1.4.1. Chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay
Mức độ tăng trưởng dư nợ tuyệt đối CVTD = dư nợ CVTD năm nay – dư nợ CVTD năm trước
Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng theo quy mô. Một ngân hàng có mức dư nợ cho vay tương đối và tuyệt đối trong năm tăng tức là hoạt động cho vay tiêu dùng đã mở rộng hơn.
1.4.2.Chỉ tiêu quay vòng vốn CVTD
Doanh số CVTD là số tiền mà ngân hàng tiến hành cho khách hàng vay trong một thời kỳ nhất định. Doanh số cao cho thấy quy mô cho vay tiêu dùng cao. Đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng CVTD. Chỉ tiêu quay vòng vốn CVTD được sử dụng nhằm để đánh giá hiệu quả sử dụng của các khoản CVTD của ngân hàng. Vòng quay này càng cao chứng tỏ ngân hàng quay vòng vốn nhanh, không bị ứ đọng vốn. Điều này tạo thuận lợi cho các cá nhân cũng như hộ gia đình trong việc sử dụng vốn từ đó nâng cao chất lượng tín dụng giúp tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
1.4.3. Tỷ lệ nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại
Đây là một trong các chỉ tiêu mà ngân hàng thường hay sử dụng trong quá trình đánh giá hiệu quả hoạt động của mình. Nó được xác định bằng tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của ngân hàng ở một thời điểm nhất định thường là một tháng, một quý hoặc một năm. Nếu ngân hàng xem xét thấy tỷ lệ nợ quá hạn cao tức khả năng thu hồi khoản vay đó gần như không chắc chắn chất lượng cho vay thấp, điều này có ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động của ngân hàng. Một ngân hàng được coi là hoạt động có hiệu quả thì tỷ lệ nợ quá hạn thấp.Vậy nợ quá hạn là gì? Nợ quá hạn là các khoản nợ mà khi đến kỳ hạn nợ khách hàng không trả được gốc và (hoặc) lãi đúng hạn, điều này đã vi phạm nguyên tắc cho vay của ngân hàng (khách hàng phải trả gốc và lãi đúng hạn) vì vậy có ảnh hưởng lớn đến tính an toàn của khoản vay gây rủi ro cho ngân hàng.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 Điều 4 : Phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể. Căn cứ vào thực trạng tài chính của khách hàng và/hoặc thời hạn thanh toán nợ gốc và lãi vay, tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện phân loại nợ theo năm (05) nhóm như sau:
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: + Các khoản nợ trong hạn;
+ Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày. - Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày; + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu. - Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
+ Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. - Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
+ Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
Chỉ tiêu này thường nói lên chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Thông thường chỉ số này dưới mức 3% thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng bình thường. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ trọng trên tổng dư nợ lớn thì nó phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng kém, rủi ro tín dụng lớn và ngược lại.
Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5 theo quy định về phân loại nợ tại quyết định số 439 của NHNN. Thông thường các khoản nợ này được xử lý bằng cách trích lập dự phòng để xóa nợ. Khoản dự phòng này được tính toán dựa trên tình hình dư nợ quá hạn và trên cơ sở các khoản vay được đảm bảo hay không. Chỉ tiêu này càng thấp thì chất lượng của hoạt động tín dụng càng cao, rủi ro của các khoản vay của ngân hàng càng được giảm thiểu.
1.4.4. Chỉ tiêu mức sinh lời của đồng vốn CVTD
Đây là một trong các chỉ tiêu quan trọng quyết định đến chất lượng CVTD của NHTM. Nguồn thu nhập của ngân hàng chủ yếu từ lãi thu được của hoạt động cho vay của ngân hàng. Nó chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng thu nhập của ngân hàng, tạo ra lợi nhuận đồng thời đảm bảo bù đắp được các khoản chi phí cho ngân hàng như chi phí huy động tiền gửi, chi phí nhân viên…Vì vậy khi đánh giá các khoản vay của ngân hàng thương mại cần xem xét đến khả năng sinh lời của nó. Chỉ tiêu mức sinh lời được đo bằng tổng thu lãi từ nghiệp vụ cho vay tiêu dùng trên dư nợ bình quân.
Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng CVTD càng tốt nguồn lợi nhuận ngân hàng tạo ra từ hoạt động này càng lớn.
