Những nhận thức có tính nền tảng của xu hướng phê bình hướng về tác giả

Một phần của tài liệu Những xu hướng chính của phê bình văn học việt nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI (Trang 83)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Những nhận thức có tính nền tảng của xu hướng phê bình hướng về tác giả

3.2.1. Những nhận thức có tính nền tảng của xu hướng phê bìnhhướng về tác giả hướng về tác giả

Đã có ý kiến cho rằng, phê bình văn học là hoạt động nghiên cứu, phán đoán, thẩm định giá trị của một hiện tượng văn học cụ thể bao gồm tác phẩm, tác giả, tiếp nhận. Hiện nay, từ góc nhìn đối tượng phê bình, người ta thường chú ý tập trung vào văn bản - tác phẩm. Tuy vậy, từ thực tiễn hoạt động phê bình, chúng ta dễ nhận thấy mối liên hệ gắn bó chặt chẽ giữa hai xu hướng phê bình hướng về văn bản và hướng về tác giả. Do đó, sự phân chia này cũng chỉ là tương đối. Đồng thời với xu hướng phê bình hướng về văn bản, xu hướng phê bình hướng về tác giả vẫn chiếm ưu thế và khá phổ biến trong đời sống phê bình nước ta kể từ thời kì đầu cho đến nay.

Trước hết, khi nói đến một thời kì, một trào lưu hay một nền văn học nào đó, bao giờ người ta cũng nói đến những tác phẩm, tác giả tiêu biểu. Đó là những nhân tố cơ bản nhất làm nên diện mạo của văn học. Văn học nước ta, qua nhiều thời kì phát triển, không khi nào thiếu những tác phẩm xuất sắc và gắn liền với nó là tên tuổi những nhà văn, nhà thơ tài năng: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Tô Hoài, Nam Cao, Xuân Diệu,Tố Hữu, Nguyễn Minh Châu… Chính đội ngũ tác giả tài năng là kết tinh thành tựu của từng thời kỳ, từng giai đoạn văn học. Phê bình văn học đi khi đi sâu vào nghiên cứu tác phẩm chắc chắn sẽ không hoàn toàn thoát ly tác giả. Suy cho cùng, khi người ta đánh giá chất lượng của tác phẩm thì cũng là khẳng định tầm cỡ và vị trí của tác giả - nhà văn.

Một thực tế nữa, nhiều nhà phê bình tìm đến xu hướng phê bình hướng về tác giả bởi tính cần thiết của nó như là sự tham chiếu để góp phần lý giải, phân tích tác phẩm. Vì tác phẩm mà người ta nghiên cứu tác giả. Những tác

phẩm đặt ra những vấn đề tư tưởng và nghệ thuật có ảnh hưởng rộng lớn, sâu sắc đối với đời sống tinh thần của người đọc, buộc người ta phải tìm hiểu kĩ tác giả. Khi chúng ta tìm hiểu về tác giả nghĩa là đi tìm hiểu cuộc đời, con người, đặc điểm tính cách …. và nhất là phong cách của nhà văn đó, từ đó có sở để hiểu cặn kẽ, thấu đáo các tác phẩm của họ. Trước đây, khi viết Thi nhân

Việt Nam, nhà phê bình Hoài Thanh cũng đã từng khái quát về tác giả Thơ

mới đến cụ thể: “…người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông,

trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như

Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên… và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu”. Đó sẽ là cơ sở quan trọng để chúng ta hiểu đúng khi tiếp nhận các sáng tác của họ. Và ngay từ buổi đầu của nền phê bình nước ta đã thấy nhiều nhà phê bình đi theo xu hướng này, đáng kể có Thiếu Sơn, Vũ Ngọc Phan, Hoài Thanh, Hải Triều, Trương Chính, Phan Khôi, Trần Thanh Mại, Đào Duy Anh, Trương Tửu, Lê Thanh, Kiều Thanh Quế… Về sau, các cây bút phê bình cũng đi theo hướng này có thể kể đến Phong Lê, Đỗ Lai Thúy, Nguyễn Đăng Mạnh, Vương Trí Nhàn, Chu Văn Sơn, Nguyễn Trọng Tạo, Hoàng Hưng, Inrasara, Hồ Thế Hà, Lê Hồ Quang,…

Cũng cần phải nhấn mạnh rằng một nền văn học phát triển phải là một nền văn học có sự phong phú của các phong cách. Khi nhà văn khẳng định được phong cách của mình đồng nghĩa với sự phong phú của những hướng tìm tòi khác nhau, tạo nên sức hút mạnh mẽ cho hoạt động phê bình. Chúng ta dễ nhận thấy khi văn đàn xuất hiện những “hiện tượng” tác giả, những phong cách độc đáo sẽ làm cho đời sống phê bình trở nên đầy sinh khí. Những năm gần đây giới phê bình quan tâm nhiều đến những gương mặt cách tân thơ như Lê Đạt, Dương Tường, Đặng Đình Hưng, Hoàng Hưng, Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Inrasara, Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly…; hay trong văn

xuôi với những cây bút có nhiều tìm tòi mới như Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, Y Ban, Nguyễn Danh Lam, Nguyễn Vĩnh Nguyên…

Nhìn chung, những yếu tố có tính nền tảng trên đã chi phối đến xu hướng hoạt động của phê bình văn học nước ta suốt hành trình dài. Tuy nhiên, phê bình văn học luôn đổi thay theo lịch sử, trong bối cảnh mới, cách tiếp cận đối tượng của lối phê bình này cũng sẽ thay đổi và hứa hẹn những thành quả mới.

Một phần của tài liệu Những xu hướng chính của phê bình văn học việt nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w