Thị trường dầu nhờn Việt Nam trong những năm vừa qua có mức độ tăng trưởng vượt bậc dựa trên nhu cầu sử dụng cho các hoạt động vận tải và di chuyển cá nhân. Tính đến năm 2008, tổng cầu của Dầu mỡ nhờn tại Việt Nam ước tính ở mức 200.000 MT - 220.000 MT một năm với sự cạnh tranh gay gắt của nhiều hãng trong nước: Vilube, PLC, Solube, Mekong.. và nước ngoài: BP, Shell, Castrol, Caltex, Total, ExxonMobil… Doanh số năm 2008 của cả thị trường ước tính ở mức 263 triệu USD, tốc độ tăng trưởng hàng năm 6-8% và phụ thuộc nhiều vào tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam, luật pháp và thuế liên quan tới việc sử dụng các phương tiện vận tải.
2.1.1.1. Tổng cầu.
Từ sau mở cửa nền kinh năm 1986, Việt Nam đã đạt được những thành quả nhất định trên nhiều lĩnh vực. Là quốc gia tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đang nhanh chóng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước để tới năm 2020 trở thành nước công nghiệp. Trong thời gian qua, Việt Nam đã và đang đầu tư nhiều nguồn lực cho phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng và công trình công cộng, cũng như trong khu vực công nghiệp được đầu tư mạnh mẽ, nhu cầu sử dụng dầu nhờn được gia tăng không ngừng cả về số lượng và chất lượng.
Có bảng số liệu về nhu cầu xử dụng dầu mỡ nhờn tại Việt Nam từ năm 2004 – 2010 trong sơ đồ 2.1.
Sơ đồ 2.1: Sản lượng tiêu thụ dầu mỡ nhờn tại Việt nam từ 2004 -2010
(Nguồn: Báo cáo của EMVCL)
Qua sơ đồ 2.1 cho thấy sản lượng sử dụng dầu nhớt của Việt Nam trong những năm gần đây gia tăng không ngừng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2004 đạt 1400kb nhưng đến năm 2010 đã đạt tới 3300kb. Việt Na đã trở thành nước có nhu cầu lớn về dầu nhớt trong khu vực.
Bảng 2.1 : Thị phần của các nhãn hiệu dầu nhớt năm 2010 tại thị trường Việt Nam
Năm 2010 Sản lượng Nhãn hiệu KB % ExxonMobil 330 10.00% Shell 280 8.48% BP Castrol 720 21.82% Caltex 100 3.03% PLC 800 24.24%
Total 150 4.55%
Vilube/Motul 200 6.06%
Các đơn vị khác 720 21.82%
Nhu cầu tiêu dùng của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao trên 15%/năm. Tuy nhiên 2008 và 2009 tốc độ tăng trưởng bị chững lại do khủng khoảng kinh tế.
Tuy nhiên nhu cầu không đến đồng đều từ cỏc vựng miền. Miền Nam, nơi tập trung hàng loạt các Khu công nghiệp, bến cảng hay cư dân đông đúc là nơi có nhu cầu cao nhất về dầu nhờn , chiếm 55% tổng nhu cầu cho cả nước. Vì thế không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các nhà máy pha chế dầu năm ở phía Nam.
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu cầu thị trường theo vùng
Miền Trung là nơi có nhu cầu thấp, chỉ chiếm khoảng 10% tổng cầu. Tuy nhiên đây là nơi co tiềm năng phát triển với hàng loạt các dự án trọng điểm như Lọc Hóa dầu Nghi Sơn, Khu liên hợp Khai khoáng- luyện Kim Hà Tĩnh,cỏc khu kinh tế mở hay các khu công nghiệp đang được lấp kín bởi các dự án dầu tư trong và ngoài nước.
Chiếm 35% nhu cầu về dầu nhờn , tuy nhiên miền Bắc cũng bị sự mất cân đối về nhu cầu. Nhu cầu chủ yếu đến từ các nhà máy công nghiệp nặng , từ trục kinh tế Hà Nội –
từ hầu hết các tỉnh thành .