Ngoài các chỉ tiêu trên vẫn còn các chỉ tiêu khác như chỉ tiêu cơ cấu tín dụng, chỉ tiêu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu… và các chỉ tiêu định tính như công tác thẩm định cho vay, quy chế cho vay, thời gian cho vay…Mỗi chỉ tiêu dù định tính hay định lượng đều có những ý nghĩa. Vì vậy khi xem xét đánh giá chất lượng CVTD không chỉ xem xét một chỉ tiêu mà phải xem xét một cách tổng hợp các chỉ tiêu trên.
1.5. Chính sách cho vay tiêu dùng, phương thức và cách thức thu nợ gốc và lãi vay tại NHTM
1.5.1. Đối tượng, phạm vi và nguyên tắc cho vay
1.5.1.1.Đối tượng, phạm vi cho vay
- Cho vay bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với khách hàng của ngân hàng không phải là các TCTD nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống.
- Nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu thương phiếu và GTCG khác, cho vay cầm đồ, cho vay dưới hình thức thấu chi, được thực hiện theo quy định của tổng giám đốc.
- Khi cho vay bằng ngoại tệ, NHTM và khách hàng phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
1.5.1.2. Nguyên tắc cho vay
Khách hàng vay vốn của ngân hàng phải đảm bảo:
+ Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. + Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp
đồng tín dụng.
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật và NHTM
1.5.2. Điều kiện và phương thức cho vay
1.5.2.1. Điều kiện cho vay
Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: Có năng lực pháp luật dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật.
- Đối với khách hàng vay là tổ chức, cá nhân Việt Nam: + Tổ chức phải có năng lực pháp luật dân sự;
+ Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
+ Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
+ Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
+ Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
- Đối với khách hàng vay là tổ chức, cá nhân nước ngoài có sổ tạm trú tạm vắng hoặc hộ khẩu tại Việt Nam:
+ Phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo qui định pháp luật của nước mà tổ chức đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân Sự của nước Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam qui định hoặc được điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia qui định.
+ Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
+ Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với qui định của pháp luật.
+ Hướng dẫn của ngân hàng nhà nước
1.5.2.2. Phương thức cho vay
- Cho vay từng lần
- Cho vay theo dự án đầu tư - Cho vay đồng tài trợ - Cho vay trả góp
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng - Cho vay theo hạn mức thấu chi.
1.5.3. Cách thức thu nợ gốc, lãi vay và quy trình tín dụng tại NHTM
1.5.3.1. Cách thức thu nợ gốc và lãi vay
Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận về việc trả nợ gốc và lãi vốn vay như sau:
- Các kỳ hạn trả nợ gốc;
- Các kỳ hạn trả lãi vốn vay cùng với kỳ hạn trả nợ gốc hoặc theo kỳ hạn riêng;
- Đồng tiền trả nợ và việc bảo toàn giá trị nợ gốc bằng các hình thức thích hợp, phù hợp với qui định của pháp luật.
Đối với khoản nợ vay không trả nợ đúng hạn, được ngân hàng đánh giá là không có khả năng trả nợ đúng hạn và không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thì số dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó là nợ quá hạn và ngân hàng thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ; việc phạt chậm trả đối với nợ quá hạn và nợ lãi vốn vay cho hai bên thỏa thuận trên cơ sở qui định của pháp luật. Ngân hàng phân loại toàn bộ số dư nợ gốc của khách hàng vay có nợ quá hạn vào tài khoản cho vay thích hợp theo qui định của ngân hàng nhà nước.
Ngân hàng và khách hàng có thể thỏa thuận về điều kiện, số lãi vốn vay, phí phải trả trong trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn.
Trả nợ vay bằng ngoại tệ: Khoản cho vay bằng ngoại tệ nào thì phải trả nợ gốc và lãi vốn vay bằng ngoại tệ đó; trường hợp trả nợ bằng ngoại tệ khác hoặc đồng Việt Nam, thì thực hiện theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng phù hợp với qui định về quản lý ngoại hối của chính phủ và hướng dẫn của ngân hàng nhà nước
1.5.3.2. Quy trình tín dụng tiêu dùng tại NHTM
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, sự phát triển của ngân hàng hiện đại và công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ việc các ngân hàng bắt đầu đầu tư mạnh mẽ và công nghệ và chuyển hướng tăng nguồn thu từ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Điều này được thể hiện rõ nét khi các ngân hàng thương mại (NHTM) cạnh tranh để triển khai và cung cấp các sản phẩm như tiết kiệm đa dạng nhiều hình thức linh hoạt dịch vụ thẻ và các tiện ích gia tăng của thẻ, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, ngoại hối, cho vay tiêu dùn g... Hiện nay, các NHTM đang tập trung đầu tư ứng dụng công nghệ, nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ, trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên, củng cố thương hiệu thông qua quảng bá và chăm sóc khách hàng.
Chương 1 của khóa luận đề cập đến một số kiến thức tổng quan về ngân hàng thương mại. Thông qua việc tìm hiểu các lý thuyết về ngân hàng thương mại, cho vay tiêu dùng, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động ngân hàng thương mại nói chung cũng như các vấn đề liên quan đến chất lượng hoạt đông cho vay tiêu dùng và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng, từ đó làm tiền đề quan trọng để đi sâu vào việc phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng và định hướng phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) - Đinh Tiên Hoàng.
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VIB - ĐINH TIÊN HOÀNG
2.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng VIB
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế (VIB)
2.1.1.1. Lịch sử hình thành
Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế hay Ngân hàng Quốc tế (INTERNATIONAL COMMERCIAL JOINT STOCK BANK), viết tắt là VIB, được thành lập theo quyết định số 22/QĐ/ NH5 ngày 25/1/1996 của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. Ngày 18/9/1996 chính thức đi vào hoạt động.
2.1.1.2. Những thành tựu VIB đạt được trong những năm gần đây
Năm 2010: Vào tháng 2 năm 2010, VIB vinh dự nhận Cờ thi đua khen thưởng của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cho tập thể cán bộ nhân viên ngân hàng vì những thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống trong năm 2009. Cờ thi đua là phần thưởng xứng đáng và nguồn động viên khích lệ kịp thời từ NHNN Việt Nam đối với những nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ nhân viên VIB đã làm việc và cống hiến không chỉ cho ngành tài chính tiền tệ nước nhà mà cho chính sự ổn định của nền kinh tế quốc gia.
VIB đã đứng trong nhóm 10 doanh nghiệp có chất lượng dịch vụ tốt nhất Việt Nam (Top Trade Service Award) năm 2010 do Bộ Công Thương trao tặng. Giải thưởng ghi nhận những nỗ lực trong việc áp dụng mô hình kinh doanh mới, việc cải thiện chất lượng dịch vụ của VIB đã có bước chuyển biến rõ rệt. Đây là lần thứ 2 liên tiếp, VIB vinh hạnh được đón nhận danh hiệu này (2009, 2010).
Giải thưởng Doanh nghiệp dịch vụ tốt nhất đối với dịch vụ tiết kiệm và ATM do độc giả báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn.
Năm 2011: Giải thưởng Doanh nghiệp dịch vụ tốt nhất năm 2011 đối với dịch vụ tiết kiệm và ATM do độc giả báo Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn, Giải thưởng
“Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế xuất sắc”, Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước, Giải thưởng “Ngân hàng thực hiện xuất sắc nghiệp vụ thanh toán quốc tế”.
Năm 2012: Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2012, Giải thưởng
“Ngân hàng phát hành tốt nhất khu vực Đông Á và Thái Bình Dương trong Chương trình Tài trợ Thương mại Toàn cầu (GTFP)”, Danh hiệu Thương hiệu mạnh Việt Nam.
Năm 2013: Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Giải thưởng “Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế xuất sắc”, Giải chương trình “Doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm An sinh xã hội và Phát triển cộng đồng”.
2.1.1.3. Tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi của VIB
a) Tầm nhìn
Trở thành ngân hàng sáng tạo và hướng tới khách hàng nhất tại Việt Nam.
b) Sứ mạng
- Đối với khách hàng: Vượt trội trong việc cung cấp các giải pháp sáng tạo nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng.
- Đối với nhân viên: Xây dựng văn hóa hiệu quả, tinh thần doanh nhân và môi trường làm việc hiệu quả.
- Đối với cổ đông: Mang lại các giá trị hấp dẫn và bền vững cho cổ đông.