nên sự chia rẽ sâu sắc trong cộng đồng, làm phai nhạt một phần ý thức công dân trong đồng bào (chủ trương không liên quan đến chính trị, tín đồ không tham gia các phong trào quần chúng, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân, đẩy một bộ phận tín đồ đến chỗ bất hợp tác với chính quyền…) Về chính trị, các thế lực thù địch bên ngoài câu kết với các phần tử phản động trong nước tìm cách lợi dụng đạo Tin lành như một lực lượng tinh thần để lôi kéo, lừa bịp, kích động một bộ phận quần chúng chống lại chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, gây nên những hậu quả đáng lo ngại. Sau ngày miền Nam được giải phóng, hoạt động của tổ chức phản động FULRO thường gắn với hoạt động của đạo Tin lành trong vùng đồng bào DTTS, nhiều giáo sĩ Tin lành là những lãnh đạo chủ chốt của FULRO; nhiều tín đồ là cơ sở tin cậy, là lực lượng của FULRO. Việc thành lập cái gọi là “Tin lành Đê-ga” gần đây đã kích động sự kỳ thị, chia rẽ tôn giáo giữa đồng bào DTTS với người Kinh và đã lừa phỉnh, lôi kéo được một số người tham gia. Trong hai vụ bạo loạn chính trị trong vùng DTTS ở Tây Nguyên năm 2001 và năm 2004 có nhiều tín đồ tự xưng là “Tin lành Đê-ga” tham gia. Toàn Tây Nguyên hiện vẫn còn gần 7.000 người DTTS tự xưng là tín đồ của “Tin lành Đê-ga”. Nguy hiểm hơn, chúng coi “Tin lành Đê-ga” như là cơ sở tinh thần của cái gọi là “Nhà nước Đê-ga độc lâp”. Hiện nay, các thế lực thù địch lợi dụng Tin lành, dựa vào lực lượng quần chúng là người DTTS Tây Nguyên, kích động số đông tín đồ làm lực lượng đối trọng với ta. Trong bối cảnh giao lưu rộng mở, các tổ chức và cá nhân của Hội thánh Tin lành vẫn tiếp tục bị lợi dụng vì âm mưu thù địch, chống phá cách mạng Việt Nam. Về đối ngoại, các thế lực thù địch đang ra sức vu cáo ta vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo, trong đó có vấn đề đạo Tin lành ở Tây Nguyên. Từ đó, trong hoạt động đối ngoại họ đưa nhiều yêu sách để gây sức ép với ta. 4 Trước tình hình Tin lành phát triển phức tạp, việc thực hiện chính sách tôn giáo như thừa nhận hoạt động Tin lành bình thường, cho đăng ký và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hành đạo đã đem lại những mặt tích cực, tạo ra tâm lý phấn khởi, tin tưởng trong đại đa số đồng bào có đạo. Tuy nhiên, ở nhiều nơi công tác đối với Tin lành vẫn còn nhiều hạn chế, nên hiện tại một bộ phận đồng bào có tâm lý hoang mang, lo lắng, giảm nhiệt tình và thái độ hợp tác tích cực. Mặt khác, do đạo Tin lành đang tồn tại trong trạng thái nửa hợp pháp, nửa không hợp pháp, có hệ phái chính thức, có hệ phái không chính thức, nơi đã được công nhận, nơi chưa được công nhận, nên tình hình của đạo Tin lành trong vùng DTTS ở các tỉnh Tây Nguyên vẫn còn là vấn đề hết sức phức tạp, không những gây khó khăn, lúng túng cho công tác quản lý nhà nước, mà còn nhiều mặt kẻ địch có thể lợi dụng chuyển hướng hoạt động theo hướng chính trị hóa, đưa đạo Tin lành thoát khỏi sự kiểm soát của chính quyền. Vấn đề Tin lành ở Tây Nguyên nói chung, ở Đác Lắc nói riêng, trong quá khứ cũng như hiện tại luôn gắn liền với vấn đề dân tộc. Cho nên, việc đẩy mạnh công tác vận động quần chúng trong vùng đồng bào DTTS theo đạo Tin lành ở tỉnh Đác Lắc được coi như là một trong những giải pháp tích cực để vừa thực hiện tốt chính sách dân tộc, vừa thực hiện tốt chính sách tôn giáo của Đảng, góp phần ổn định tình hình tư tưởng, sản xuất và nâng cao đời sống cho đồng bào, giữ vững ổn định an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh hiện nay. Trong nhiều năm qua, các tổ chức đảng trong tỉnh Đác Lắc đã chú trọng lãnh đạo công tác quần chúng, đặc biệt là công tác quần chúng trong vùng DTTS, và đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần làm ổn định tình hình. Song, sự lãnh đạo của các tổ chức đảng ở tỉnh Đác Lắc đối với công tác vận động đồng bào DTTS theo đạo Tin lành còn nhiều lúng túng, hạn chế. Để nâng cao hơn nữa chất lượng lãnh đạo của các tổ chức đảng đối với công tác quần chúng trong vùng DTTS theo đạo Tin 5 lành đòi hỏi phải có sự nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn một cách hệ thống và tìm ra được những giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể, có tính khả thi. Luận văn này cố gắng đóng góp một phần vào yêu cầu thực tiễn cấp bách đó. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đác Lắc là một trong những địa bàn chiến lược quan trọng và là địa bàn có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì thế, việc đầu tư nghiên cứu toàn diện về Tây Nguyên nói chung và Đác Lắc nói riêng từ lâu đã được quan tâm với những quy mô, mức độ và các lĩnh vực khác nhau. Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách chỉ đạo, lãnh đạo rất quan trọng đối với vấn đề dân tộc, tôn giáo có liên quan trực tiếp đến vùng Tây Nguyên, tiêu biểu là Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001 – 2010; Quyết định 168/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc định hướng dài hạn kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa VIII về tăng cường công tác quần chúng của Đảng; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa IX về công tác dân tộc, công tác tôn giáo; Thông báo 160-TB/TW của Bộ Chính trị về chủ trương công tác đối với đạo Tin lành trong tình hình mới; Chỉ thị 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành Bên cạnh đó, ý thức rõ tầm quan trọng của vấn đề đẩy mạnh công tác quần chúng nói chung và công tác quần chúng ở vùng đồng bào DTTS theo đạo Tin lành nói riêng, nhiều công trình khoa học xã hội cũng đã được triển khai nghiên cứu, tiêu biểu như: Chương trình Tây Nguyên I, Chương trình Tây Nguyên II, trong đó một phần nghiên cứu đánh giá, đề xuất giải pháp về công tác quần chúng. Đáng chú ý là một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về tôn giáo như: “Một số tôn giáo ở Việt 6 Nam” năm 2005, “Bước đầu tìm hiểu đạo Tin lành trên thế giới và ở Việt Nam” năm 2002 của TS Nguyễn Thanh Xuân - Phó Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ; “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên” năm 2005 của PGS, TS Trương Minh Dục; Đề tài nghiên cứu của Ban Tôn giáo Chính phủ “Một số giải pháp và chính sách đối với vấn đề tôn giáo trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Đắc Lắc” năm 2002; các công trình nghiên cứu về Tin lành Tây Nguyên của Nguyễn Xuân Hùng Ngoài ra còn có những ý kiến chỉ đạo, những công trình nghiên cứu của một số nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu về Tin lành và công tác đối với đạo Tin lành được đăng tải trên các tạp chí, các báo trong nước như: “Chính sách đối với tôn giáo nói chung và Tin lành nói riêng trong tình hình mới” của Lê Quang Vịnh - Nguyên Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ; Kỷ yếu hội thảo “Tin lành Mỹ, Tin lành Việt Nam - Dự báo tình hình và giải pháp điều chỉnh”, Vụ Nghiên cứu chiến lược Bộ Công an; “Thực trạng phát triển đạo Tin lành vùng đồng bào DTTS - những kiến nghị về chủ trương và giải pháp” của TS Trịnh Xuân Giới, Nguyên Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương; “Quá trình thực hiện chính sách dân tộc - tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta qua tổng kết thực tiễn ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ” của GS, TS Lê Hữu Nghĩa Những công trình nghiên cứu đó đã cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách về công tác quần chúng nói chung và trong vùng đồng bào DTTS có đạo ở Tây Nguyên nói riêng. Đây cũng là cơ sở để tác giả kế thừa và đi sâu vào những vấn đề mới liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu, riêng biệt về sự lãnh đạo của đảng bộ địa phương đối với công tác vận động quần chúng trong vùng đồng bào DTTS theo đạo Tin lành ở Đác Lắc. Luận văn này hy vọng sẽ góp phần nhỏ vào sự tìm tòi, đề ra những giải pháp hữu ích cho vấn đề đang cần sự đầu tư, nghiên cứu 7 nhiều hơn này trong quá trình xây dựng Tây Nguyên ngày càng ổn định và phát triển. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục tiêu Nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng sự lãnh đạo của các tổ chức đảng đối với công tác vận động đồng bào DTTS theo đạo Tin lành ở tỉnh Đác Lắc, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cụ thể, thiết thực để nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo của các tổ chức đảng đối với công tác vận động quần chúng trong vùng đồng bào DTTS theo đạo Tin lành của tỉnh. 3.2. Nhiệm vụ - Phân tích, làm rõ những vấn đề thực tiễn của việc truyền bá đạo Tin lành ở Đác Lắc, việc kẻ địch lợi dụng đạo Tin lành trong thời gian qua, đánh giá đúng sự tác động của đạo