Thị trường tiêu thụ dầu mỡ nhờn có thể chia thành hai nhóm: - Thị trường bán lẻ .
Bao gồm những cá nhân, cửa hàng mua hàng nhằm nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân hoặc cung cấp cho khách hàng của mình:
+ Mua với số lượng nhỏ, mua theo định kỳ. + Mua theo các cam kết đầu tư hay tài trợ.
+ Phõn bố trên mọi miền tổ quốc, đặc biệt ở vùng đồng bằng. + Phần lớn mua qua nhà phân phối thứ cấp.
+ ít hiểu biết về chất lượng và các thông số kỹ thuật của sản phẩm, ít tham khảo ý kiến của ngời khác hoặc nghe theo sự tư vấn những người thợ . Mua hàng thói quen hoặc thao tính thuận tiện, sẵn có của sản phẩm.
- Thị trường thương mại , công nghiệp
Bao gồm những công ty sản xuất, nhà máy cụng nghiệp,cỏc hãng vận tải,... có những đặc điểm:
+ Mua với khối lượng lớn và thường mua theo chu kỳ. + Số lượng khách hàng không nhiều và phân tán + Có công nợ và khó khăn khi thanh quyết toán .
+ Quyền lực của những khách hàng này lớn, thường yêu cầu gay gắt những ưu đãi về giá và thời hạn thanh toán.
+ Có trình độ và am hiểu về đặc tính của sản phẩm.
+ Luôn bị đối thủ cạnh tranh tiếp cận và đưa ra các đề nghị hấp dẫn
Như vậy, từ những phân tích trên cho thấy những đặc điểm về thị trường tiêu thụ dầu mỡ
nhờn tại Việt Nam:
- Nhu cầu tiêu dùng tập trung ở hai miền Bắc - Nam dẫn đến tình trạng mất cân đối cung cầu giữa các khu vực thị trường.
- Thị trường chịu sự ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, tốc độ xây dựng và công nghiệp hóa.
- Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng dầu nhờn đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, số lượng, chủng loại và các điều kiện khác, do đó đòi hỏi phải được đáp ứng một cách nhanh chóng, thuận tiện, kịp thời.
2.1.1.2. Tổng cung.
Ngành công nghiệp dầu nhờn gồm 3 nhóm sản phẩm chính:
- Nhóm dầu nhờn động cơ: sử dụng cho xe gắn máy, các loại ô tô, các loại động cơ trên một số thiết bị, máy móc.
- Nhóm dầu nhờn công nghiệp: sử dụng trong Công nghiệp và được phân chia theo mục đích sử dụng: dầu nhờn chuyển động, dầu nhờn thủy lực, dầu biến thế, mỡ bôi trơn chuyên dụng…
- Nhóm dầu nhờn hàng hải: dùng cho động cơ, máy móc thiết bị trờn cỏc tàu thuyền Trong đó nhóm dầu nhờn động cơ chiếm thị phần lớn nhất ở thị trường Việt Nam, lên tới 70%; nhóm dầu nhờn công nghiệp chiếm 20% và hàng hải chiếm 10%
Hiện tại đa phần thị phần dầu nhờn cho động cơ do cỏc hóng nước ngoài chiếm lĩnh (65- 70% thị phần) với những thương hiệu hàng đầu thế giới như: ExxonMobil, BP… 2 thương hiệu Việt Nam được biết tới nhiều nhất là PLC (chiếm 20% thị phần) và Vilube (chiếm 13% thị phần). Thương hiệu Castrol và BPPetco ở Việt Nam là thương hiệu của 2 liên doanh của BP với Petrolimex và Saigon Petrol nờn hóng chiếm thị phần lớn nhất ở Việt Nam ở thời điểm hiện tại thực chất là BP. Ngoài ra cũn cú một số dòng sản phẩm đang phát triển và có triển vọng là OEMs, về bản chất đây là các loại dầu nhớt của cỏc hóng xe máy như Honda, Yamaha, VEMP do các công ty dầu nhớt nói trên sản xuất
và dán thương hiệu hãng xe.
