Phương thức cho vay

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - Phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng (VIB - Đinh Tiên Hoàng) (Trang 32)

- Cho vay từng lần

- Cho vay theo dự án đầu tư - Cho vay đồng tài trợ - Cho vay trả góp

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng - Cho vay theo hạn mức thấu chi.

1.5.3. Cách thức thu nợ gốc, lãi vay và quy trình tín dụng tại NHTM

1.5.3.1. Cách thức thu nợ gốc và lãi vay

Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận về việc trả nợ gốc và lãi vốn vay như sau:

- Các kỳ hạn trả nợ gốc;

- Các kỳ hạn trả lãi vốn vay cùng với kỳ hạn trả nợ gốc hoặc theo kỳ hạn riêng;

- Đồng tiền trả nợ và việc bảo toàn giá trị nợ gốc bằng các hình thức thích hợp, phù hợp với qui định của pháp luật.

Đối với khoản nợ vay không trả nợ đúng hạn, được ngân hàng đánh giá là không có khả năng trả nợ đúng hạn và không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thì số dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó là nợ quá hạn và ngân hàng thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ; việc phạt chậm trả đối với nợ quá hạn và nợ lãi vốn vay cho hai bên thỏa thuận trên cơ sở qui định của pháp luật. Ngân hàng phân loại toàn bộ số dư nợ gốc của khách hàng vay có nợ quá hạn vào tài khoản cho vay thích hợp theo qui định của ngân hàng nhà nước.

Ngân hàng và khách hàng có thể thỏa thuận về điều kiện, số lãi vốn vay, phí phải trả trong trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn.

Trả nợ vay bằng ngoại tệ: Khoản cho vay bằng ngoại tệ nào thì phải trả nợ gốc và lãi vốn vay bằng ngoại tệ đó; trường hợp trả nợ bằng ngoại tệ khác hoặc đồng Việt Nam, thì thực hiện theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng phù hợp với qui định về quản lý ngoại hối của chính phủ và hướng dẫn của ngân hàng nhà nước

1.5.3.2. Quy trình tín dụng tiêu dùng tại NHTM

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, sự phát triển của ngân hàng hiện đại và công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ việc các ngân hàng bắt đầu đầu tư mạnh mẽ và công nghệ và chuyển hướng tăng nguồn thu từ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Điều này được thể hiện rõ nét khi các ngân hàng thương mại (NHTM) cạnh tranh để triển khai và cung cấp các sản phẩm như tiết kiệm đa dạng nhiều hình thức linh hoạt dịch vụ thẻ và các tiện ích gia tăng của thẻ, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, ngoại hối, cho vay tiêu dùn g... Hiện nay, các NHTM đang tập trung đầu tư ứng dụng công nghệ, nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ, trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên, củng cố thương hiệu thông qua quảng bá và chăm sóc khách hàng.

Chương 1 của khóa luận đề cập đến một số kiến thức tổng quan về ngân hàng thương mại. Thông qua việc tìm hiểu các lý thuyết về ngân hàng thương mại, cho vay tiêu dùng, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động ngân hàng thương mại nói chung cũng như các vấn đề liên quan đến chất lượng hoạt đông cho vay tiêu dùng và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng, từ đó làm tiền đề quan trọng để đi sâu vào việc phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng và định hướng phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) - Đinh Tiên Hoàng.

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VIB - ĐINH TIÊN HOÀNG

2.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng VIB

2.1.1. Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế (VIB)

2.1.1.1. Lịch sử hình thành

Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế hay Ngân hàng Quốc tế (INTERNATIONAL COMMERCIAL JOINT STOCK BANK), viết tắt là VIB, được thành lập theo quyết định số 22/QĐ/ NH5 ngày 25/1/1996 của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. Ngày 18/9/1996 chính thức đi vào hoạt động.

2.1.1.2. Những thành tựu VIB đạt được trong những năm gần đây

Năm 2010: Vào tháng 2 năm 2010, VIB vinh dự nhận Cờ thi đua khen thưởng của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cho tập thể cán bộ nhân viên ngân hàng vì những thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống trong năm 2009. Cờ thi đua là phần thưởng xứng đáng và nguồn động viên khích lệ kịp thời từ NHNN Việt Nam đối với những nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ nhân viên VIB đã làm việc và cống hiến không chỉ cho ngành tài chính tiền tệ nước nhà mà cho chính sự ổn định của nền kinh tế quốc gia.

VIB đã đứng trong nhóm 10 doanh nghiệp có chất lượng dịch vụ tốt nhất Việt Nam (Top Trade Service Award) năm 2010 do Bộ Công Thương trao tặng. Giải thưởng ghi nhận những nỗ lực trong việc áp dụng mô hình kinh doanh mới, việc cải thiện chất lượng dịch vụ của VIB đã có bước chuyển biến rõ rệt. Đây là lần thứ 2 liên tiếp, VIB vinh hạnh được đón nhận danh hiệu này (2009, 2010).

Giải thưởng Doanh nghiệp dịch vụ tốt nhất đối với dịch vụ tiết kiệm và ATM do độc giả báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn.

Năm 2011: Giải thưởng Doanh nghiệp dịch vụ tốt nhất năm 2011 đối với dịch vụ tiết kiệm và ATM do độc giả báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn, Giải thưởng

“Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế xuất sắc”, Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước, Giải thưởng “Ngân hàng thực hiện xuất sắc nghiệp vụ thanh toán quốc tế”.

Năm 2012: Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2012, Giải thưởng

“Ngân hàng phát hành tốt nhất khu vực Đông Á và Thái Bình Dương trong Chương trình Tài trợ Thương mại Toàn cầu (GTFP)”, Danh hiệu Thương hiệu mạnh Việt Nam.

Năm 2013: Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Giải thưởng “Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế xuất sắc”, Giải chương trình “Doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm An sinh xã hội và Phát triển cộng đồng”.

2.1.1.3. Tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi của VIB

a) Tầm nhìn

Trở thành ngân hàng sáng tạo và hướng tới khách hàng nhất tại Việt Nam.

b) Sứ mạng

- Đối với khách hàng: Vượt trội trong việc cung cấp các giải pháp sáng tạo nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng.

- Đối với nhân viên: Xây dựng văn hóa hiệu quả, tinh thần doanh nhân và môi trường làm việc hiệu quả.

- Đối với cổ đông: Mang lại các giá trị hấp dẫn và bền vững cho cổ đông. - Đối với cộng đồng: Tích cực đóng góp vào sự phát triển cộng đồng...

c) Giá trị cốt lõi - Hướng tới khách hàng - Nỗ lực vượt trội - Trung thực - Tinh thần đồng đội - Tuân thủ kỷ luật.

2.1.2. Giới thiệu về NHTMCP Quốc tế - PGD Đinh Tiên Hoàng (VIB - ĐinhTiên Hoàng) Tiên Hoàng)

2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển VIB – Đinh Tiên Hoàng

NHTMCP Quốc tế - Đinh Tiên Hoàng nằm ở số 126-128 Đinh Tiên Hoàng, Phường 1, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. Phòng giao dịch được mở theo Quyết định số 420/2008/ QĐ – HĐQT ngày 19/10/2008 của Chủ tịch hội đồng quản trị. NHTMCP Quốc tế chi nhánh Đinh Tiên Hoàng chính thức đi vào hoạt động ngày 24/12/2008.

Quyết định mở phòng giao dịch nằm trong chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng, hoạt động trên địa bàn tiềm năng của ngân hàng với đặc điểm là nơi tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, các cá nhân buôn bán… nên khách hàng luôn cần có nhu cầu vốn cho hoạt động của

Khối/ Phòng/ Ban/ Trung tâm hội sở VIB

Phòng giao dịch

Phòng kinh doanh Phòng dịch vụ

khách hàng

Tín dụng doanh nghiệp Giao dịch tín dụng Tín dụng cá nhân

mình. Tuy nhiên ở khu vực này cũng có khá nhiều ngân hàng cùng hoạt động như Agribank, Nam Á, Sacombank,…Do đó sẽ có sự cạnh tranh gay gắt, thị phần sẽ bị san sẻ nhiều vì vậy phòng giao dịch luôn tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, cung cấp đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ; đồng thời thu hút, lôi kéo các khách hàng tiềm năng đến với ngân hàng.

2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức VIB - Đinh Tiên Hoàng

a) Sơ đồ tổ chức PGD

VIB - Đinh Tiên Hoàng gồm 2 phòng chính là phòng kinh doanh và phòng dịch vụ khách hàng.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng giao dịch

b) Chức năng và nhiệm vụ của các phòng

PGD Đinh Tiên Hoàng là một kênh phân phối của NHTMCP Quốc Tế, là đầu mối cung cấp sản phẩm, dịch vụ VIB cho khách hàng. Tổ chức quản lý, vận hành và kinh doanh theo quy định của Pháp luật, Ngân Hàng Nhà Nước và của VIB.

PGD Đinh Tiên Hoàng chịu sự hướng dẫn về mặt nghiệp vụ của các Khối/ Phòng/ Ban/ Trung tâm hội sở VIB và chịu sự chỉ đạo của Tổng giám đốc VIB

Phòng kinh doanh

Tín dụng cá nhân có các chức năng và nhiệm vụ sau:

- Chuyên môn hóa theo sản phẩm: tín dụng cá nhân phải hiểu biết sâu rộng về sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác nhau để có cơ sở quản lý rủi ro thuộc phạm vi danh mục sản phẩm mà họ phụ trách được tốt hơn cũng như không bỏ qua các cơ hội thúc đẩy doanh số bán hàng.

- Phát triển kênh phân phối: phát triển mối quan hệ với các đối tác phân phối hàng hóa dịch vụ tiêu dùng (bảo hiểm, chứng khoán, các siêu thị...) để tránh tình trạng bị các đối thủ cạnh tranh khác lôi kéo. Đồng thời thường xuyên đến thăm đối tác tiềm năng để kịp thời nắm bắt được nhu cầu của họ và xúc tiến liên kết với ngân hàng.

- Phát triển cơ sở khách tiềm năng: tổ chức thu thập, mua hoặc hợp tác chia sẻ danh sách KH tiềm năng để phân đoạn chào bán phù hợp với từng sản phẩm dịch vụ khách hàng cá nhân; tổ chức bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng cá nhân trong các khách hàng doanh nghiệp và định chế của ngân hàng.

- Lập kế hoạch khai thác khách hàng theo từng khu vực, địa bàn chi nhánh được phân công trên cơ sở chỉ tiêu, định hướng của PGD; kế hoạch khai thác khách hàng chi tiết, cụ thể đến số khách hàng và doanh số ước tính cho từng sản phẩm.

- Hướng dẫn hồ sơ và thẩm định khách hàng: thực hiện hướng dẫn khách hàng hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định khách hàng theo quy định và hướng dẫn của VIB theo cách thức chuyên nghiệp, khách quan, trung thực và đảm bảo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp.

- Kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng, ghi nhật ký công việc hàng ngày, phát triển cá nhân.

Bộ phận tín dụng cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Luôn đảm bảo các hoạt động kinh doanh hoàn toàn tuân thủ các quy định của luật, NHNN và các cơ quan pháp luật khác.

- Luôn đảm bảo các hoạt động kinh doanh hoàn toàn tuân thủ các quy tắc hành vi ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của ngân hàng.

Tín dụng doanh nghiệp: bao gồm chức năng, nhiệm vụ tương tự tín dụng cá nhân tuy nhiên đối tượng khách hàng của họ là các doanh nghiệp.

Giao dịch tín dụng có các chức năng và nhiệm vụ sau:

- Kiểm tra điều kiện vay vốn của khách hàng trên báo cáo thẩm định tín dụng.

- Thông báo cho khách hàng khoản vay đã được chấp nhận, từ chối. - Đảm bào về điều kiện cũng như các thủ tục để hoàn tất hợp đồng vay. - Hoàn thiện hợp đồng đảm bảo tiền vay.

- Lưu trữ hồ sơ đảm bảo tiền vay. - Định giá tài sản.

- Giám sát ngày đáo hạn của hợp đồng bảo hiểm, bảo lãnh và các giấy tờ khác.

- Giám sát việc xuất trình đúng hạn các tài liệu của người vay theo cam kết.

- Tính điểm mức độ tín nhiệm của khách hàng.

- Theo dõi, xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng vay. - Xử lý khoản vay.

- Giám sát và báo cáo kịp thời các khoản vay đã được phê duyệt nhưng chưa rút vốn. - Giám sát các điều kiện, khoản vay trong hợp đồng.

- Lưu giữ hồ sơ tín dụng, báo cáo thống kê và đầu mối văn thư của khối.

- Ghi nhật ký công việc hằng ngày. - Cải thiện quy trình.

- Tuân thủ tuyệt đối các quy định, chính sách của nhà nước và VIB. - Các vấn đề khác do Trưởng phòng giao phó.

Phòng dịch vụ khách hàng

Hoạt động chính của phòng dịch vụ khách hàng là: - Nhận tiền gửi tiết kiệm của khách hàng.

- Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước. - Các hoạt động kiên quan đến thẻ ATM.

- Kiều hối.

- Các hoạt động khác.

c) Cơ cấu tổ chức nhân sự

Bảng 2.1: Mô hình hoạt động của VIB - PGD Đinh Tiên Hoàng

STT HỌ TÊN Giới

tính Tuổi Trình độ CHỨC VỤ

1 Trần Cao Cường Nam 31 Trên đại học

Phó giám đốc ngân hàng bán lẻ

2 Lâm Trọng Tuân Nam 28 Đại học Quản lý khách hàng cao cấp 3 Lê Thanh Tùng Nam 29 Trên đại

học

Quản lý khách hàng

4 Nguyễn Thị Như Quỳnh Nữ 25 Đại học Giao dịch viên

5 Nguyễn Thị Thành Lai Nữ 34 Đại học Kiểm soát viên

6 Nguyễn Thị Thanh Ngọc Nữ 30 Đại học Trợ lý quan hệ khách hàng 7 Nguyễn Việt Hà Nữ 24 Đại học Giao dịch viên

chính

8 Trịnh Thị Nguyên Nữ 28 Đại học Giao dịch viên

(ĐVT: Người)

Biểu đồ 2.1 : Biểu đồ thể hiện giới tính tại VIB - Đinh Tiên Hoàng

Số lượng lao động không nói lên hiệu quả của nó trong việc quản lý nguồn nhân lực mà phải xét trên khía cạnh sự hợp lý trong bộ máy làm việc và chất lượng của nguồn lao động đó trong hệ thống ngân hàng. Tại VIB - Đinh Tiên Hoàng có 8 nhân viên, trong đó gồm 3 nam và 6 nữ. Số lượng nữ tại phòng giao dịch gấp đôi số lượng nhân viên nam. Điều này cũng hợp lý bởi tính đặc thù của ngân hàng là thường xuyên tiếp xúc, giao dịch trực tiếp với khách hàng, mà nhân viên nữ lại có nhiều ưu thế hơn trong lĩnh vực này, ưu thế về cách cư xử, giọng nói, ngoại hình...

Xét về độ tuổi, nhân viên tại VIB - Đinh Tiên Hoàng điều có độ tuổi từ 24- 34. Nguồn lao động trẻ, ở độ tuổi này con người có khả năng giải quyết tốt các mâu thuẩn, khó khăn, tự chủ, độc lập, có khát khao đến thành công thành đạt. Vì vậy sự phát triển hoàn thiện về tâm sinh lý là tác động tốt thúc đẩy cho mọi hoạt động của PGD tốt hơn.

(ĐVT: Người)

Biểu đồ 2.2 : Trình độ học vấn của nhân viên tại VIB - Đinh Tiên Hoàng

Xét về trình độ: Lao động tại VIB - Đinh Tiên Hoàng đều là đại học và trên đại học. Trong số 8 người thì có đến 2 người có trình độ trên đại học. Điều đó thể hiện mục đích của ngân hàng nhằm nâng cao trình độ lao động cũng như chất lượng của nhân viên thông qua tuyển dụng lao động có kiến thức để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu phong phú, đa dạng của khách hàng và yêu cầu về công việc ngày càng phức tạp và khó khăn. Người đứng đầu tại PGD có trình độ trên đại học nhằm đảm bảo khả năng hoạch định, tổ chức, điều hành và kiểm soát hiệu quả.

Như vậy xét về giới tính, độ tuổi hay trình độ thì tại VIB - Đinh Tiên Hoàng việc bố trí như trên là hoàn toàn phù hợp và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - Phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng (VIB - Đinh Tiên Hoàng) (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w