Tin lành đến tình hình chính trị, xã hội của tỉnh và tư tưởng, đời sống của đồng bào DTTS theo Tin lành. - Đánh giá đúng thực trạng, rút ra nguyên nhân và kinh nghiệm về sự lãnh đạo của các tổ chức đảng tỉnh Đác Lắc đối với công tác vận động đồng bào DTTS theo đạo Tin lành. - Xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu, cụ thể để nâng cao chất lượng lãnh đạo của các tổ chức đảng đối với công tác vận động đồng bào DTTS theo đạo Tin lành của tỉnh Đác Lắc trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng tình hình đạo Tin lành và vấn đề nâng cao chất lượng lãnh đạo công tác vận động quần chúng đối với đồng bào DTTS theo đạo Tin lành của các tổ chức đảng địa phương từ tỉnh đến cơ sở của tỉnh Đác Lắc. Luận văn giới hạn thời gian nghiên cứu tư liệu và tình hình thực tế chủ yếu từ năm 2001 (sau vụ biểu tình, bạo loạn chính trị tháng 02-2001) đến nay. 8 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Luận văn được thực hiện trên cơ sở những quan điểm và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng, dựa trên các nghị quyết, chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam và thực tiễn tình hình công tác quần chúng ở tỉnh Đác Lắc. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể của luận văn kết hợp chặt chẽ giữa lô-gích với lịch sử; sử dụng các phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập số liệu, đối chiếu, thống kê, phân tích, tổng hợp, coi trọng phương pháp tổng kết thực tiễn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Góp phần đánh giá đúng thực trạng sự lãnh đạo của các tổ chức đảng đối với công tác vận động đồng bào DTTS theo đạo Tin lành ở tỉnh Đác Lắc. - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của yêu cầu nâng cao chất lượng lãnh đạo của các tổ chức đảng đối với công tác vận động đồng bào DTTS theo đạo Tin lành ở Đác Lắc hiện nay. - Đề xuất những giải pháp cụ thể có tính khả thi để góp phần nâng cao chất lượng lãnh đạo của các tổ chức đảng đối với công tác vận động đồng bào DTTS theo đạo Tin lành trong giai đoạn mới. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo vận dụng vào thực tiễn công tác quần chúng hiện nay, góp phần vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác quần chúng ở các địa phương; làm tài liệu phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy về công tác quần chúng ở các trường chính trị khu vực Tây Nguyên. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 6 tiết. 9 10 Chương 1 SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐÁC LẮC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ THEO ĐẠO TIN LÀNH - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG TRONG HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐẢNG Ở TỈNH ĐÁC LẮC 1.1.1. Vị trí, vai trò và những nét đặc thù của công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo Tin lành ở tỉnh Đác Lắc 1.1.1.1. Một số đặc điểm tình hình các dân tộc thiểu số tỉnh Đác Lắc Đác Lắc là quê hương của đồng bào thuộc nhiều dân tộc, như: Ê-đê, M’nông, Gia-rai, Xê-đăng, Kinh Sau ngày miền Nam giải phóng, thực hiện chủ trương phân bổ lại lao động và dân cư trong phạm vi cả nước, tỉnh đã tiếp nhận hàng chục vạn đồng bào từ khắp mọi miền đất nước đến xây dựng kinh tế mới. Cùng với người bản địa, nhiều dân tộc khác cũng đến đây làm ăn sinh sống và tạo nên một đại gia đình với 43 dân tộc anh em. Theo số liệu thống kê, đến ngày 31-12-2006, dân số Đác Lắc là 1.701.496 người, mật độ 130,8 người/km 2 ; trong đó dân tộc Kinh chiếm 70,5%; các DTTS 486.313 người, riêng đồng bào DTTS tại chỗ là 313.021 người. Các dân tộc thiểu số tại chỗ gồm dân tộc Ê-đê 271.117 người, chiếm 15,8%; dân tộc M'nông 39.171 người, chiếm 2,3%; dân tộc Gia-rai 15.389 người, chiếm 0,9% Một số DTTS từ nơi khác đến có số dân khá lớn như dân tộc Tày 50.533 người, chiếm 2,95%, dân tộc Nùng 62.584 người, chiếm 3,64%, còn lại là các dân tộc khác [68, tr.15]. Qua rất nhiều lần tách nhập trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ, cũng như sau ngày đất nước hòa bình thống nhất, [...]