Nâng cao chất lượng trình độ cho nhân viên tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - Phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng (VIB - Đinh Tiên Hoàng) (Trang 83)

3.2.2.1. Cơ sở đề xuất

Xuất phát từ khó khăn của VIB - Đinh Tiên Hoàng là thiếu nhân viên thường xuyên có nhân viên từ PGD hoặc chi nhánh khác thuyên chuyển qua một thời gian. Vấn đề này làm nảy sinh khó khăn trong việc giao dịch, hổ trợ khách hàng và làm xuất hiện nhiều rủi ro.

Trong định hướng kinh doanh chính của VIB năm 2014 thì định hướng quản lý rủi ro là một vấn đề quan trọng được đặt lên hàng đầu. Tại PGD để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì cần thực hiện tốt việc quản lý rủi ro.

Nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng thường được chia thành ba nhóm: nguyên nhân thuộc về ngân hàng, nguyên nhân thuộc về người vay, nguyên nhân khác. Cụ thể, về phía ngân hàng, nhân viên tín dụng gắn liền với hoạt động cho vay

tiêu dùng và gắn liền với rủi ro. Trình độ nhân viên tín dụng càng cao cả về chuyên môn và kiến thức xã hội thì việc phân tích, đánh giá càng tốt. Chính do sự yếu kém của đội ngũ cán bộ, nhân viên của hệ thống ngân hàng bao gồm cả về năng lực và phẩm chất đạo đức. Cụ thể, nếu cán bộ tín dụng non kém về trình độ, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm thì sẽ không có khả năng thẩm định và xử lý thông tin khách hàng một cách chính xác, dẫn đến chất lượng tín dụng thấp, rủi ro cao. Chưa kể, nếu cán bộ tín dụng không tuân thủ theo đúng quy trình tín dụng thì việc mất vốn rất dễ xảy ra. Đặc biệt, cán bộ tín dụng có mà phẩm chất đạo đức kém, rất dễ bị cám dỗ, gây nên những thiệt hại lớn cho ngân hàng. Trong khi công tác giám sát của các cấp quản lý trong ngân hàng lỏng lẻo, dẫn đến không có những chỉ đạo kịp thời để ngăn ngừa và xử lý rủi ro xảy ra….Ngoài nguyên nhân trên những rủi ro tín dụng còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác xuất hiện từ môi trường xung quanh như chất lượng thông tin, biến động kinh tế, chính sách pháp luật…

3.2.2.2. Mục tiêu

Tiếp tục phát huy điểm mạnh của ngân hàng, xây dựng đội ngũ nhân viên giỏi, nhận được ý kiến tốt từ khách hàng, duy trì số điểm khảo sát ý kiến khách hàng từ 3.6 trở lên đối với chất lượng dịch vụ. Hạn chế tối đa rủi ro từ nhân viên ngân hàng. Đồng thời nâng cao trình độ nhân viên không những giỏi chuyên môn mà còn am hiểu nhiều lĩnh vực khác. Không còn việc thuyên chuyển nhân viên từ nơi này sang nơi khác vì thiếu nhân sự.

3.2.2.3. Nội dung thực hiện

Trong bất cứ ngành nghề nào, nguồn nhân lực luôn là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Ngành tài chính ngân hàng cũng không ngoại lệ.

Trong bối cảnh hiện nay, công việc của nhân viên tín dụng khá phức tạp, nhân viên tín dụng là người trực tiếp quan hệ với khách hàng, là người thường xuyên tiếp xúc, trao đổi và kiểm tra khách hàng nên mối quan hệ giữa nhân viên tín dụng và khách hàng rất mật thiết. Điều này đòi hỏi nhân viên tín dụng cần có những phẩm chất, đặc điểm nhất định như trung thực, liêm khiết và có trách nhiệm.

Ngoài phẩm chất tốt thì trình độ nghiệp vụ và ý thức tuân thủ cũng là những yếu tố cần thiết để tránh được những sơ hở trong khâu thẩm định, kiểm tra và giám sát, từ đó có thể mang lại hiểu quả cao hơn.

Để nâng cao chất lượng trình độ nhân viên tín dụng thì :

Thứ nhất là phải ổn định nhân sự: Những vấn đề quan trọng đặt ra cho đội ngủ quản lý phòng giao dịch là đảm bảo tính ổn định và chất lượng nhân sự tại PGD. Để làm tốt điều này ngoài giải quyết những vấn đề cơ bản liên quan đến quyền lợi của nhân viên đã được lãnh đạo của ngân hàng quyết định như cải tổ tiền lương, tiền thưởng, các bộ quản lý các cấp tại PGD cần phải tìm ra những phương pháp quản lý hiệu quả nhằm dung hòa giữa những tính cách khác biệt của những nhân viên khác nhau. Có như vậy mới giải quyết được vấn đề cốt lõi của công tác nhân sự và làm nền tảng cho sự phát triển ổn định của PGD.

