7. Cấu trúc của luận văn
2.3.1. Hoàn cảnh phát triển thuận lợi của xu hướng phê bình môi giới cho truyền
2.3.1. Hoàn cảnh phát triển thuận lợi của xu hướng phê bình môigiới cho truyền thông giới cho truyền thông
Bước sang thế kỉ XXI, phê bình của báo chí truyền thông cũng trở thành xu hướng nổi bật tạo dư luận, đánh giá tác phẩm và điều đáng chú ý là xu hướng này có điều kiện hoàn cảnh phát triển khá thuận lợi.
Trong thế giới hiện đại, theo đà tiến bộ của khoa học và công nghệ, các phương tiện truyền thông như báo in, truyền thanh, truyền hình, internet… phát triển ngày càng mạnh mẽ. Truyền thông (Medium/Media), theo định nghĩa của Wilbur Schramm là công cụ đặt vào giữa quá trình hoạt động giao tiếp nhằm khuếch đại và kéo dài việc đưa tin trong không gian và thời gian. Sự thay đổi
phương tiện truyền thông kéo theo cuộc cách mạng văn học. Theo đó, truyền thông không phải là một hoạt động phê bình, nhưng do tính chất khuếch đại, kéo dài việc đưa tin, truyền thông trở thành một công cụ quyền lực, gây ảnh hưởng cực mạnh, và trên cơ sở đó hình thành một hình thái phê bình gọi là phê bình truyền thông, kiểu phê bình của những tác giả môi giới thông tin.
Trước khi có các cuộc cách mạng kĩ thuật, việc lưu giữ thông tin, tri thức chủ yếu được thực hiện bằng hình thức ghi chép. Hoạt động chuyển tải các nguồn thông tin này đến các môi trường địa lí khác nhau gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Ngày nay, bằng các phương tiện kĩ thuật hiện đại, sự tiếp cận của giới nghiên cứu đối với đời sống trở nên linh hoạt, phong phú chưa từng có. Internet ngày càng phổ biến, máy tính, Ipad, công cụ đọc sách Kindle nối nhau xuất hiện…đã rút ngắn tối đa những cách biệt về không gian địa lí, không gian văn hóa. Với lí luận, phê bình văn học, tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ cũng rất lớn, thậm chí có khả năng chi phối, quyết định đến chiều hướng phát triển của nó. Số lượng thông tin được cung cấp và tốc độ cập nhật thông tin tăng lên đáng kinh ngạc. Trước đây, một tác phẩm văn học hay một ấn phẩm lí luận, phê bình văn học nước ngoài ra đời phải rất lâu sau mới được giới thiệu hoặc được dịch ở Việt Nam. Vì thế, chính sự chậm trễ trong tiếp cận thông tin khiến cho lí luận văn học nước ta ở trong tình trạng lạc hậu suốt một thời gian dài. Giờ đây, các sự kiện văn học nghệ thuật được cập nhật từng ngày, từng giờ trên các phương tiện truyền thông. Những xu hướng lí luận phê bình, khuynh hướng sáng tác văn học đang diễn ra trên thế giới thường xuyên được giới thiệu, giúp cho những người làm công tác lí luận, phê bình văn học trong nước có những định hướng kịp thời, bắt nhịp với tốc độ phát triển chung.
Ngày nay nói về cuộc sống hiện đại, trong giới truyền thông, người ta không quên nói tới mạng Internet. Liên quan đến phê bình văn học, người ta
cũng không thể không nói tới sự ra đời và hoạt động của các Website chuyên về lí luận, phê bình văn học hoặc có chuyên mục về lí luận, phê bình văn học. Nhiều website ra đời và được đánh giá cao về chất lượng như:
http://phebinhvanhoc.com.vn/; http://www.tienve.org; http://phongdiep.net/;
http://vannghequandoi.com.vn/; http://vanhocquenha.vn/;
http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn (của khoa Văn học, Trường Đại học Khoa
học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh); v.v. đều là những diễn đàn bổ ích thu hút giới lí luận phê bình. Những Website này trở thành cầu nối giữa những người cùng hoạt động văn học nghệ thuật với độc giả. Qua các diễn đàn trực tuyến, người đọc có thể bày tỏ, trao đổi các nhận định, đánh giá, tạo nên không gian đối thoại cởi mở. Điều đó cũng có nghĩa giới phê bình văn học ngày càng có nhiều đất để “dụng võ” hơn và đó cũng là một xu thế tất yếu bởi phù hợp thị hiếu và nhu cầu của số đông trong giới phê bình lẫn người đọc.
Không chỉ trong lí luận phê bình, tác phẩm văn học mạng, văn học dịch thời kì này như cũng được “bung ra” và đến được nhanh chóng với độc giả, càng thúc đẩy hoạt động phê bình. Các trang web, blog cá nhân giới thiệu tác phẩm xuất hiện ngày càng nhiều như là một sự lựa chọn thích ứng với thời đại internet, với sức mạnh của công nghệ tin tức truyền thông, nhất là những tác giả văn học trẻ.