... hoạt động của các tổ chức và cấp ủy đảng trong tỉnh nhằm làm cho các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục để nâng cao ý thức giác ngộ, sự hiểu biết của đồng bào về các chủ trương, chính sách đối với vùng đồng bào DTTS, về chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; vận động đồng bào thực hiện đúng những chủ trương và chính sách đó để... NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 2.1 ĐẠO TIN LÀNH VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI TỈNH ĐÁC LẮC 2.1.1 Tín ngưỡng, tôn giáo cổ truyền và vai trò của nó trong đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Đác Lắc Trước khi nghiên cứu quá trình xâm nhập và tác động của đạo Tin lành vào Đác Lắc, cần xem xét một số khía cạnh về vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo cổ truyền trong. .. nên, một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng lãnh đạo công tác vận động đồng bào DTTS theo đạo Tin lành ở Đác Lắc là sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng đối với chính quyền các cấp và cả hệ thống chính trị giải quyết kịp thời, đúng đắn các vấn đề phức tạp nảy sinh liên quan đến công tác đối với đồng bào DTTS và đồng bào theo đạo Tin lành Giải quyết kịp thời, đúng đắn các vấn đề phức tạp trong vùng đồng bào. .. dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời đề ra các chính sách cụ thể đối với các giai cấp, các tầng lớp xã hội, xây dựng cơ chế cụ thể để thực hiện phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước… Đồng bào DTTS nói chung và đồng bào DTTS theo đạo Tin lành nói riêng ở tỉnh Đác Lắc là một đối tượng vận động đặc biệt, do đó công... Trung ương, các chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự nhận định về tình hình thực tế của địa phương và các chủ trương lớn, các giải pháp chủ yếu của cấp ủy về công tác vận động nhân dân, công tác đối với tôn giáo, công tác đối với đồng bào theo đạo Tin lành… trong những năm trước mắt Nghị quyết của Tỉnh ủy, của các huyện ủy là cơ sở quan trọng và trực tiếp nhất để Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt... tác vận động đồng bào DTTS nói chung, đồng bào DTTS theo đạo Tin lành nói riêng; các tổ chức đảng mới quán triệt và thực hiện tốt chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng, nhiệm vụ công tác của các cấp ủy, tổ chức đảng đề ra trong công tác vận động nhân dân Hai là, các tổ chức và các cấp ủy đảng xác định đúng nội dung và phương pháp vận động quần chúng nói chung, vận động đồng bào DTTS theo... Kinh với đồng bào DTTS, giữa các cơ quan, ban, ngành tỉnh, huyện với các buôn, làng của đồng bào DTTS, vận động các doanh nghiệp trên địa bàn hỗ trợ các vùng khó khăn và các hình thức khác… - Mức độ cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào, về an ninh chính trị, trật an toàn xã hội trên địa bàn… Năm là, thông qua công tác vận động đồng bào DTTS theo đạo Tin lành, các cấp ủy đảng trong tỉnh. .. đúng định hướng và đạt được đầy đủ các mục tiêu, yêu cầu: - Củng cố mối quan hệ đoàn kết, thống nhất trong cộng đồng các dân tộc Đồng bào các DTTS ở Đác Lắc từ bao đời nay sống và làm việc trong mối quan hệ cộng đồng tốt đẹp Trong đấu tranh cách mạng trước đây, cũng như trong công cuộc xây dựng xã hội mới hiện nay, đồng bào luôn có những đóng góp tích cực và hiệu quả Việc một bộ phận đồng bào DTTS theo... hiện trong thời gian trước lễ bỏ mả Như vậy, rõ ràng tín ngưỡng là một vấn đề hệ trọng trong đời sống xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số Với niềm tin vào hệ thống thần linh và với những quan niệm tín ngưỡng thần bí đa dạng như vậy, đồng bào luôn luôn có một đời sống tâm linh và thực sự có nhu cầu về tâm linh Tuy nhiên, có thể nói, hệ tín ngưỡng của đồng bào còn ở trình độ sơ khai, đơn giản với quan... trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Đồng bào DTTS theo đạo Tin lành ở Đác Lắc là 19 một đối tượng đặc biệt trong công tác dân vận của tỉnh, nhưng họ cũng chính là một bộ phận dân cư cấu thành các thành phần dân tộc trong tỉnh Cho nên, phải xem đây là một bộ phận nhân dân cấu thành, lực lượng lao động, sức mạnh chung của tỉnh Bộ phận theo Tin lành vì bị lợi dụng, lừa mị nhằm phục vụ cho mục đích chính . Ban Tôn giáo Chính phủ Một số giải pháp và chính sách đối với vấn đề tôn giáo trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Đắc Lắc năm 2002; các công. Một số giải pháp và chính sách đối với vấn đề tôn giáo trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Đắc Lắc 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề