Những nhân tố thuộc môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới kênh phân phối dầu nhờn của EMVCL.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối – Nghiên cứu tình huống tại Công ty TNHH ExxonMobil Việt Nam (Trang 55)

nhờn của EMVCL.

2.1.2.1. Môi trường Văn hóa – xã hội.

Năm 1986, Việt Nam thực hiện công cuộc cải cách mạnh mẽ nền kinh tế, từ kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường. Kể từ đó, kinh tế đất nước đạt được những thành tựu đáng kể, thị trường dầu nhờn cũng rất phát triển. Các hình thức phân phối mới xuất hiện trên cả ba miền Bắc – Trung – Nam giúp người sử dụng trên mọi miền tổ quốc đều có thể dễ dàng mua được sản phẩm như ý muốn do sự sẵn có của các loại sản phẩm trên thị trường.

Hiện nay, Việt Nam đã và đang chủ động hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới. Cùng với xu thế hội nhập, mặc dù đã đáp ứng được nhu cầu của người mua ở mọi nơi nhưng vẫn ở trình độ thấp, manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả phân phối không cao. Tuy nhiên EMVCL đã xây dựng được cho mình một chiến lược phân phối cho riêng mình để tăng

khả năng cạnh tranh, khi hầu hết các tập đoàn lớn trên thế giới có trình độ quản lý cao đang đều đanh có mặt tại thị trường Việt Nam với nhiều ưu thế về chất lượng, uy tín và giá cả...

Việt Nam hiện có 54 dân tộc với nhiều phong tục tập quán khác nhau, do đó hành vi mua và thói quen mua sắm, tiêu dùng cũng có nhiều điểm khác biệt, hơn nữa tốc độ phát triển kinh tế và thu nhập của người dân ở mỗi vùng miền, đặc biệt ở những vùng núi, dân tộc không như nhau đã ảnh hưởng trực tiếp tới cách thức tổ chức và quản lý kênh phân phối của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong việc đáp ứng nhu cầu đối với họ.

Thống kê tâm lý tiêu dùng cho thấy sản phẩm dầu nhớt có một số đặc điểm đặc trưng: Tỷ lệ chọn mua dựa trên thương hiệu cao (80%) nhưng thực chất khi thực hiện thay dầu nhớt lại do người khác (ở đây là tiệm rửa xe, trạm bảo dưỡng…) chọn và thực hiện thay hộ. Như vậy khó khăn lớn do các nhà cung cấp sản phẩm dầu nhớt vừa phải cố gắng xây dựng thương hiệu (nhằm mục đích tăng CIY-Choice It Yourself) vừa cố gắng mở rộng kênh phân phối cũng như chăm sóc các đại lý (tăng DIFM - Do It For Me)

Bảng 2.2: Tâm lý tiêu dùng sản phẩm dầu nhớt ở Việt Nam

Hành vi mua Nội dung Tỷ lệ (%)

CIY: Choice It Yourself Tự chọn 80

CIFM: Choice It For Me Chọn giúp tôi 20

DIY: Do It Yourself Tự làm 30

DIFM: Do It For Me Làm giúp tôi 70

(Nguồn: www.vincomsc.vn) *Môi trường tự nhiên.

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, trong khi đó nhiệt độ lại thay đổi bất thường ở phía Bắc. Tổng diện tích: 330.363 km2. Dân số: 85,2 triệu dân số. Các thành phố chính: Thủ đô Hà Nội; TP Hồ Chí Minh; TP Hải Phòng; TP Đà Nẵng; TP Cần Thơ. Khí hậu:Nhiệt đới gió mùa; miền Bắc lạnh và ẩm vào mùa đông, nóng và mưa vào mùa hè; miền Nam ấm hơn, hầu hết miền Trung chịu ảnh hưởng của bão, lượng mưa ở mức cao không thể dự đoán trước.

Việt Nam có địa hình phức tạp, dài và hẹp nhiều đồi núi và hải đảo do đó ảnh hưởng lớn tới sự lưu chuyển của sản phẩm về không gian và thời gian... điều này chi phối tới việc tổ chức và quản trị kênh phân phối của các doanh nghiệp sản xuất

Điều kiện tự nhiên của từng vùng sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh và thiết lập quản lý hệ thống kênh phân phối. Dầu nhờn là sản phẩm phục vụ tiêu dùng cũng như ngành công nghiệp ,xây dựng, do đó chịu ảnh hưởng lớn vào điều kiện thời tiết. Chính vì thế vào cỏc thỏng mùa mưa bão, sản lượng tiêu thụ thường suy giảm và tăng vào mùa khô. Khí hậu và điều kiện tự nhiên ở khu vực miền Trung rất khắc nhiệt, việc đầu tư vào khu vực miền Trung thấp, dẫn tới tình trạng nhu cầu sử dụng dầu nhờn tại miền Trung thấp hơn nhiều so với hai đầu Nam – Bắc.

2.1.2.3. Môi trường chính trị - pháp luật.

Trong những năm qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã được Quốc Hội, Chính phủ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và ngày càng hoàn thiện theo hướng phù hợp với những yêu cầu phát triển thị trường trong nước và các cam kết quốc tế, trong đó có hàng loạt các văn bản luật:

+ Luật Dầu khí năm 2009 + Luật Môi trường + Luật hóa chất

+ Luật Thương mại năm 2005. + Luật Doanh nghiệp năm 2006. + Luật Cạnh tranh năm 2005. + Hệ thống các Luật Thuế. + Phỏp lệnh giá năm 2002.

Và hàng loạt các văn bản hướng dẫn kèm theo có liên quan đến kinh doanh dầu nhờn : + Nghị định số 120/2005/ND – CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.

+ Nghị định số 06/2008/ND-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.

+ Các qui hoạch nghành được phê duyệt : Thép , xi măng , hàng hải, ô tô...

+ Các qui định về môi trường , khí thải phương tiện hay xử lý chất thải công nghiệp. * Môi trường kinh tế.

Những điều kiện cụ thể của nền kinh tế Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản trị kênh phân phối của các doanh nghiệp sản xuất dầu nhờn.

Bảng 2.3: Các chỉ số cơ bản của nền kinh tế Việt Nam

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng sản phẩm quốc nội GDP danh nghĩa

(tính theo tỷ USD, làm tròn) 52 60 70 89 91 101

GDP-PPP/đầu người (tính theo USD) 642 730 843 1052 1064 1168 Tỉ lệ tăng trưởng GDP thực (thay đổi % so (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

với năm trước) 8.4 8.2 8.5 6.2 5.3 6.7

Xuất khẩu (tính theo tỷ USD, làm tròn) 32 39 48 62 57 71 Nhập khẩu (tính theo tỷ USD, làm tròn) 36 44 62 80 69 84 Chênh lệch–nhập siêu (tính theo tỷ USD,

làm tròn) -4 -5 -14 -18 -12 -13

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI-đăng ký

(tính theo tỷ USD, làm tròn) 6.8 12.0 21.3 71.7 23.1 18.6 Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI-thực hiện

(tính theo tỷ USD, làm tròn) 3.3 4.1 8.0 11.5 10 11

Chênh lệch đăng ký-thực hiện FDI (tính

theo tỷ USD, làm tròn) -3.5 -7.9 -13.3 -60.2 -13.1 -7.6

Kiều hối (tính theo tỷ USD, làm tròn) 3.8 4.7 5.5 7.2 6.2 8.1 Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu

dùng (tính theo 1000tỷ VNĐ, làm tròn) 480 596 746 1009 1197 1561 Chỉ số giá tiêu dùng CPI (tăng giảm % so

với năm trước) 8.4 6.6 12.6 19.9 6.5 11.7

Tăng giảm giá USD (tăng giảm % so với

năm trước) 0.9 1.0 -0.3 6.3 10.7 9.6

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

ngày càng lạc quan với những thành quả đã đạt được. Tốc độ tăng trưởng của ngành ngày càng cao và cao hơn so với tốc độ tăng của GDP. Chính vì thế nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào lĩnh vực này làm cho cung ứng dầu nhờn của Việt Nam ngày càng tăng , đáp ứng đủ cho nhu cầu thị trường.

Như vậy, từ các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới kênh phân phối dầu nhờn tại Việt Nam, cho thấy những vấn đề đặt ra đối với quản trị kênh phân phối của các doanh nghiệp sản xuất cần đối phó đó là:

- Môi trường pháp luật chưa đồng bộ, chưa tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép, đôi khi cản trở, ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động kinh doanh, thiếu sự định hướng phát triển dài hạn đối với các trung gian thương mại nói riêng và hệ thống phân phối nói chung.

- Công nghệ vận tải, lưu kho và thông tin hiện đại liên tục được phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dầu nhờn luôn phải nắm bắt và nhanh chóng ứng dụng những công nghệ mới này trong quản lý các dòng chảy trong kênh nhằm tối ưu húa cỏc dũng vận động của sản phẩm về không gian và thời gian.

- Môi trường kinh tế luôn tác động tới mọi doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh, ảnh hưởng tới hành vi ứng xử của mọi thành viên trong kênh, tới khả năng dự trữ, tốc độ luân chuyển trong các dòng chảy trong kênh. Đòi hỏi các doanh nghiệp luôn tìm cách thích nghi với những thay đổi của môi trường này.

- Địa hình và khí hậu của Việt Nam phức tạp, trình độ dân trí và sự hiểu biết của người dân ngày càng nâng cao đã và đang chi phối tới việc tổ chức và quản lý kênh phân phối của các doanh nghiệp sản xuất, đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất thiết kế những kênh phân phối đặc thù phù hợp với địa hình và văn hóa của mỗi khu vực thị trường: khu vực đồng bằng, khu vực vùng núi, khu vực dân dụng và khu vực khách hàng công nghiệp.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối – Nghiên cứu tình huống tại Công ty TNHH ExxonMobil Việt Nam (Trang 55)