Thứ hai là sự phát triển nhanh về quy mô kinh doanh kéo theo một tất yếu là nhân sự tăng nhanh, công tác đào tạo chưa theo kịp với nhịp độ tăng nhân sự. Vấn đề đào tạo phải được Ban lãnh đạo ngân hàng lên kế hoạch và được triển khai theo một chương trình hành động cụ thể. PGD cần tự vạch ra lộ trình và quan tâm cụ thể đến công tác tự đào tạo, kiểm tra đánh giá nhân viên. Có kiểm tra đánh giá theo từng năm, từng quý, từng tháng thì công tác tự nghiên cứu sẽ được mọi nhân viên quan tâm đúng mức và khi đó trình độ của nhân viên sẽ được nâng lên tầm cao mới.

Thứ ba VIB - Đinh Tiên Hoàng cần phát huy tối đa khả năng cạnh tranh thông qua đội ngũ nhân viên trẻ, năng động: Với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, sáng tạo và phong cách phục vụ khách hàng chuyên nghiệp đã khẳng định sự tin tưởng và hài lòng của các đối tượng khách hàng đã dành cho ngân hàng trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, VIB - Đinh Tiên Hoàng cần phải quan tâm hơn nửa đến công tác đào tạo cho nhân viên để có được đội ngũ cán bộ nhân viên giỏi về nghiệp vụ, chuyên nghiệp trong kỹ năng phục vụ, chăm sóc khách hàng, kỷ năng bán chéo sản phẩm dịch vụ của ngân hàng và đạo đức nghề nghiệp.

Không chỉ nhân viên tín dụng tự trao dồi bổ sung kiến thức và trao đổi kinh nghiệm mà ngân hàng cần tạo điều kiện để nhân viên có thể tiếp xúc học hỏi kinh nghiệm từ các chi nhánh, phòng giao dịch khác, từ những cán bộ tín dụng khác. Đồng thời ngân hàng cũng nên thường xuyên mở các lớp đào tạo để nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và khả năng phán đoán cho nhân viên tín dụng.

Định kỳ tổ chức kiểm tra trình độ của nhân viên bổ sung kịp thời những kiến thức còn hạn chế, hoặc có thể tổ chức thi đua công tác tốt, khen thưởng đúng lúc,

kịp thời nhằm khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn. Các biện pháp khen thưởng phải hợp lý, rõ ràng, ngược lại cần có biện pháp xử lý thích đáng đối với những nhân viên thiếu tinh thần trách nhiệm, làm thất thoát vốn và gắn chặt tinh thần trách nhiệm của nhân viên tín dụng với khoản vay. Không ngừng bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao kiến thức nghiệp vụ cho nhân viên có như vậy thì công việc mới hoàn thành một cách tốt nhất và hiệu quả hoạt động của phòng giao dịch là tối đa.

Thứ tư là chuyên môn hóa nhân viên tín dụng: Mỗi nhân viên tín dụng sẽ được giao nhóm khách hàng nhất định, có đặc điểm chung về ngành nghề kinh doanh hoặc loại hình doanh nghiệp như một người phụ trách chính về cho vay thiêu dùng hoặc cho vay sản xuất kinh doanh...Như vậy sẽ dễ dàng hơn trong khâu thẩm định cũng như kiểm tra, đồng thời tiện cho quá trình nghiên cứu chuyên sâu từng đối tượng qua đó hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng, thực hiện tốt công tác tín dụng. Một người chuyên môn về một lĩnh vực sẽ nắm rõ hơn về đặc tính của từng sản phẩm, dịch vụ, khi đó công việc sẽ tiến hành nhanh hơn tiết kiệm thời gian và đạt hiểu quả cao hơn.

3.2.2.4. Lợi ích đạt được

Các nhân viên của VIB không phải thuyên chuyển từ PGD này sang PGD kia, chi nhánh này sang chi nhánh kia, tiết kiệm thời gian, chi phí cho nhân viên. Kiến thức chuyên môn và thực tế của nhân viên được nâng cao.

Quy trình tín dụng được chuyên môn hóa, nhân viên năng động và tích cực. Quá trình kiểm tra đánh giá sẽ loại bỏ cũng như hạn chế số lượng nhân viên yếu kém, tạo động lực cho nhân viên làm việc tốt hơn từ việc đánh giá. Góp phần tăng dư nợ cho vay tiêu dùng lên 13.47% so với năm 2013 (con số tính theo kết quả dự báo)

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - Phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng (VIB - Đinh Tiên Hoàng) (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w