Điểm mới trong cách tiếp cận đối tượng của xu hướng phê bình hướng về tác

Một phần của tài liệu Những xu hướng chính của phê bình văn học việt nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI (Trang 85)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Điểm mới trong cách tiếp cận đối tượng của xu hướng phê bình hướng về tác

bình hướng về tác giả

Như trên đã nói, xu hướng phê bình hướng về tác giả hiện diện gần như suốt hành trình của phê bình văn học nước ta từ khi ra đời cho đến nay.Tuy vậy, nhìn lại quá trình đó chúng ta thấy rõ sự đổi khác trong cách tiếp cận đối tượng của xu hướng này.

Trước hết, ở thời kỳ đổi mới, cách tiếp cận đối tượng của xu hướng phê bình hướng về tác giả đã vượt qua cái nhìn của phương pháp phê bình tiểu sử của thời kỳ trước. Chúng ta biết ở nước ta vào nửa đầu thế kỉ trước, hàng loạt các phương pháp phê bình ra đời như: phương pháp phê bình ấn tượng tiêu biểu với Hoài Thanh, phương pháp xã hội học mác- xít của Hải Triều, Trương Tửu, phương pháp tiểu sử học với Lê Thanh, Trần Thanh Mại, phương pháp văn hóa - lịch sử với Trương Tửu,… như là đánh dấu sự trỗi dậy mạnh mẽ đời sống phê bình thời kì đầu. Trong đó, phương pháp phê bình tiểu sử chú trọng hơn cả đến mối quan hệ tác giả - tác phẩm, coi tác giả là yếu tố quy định tác phẩm theo nguyên lý nhân quả. Bởi thế, biết được tác giả là ai thì có thể biết được tác phẩm thế nào bằng con đường loại suy. Hoặc nói theo Trần Thanh Mại - nhà phê bình tiểu sử đầu tiên và tiêu biểu của văn học Việt Nam, là lấy cuộc đời cắt nghĩa tác phẩm. Phê bình tiểu sử, vì thế, lấy tác giả làm tính thứ

nhất, để rồi từ tác giả dẫn đến tác phẩm. Chẳng hạn, khi viết về Hàn Mặc Tử trong tác phẩm cùng tên, Trần Thanh Mại đã chọn ra chính xác ba trong số vô vàn những sự kiện tiểu sử được coi là động lực khởi nguyên của thơ Hàn: tôn giáo (Thiên chúa giáo), bệnh tật (bệnh phong) và những “bóng hồng” đi ngang cuộc đời thi sĩ họ Hàn…từ đó để cắt nghĩa tác phẩm. Tuy nhiên, phê bình tiểu sử cũng có cái hạn chế của nó. Lấy tác giả như một yếu tố đã biết từ đó loại suy ra tác phẩm như một yếu tố chưa biết, phê bình tiểu sử vấp phải một vấn đề nan giải là cái tưởng chừng như đã nắm được đó nhiều khi lại là cái chưa nắm được. Như thế vô hình trung đã lấy cái chưa biết này để giải thích cái chưa biết khác, dễ làm giảm đi tính khoa học vốn có. Đến nay, xu hướng phê bình hướng về tác giả, xét cho cùng, nó không đối lập với phê bình tiểu sử nhưng đã có sự bổ sung. Phê bình tiểu sử trước đây, người ta quan tâm đến những chi tiết về cuộc đời, con người, đặc điểm tính cách,… liên quan đến tác giả thì nay người ta lại quan tâm hơn đến gương mặt tinh thần tác giả từ quan niệm nghệ thuật về con người, đặc điểm phong cách, những hướng tìm tòi v.v… Tất nhiên, họ không phớt lờ những chi tiết về tiểu sử tác giả. Tiêu biểu có thể kể đến trường hợp Đỗ Lai Thúy. Trong Con mắt thơ (xuất bản năm 1992), sau khi đã phác vẽ phong cách chung của Thơ mới, nhà phê bình đã cố gắng chỉ ra phong cách riêng của từng thi nhân. Mỗi nhà thơ đều được Đỗ Lai Thúy đóng vào một tiêu ngữ để nhận diện: với Xuân Diệu, vội vàng là phong cách của thi nhân, trái lại, Huy Cận lúc nào cũng chậm rãi, đi mà như đứng, chân đang bước bỗng dừng lại bởi thi nhân nhìn nhận mọi sự bằng con mắt không gian,.v.v… Sau này, hướng đi này “có sự thay đổi hệ hình” với sự ra đời của phê bình phong cách học, tiếp thêm sức mạnh mới cho phê bình đương đại.