Sản xuất dầu nhờn của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam chia thành cỏc nhúm cú quy trình sản xuất như sau:
- Nhập sản phẩm trong các bao bì có sẵn để phân phối trong nước.
- Nhập sản phẩm ở dạng bồn, túi lớn. Sau đó chiết ra chai, phuy mang thương hiệu nước ngoài hoặc tên thương mại của mình để phân phối trong nước.
- Xây dựng nhà máy pha chế trong nước. Nhập nguyên liệu để pha chế dầu nhờn. - Xây dựng nhà máy lọc dầu , tự cung cấp dầu gốc cho nhà máy pha chế dầu nhớt.
Sơ đồ 2.3 : Sơ đồ phân bố các nhà máy pha chế dầu nhớt t i Vi t Nam n m 2009ạ ệ ă 1. Miền Bắc • : 15.000 tấn/năm • : 15.000 tấn/năm •Vidamo : 15.000 tấn /năm • : 15.000 tấn/năm 2. Miền Nam • :25.000 tấn/năm • : 75.000 tấn/năm • : 15.000 tấn/năm • : 15.000 tấn/năm
• Các nhà sản xuất nội địa khác : 60.000 tấn/năm
( Lưu ý : Nhà máy lọc dầu Dung Quất không sản xuất được dầu gốc – nguyên liệu chính để sản xuất dầu nhờn)
ưQuy trình sản xuất dầu nhớt :
Quy trình sản xuất mỡ :
Về dầu gốc , cú cỏc nhúm dầu gốc sau : - Nhóm I đến nhóm III : Dầu gốc khoáng - Nhóm IV , nhóm V : Gốc tổng hợp
Phụ gia có rất nhiều loại , mục đích của phụ gia là tăng cường một đặc tính nào đó của giàu gốc nhưng tăng khả năng chống oxy hóa , chống ăn mòn hoặc chịu được nhiệt độ cao, hay tăng khả năng chịu áp lực của dầu.
Chất làm đặc có nhiệm vụ là “ nơi trú ẩn “ của dầu trong tình trạng bình thường, khi thiết bị làm việc thì dầu sẽ thoát ra khỏi chất làm đặc và bôi trơn thiết bị. Khi thiết bị ngừng hoạt động thì dầu lại “ trú ” ở trong chất làm đặc. Chất làm đặc cũng có nhiều dạng, loại khác nhau để phù hợp với từng ứng dụng cụ thể.
Về loại hình doanh nghiệp , có thể chia các nhà sản xuất dầu nhờn thành 3 nhúm chớnh ; •Các doanh nghiệp liên doanh hoặc có 100% đầu tư nước ngoài : BP Castrol , ExxonMobil , Shell , Total , Chevron
•Thuộc các tập đoàn, TCT nhà nước : Vidamo , PLC •Các công ty cổ phần , tư nhân
Trong thời kỳ bao cấp, hầu hết dầu nhờn được nhập khẩu từ CHLB Nga và tất cả các tiêu chuẩn, định mức đều tuân thủ theo hệ thống các nước XHCN trước kia.
Sau khi Việt Nam mở cửa thị trường , hàng loạt cỏc “ụng lớn” trong ngành dầu khí thế giới đều vào Việt Nam nhằm tìm kiếm tài nguyên và cung cấp các sản phẩm cho một thị trường rất tiềm năng này. Tuy nhiên phải đến thấp kỷ 90 của thế kỷ trước thì lần lượt BP , Total , ExxonMobil ... đều thành lập các liên doanh của mình tại Việt Nam. Một mặt họ tham gia vào công tác khoan thăm dò , mặt kia họ xây dựng các nhà máy để cung cấp các sản phẩm như : Gas hóa lỏng , khí tự nhiên ,dầu mỡ nhờn , asphal và hóa chất . Các sản phẩm này đã cung cấp nguyên liệu, dịch vụ và hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp trong nước, cũng như cho làn sóng đầu tư nước ngoài vào nước ta trong thời kỳ đó.
Các doanh nghiệp này cũng xây dựng một hệ thống phân phối cho riêng mình , nhằm cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của mình một cách hiệu quả nhất.