Phê bình văn học giai đoạn 1986 2000

Một phần của tài liệu Những xu hướng chính của phê bình văn học việt nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI (Trang 33)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.4. Phê bình văn học giai đoạn 1986 2000

Hơn mười năm sau cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước kết thúc, đời sống kinh tế, xã hội nước ta bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém: kinh tế trì trệ, đình đốn, đời sống nhân dân thiếu thốn, xã hội thời bao cấp không còn phù hợp, quần chúng giảm sút lòng tin đối với Đảng, chế độ. Sự đổi mới xã hội, vì vậy, rõ ràng là rất cần thiết và khẩn thiết. Sự kiện đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1986 đã tác động sâu sắc tới mọi lĩnh vực đời sống. Văn học nghệ thuật không nằm ngoài sự tác động kia. Yêu

cầu đổi mới đáp ứng nhu cầu xã hội của văn học, trong đó có phê bình văn học đã trở nên cấp thiết. Ngày 28/11/1987, Bộ chính trị ra Nghị quyết 05 về

Đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lí văn học nghệ thuật và văn

hóa, phát huy khả năng sáng tạo, đưa văn học nghệ thuật và văn hóa phát

triển lên một bước mới” như một tiền đề quan trọng cho sự đổi mới trong phê

bình văn học nói riêng và văn học nghệ thuật nói chung. Nếu như ở khu vực sáng tác, yếu tố yêu cầu đổi mới cho phép các nhà văn có điều kiện phát triển tài năng sáng tạo của mình và cho ra đời một loạt tác phẩm với một cái nhìn mới về hiện thực và con người thì trong phê bình văn học cũng vậy. Từ cuối thập niên 80 đến những năm 90 của thế kỉ XX là thời kì của khá nhiều cuộc tranh luận. Các cuộc tranh luận xung quanh các vấn đề lý luận văn nghệ cơ bản (Khái niệm phản ánh hiện thực. Những ý kiến của Mác, Ăng- ghen, Lê- nin về phản ánh hiện thực. Phản ánh và sáng tạo. Vai trò chủ quan của nhà văn trong sáng tạo văn học nghệ thuật. Về thuật ngữ hiện thực xã hội chủ

nghĩa…) trên các báo chí trung ương và địa phương. Các cuộc thảo luận về

văn xuôi và thơ (năm 1992, do báo Văn nghệ và Viện Văn học tổ chức) đã thu hút một lực lượng đông đảo các cây bút nghiên cứu, phê bình và sáng tác tham gia với tinh thần của “lễ hội các-na-van” không chỉ thổi một luồng sinh khí mới vào đời sống phê bình văn học mà còn kích thích sáng tạo và góp phần định hướng cho sáng tác. Qua những cuộc tranh luận này, nhiều tư tưởng khoa học mới đã được đề xuất, nhiều vấn đề học thuật trước đây được nhận thức lại là một đóng góp cho tiếng nói dân chủ. Ở những năm cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX, cũng có những ý kiến cho rằng phê bình văn học đang đứng trước những thử thách, bởi nó đang rơi vào tình trạng của một “phiên chợ chiều tẻ nhạt”. Có thể ở một thời điểm nào đó không ít những bài phê bình đơn điệu tẻ nhạt, không có bản sắc và tư tưởng, thậm chí vi phạm văn hóa tranh luận. Nhưng nhìn chung lại đời sống phê bình văn học mười lăm

năm sau đổi mới đã có sự trưởng thành vượt bậc. Sự trưởng thành đó không chỉ thể hiện ở số lượng ngày càng đông đảo các cây bút tham gia phê bình mà quan trọng hơn là sự đổi mới trong phương pháp phê bình. Yêu cầu của thời đại và sự phát triển của bản thân sáng tác cho thấy một kiểu phê bình chủ quan, ấn tượng, cảm giác và chỉ tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa nhà văn và xã hội, tác phẩm và cuộc sống như trước đây là chưa đủ. Phương pháp phê bình hiện đại còn phải quan tâm đến thi pháp của nhà văn, cấu trúc nội tại của tác phẩm và khâu tiếp nhận của người đọc. Trước kia, khi đánh giá tác phẩm, nhà phê bình chú trọng đến tiêu chí chính trị - xã hội thì giờ đây họ đặt tiêu chí văn học lên hàng đầu. Trên tinh thần đổi mới tư duy, các nhà nghiên cứu phê bình đã nhìn nhận và đánh giá lại một số hiện tượng văn học quá khứ như Thơ mới, Tự lực văn đoàn, Vũ Trọng Phụng, Hàn Mặc Tử… để thấy được những đóng góp xứng đáng cũng như những hạn chế không thể tránh khỏi của các trào lưu và tác giả này. Hàng loạt công trình nghiên cứu ra đời trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX đã vận dụng các phương pháp thi pháp học, mô hình, cấu trúc, so sánh, kí hiệu học…như: Suy nghĩ mới về Nhật kí trong (Nhiều tác giả), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca (Nhiều tác giả),

Nghĩ tiếp về Nam Cao (Nhiều tác giả), Thạch Lam văn chương và cái đẹp

(Nhiều tác giả), Những vấn đề lí luận và lịch sử văn học (Nhiều tác giả), Ký

hiệu nghĩa và phê bình văn học (Hoàng Trinh), Đi tìm chân lý nghệ thuật và

khảo luận văn chương (Hà Minh Đức), Thi pháp thơ Tố Hữu và những thế

giới nghệ thuật thơ (Trần Đình Sử), Nhìn lại nửa thế kỉ lí luận hiện thực xã

hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Phương Lựu), Nhà văn, tư tưởng và phong cách

(Nguyễn Đăng Mạnh), Văn học và công cuộc đổi mới (Phong Lê), Đổi mới

phê bình văn học (Đỗ Đức Hiểu), Tài năng và người thưởng thức (Đặng Anh

Đào), Từ văn bản đến tác phẩm (Trương Đăng Dung), Mấy vấn đề trong văn

thức và thẩm định (Vũ Tuấn Anh), Những kiếp hoa dại (Vương Trí Nhàn),

Con mắt thơ (Đỗ Lai Thúy), Về một đặc trưng thi pháp thơ Việt Nam 1945-

1975 (Vũ Văn Sỹ), Quan niệm về con người trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn

(Lê Thị Dục Tú),…Ngoài ra, chúng ta còn phải kể đến hàng trăm tập chuyên luận, luận án tiến sĩ về văn học dân gian, văn học cổ cận đại và văn học hiện đại ở các viện nghiên cứu, các trường đại học cho ta thấy được diện mạo mới cũng như thành tựu của ngành nghiên cứu phê bình văn học thời kì này.

Nhìn chung lại, phê bình văn học giai đoạn 1986- 2000 vẫn nhịp bước đồng hành với cả tiến trình văn học đổi mới. Nó không yếu kém, lạc hậu so với văn học như một số người quan niệm. Những thành tựu đổi mới về lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học thời kì này là không nhỏ và rất đáng trân trọng.

Một phần của tài liệu Những xu hướng chính của phê bình văn học việt nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w