Bên cạnh đó, sự cố gắng mô hình hóa thế giới nghệ thuật của tác giả như một cấu trúc có nhiều tầng bậc (từ quan niệm nghệ thuật về con người, hệ

thống hình tượng nhân vật đến hệ thống thủ pháp đã được nhà văn sử dụng, …) để tìm ra điểm đặc trưng nổi bật rồi lý giải sáng tác của họ cũng được xem là điểm mới trong cách tiếp cận đối tượng của xu hướng phê bình này. Khi nói về thơ Mai Văn Phấn, Inrasara khẳng định Mai Văn Phấn đã có nhiều nỗ lực khai phá đáng ghi nhận nhưng lối thơ này độc giả rất khó tiếp cận. Nhà phê bình đã cố gắng mô hình hóa thế giới nghệ thuật của tác giả từ những thủ pháp hiện đại: lược bỏ từ, tạo nhiều khoảng rỗng trên trang giấy bằng lối viết nhảy cóc: thời gian, không gian, ý tưởng; rồi những hình ảnh và ẩn dụ mới lạ trùng lớp, khiến người đọc hình dung nó như là ngôi nhà bị đóng bằng nhiều trái khóa với mã số bí hiểm, từ đó để tìm ra ý nghĩa tượng trưng trong thơ.

Nếu như trước đây phê bình tác giả người ta mới chỉ chú ý đến những yếu tố bên ngoài tác giả như: cuộc đời, con người, tính cách,… để rồi từ đó cắt nghĩa tác phẩm, thì bây giờ các nhà phê bình lại chú ý nhiều hơn đến những yếu tố cách tân của tác giả, nhất là trong thơ. Những nhà thơ cách tân như Trần Dần, Phùng Quán, Lê Đạt, Dương Tường, Đặng Đình Hưng… một thời gian đã làm khuấy động đời sống phê bình văn học bởi quan niệm mĩ học về thơ: “làm thơ tức là làm chữ”. Trong số họ, Trần Dần là nhà thơ khá dũng cảm, táo bạo và quyết liệt trong cách tân thơ. Ông luôn muốn đi tới tận cùng những giới hạn của ngôn ngữ Việt, muốn “lắp ráp” ngôn ngữ Việt theo nhiều kiểu, nhiều cách để ngôn ngữ thi ca Việt có thể nói được nhiều nhất, đa diện nhất và cũng đa thanh nhất. Lê Đạt cũng là một thể nghiệm của thơ cách tân với những câu thơ không dễ đọc do sự phối trí khác lạ âm và thanh, chữ và nghĩa, cùng với một tuyên bố nhà thơ là “phu chữ”, người làm thơ không thể chỉ biết tiêu thụ cái nghĩa tự vị của từ như trong từ điển, đã khiến nhiều người hoang mang, lo lắng. Chữ hay là bóng chữ mới là cốt yếu của thơ. Một cuộc tranh luận đã bùng ra quanh Bóng chữ. Hàng loạt bài viết tranh luận về thơ ông dần xuất hiện từ giữa thập niên 90 của thế kỉ trước đến nay như: Cảm

nghĩ khi đọc ‘Bóng chữ’ (Hoàng Cầm, 1994), Từ một kì trận chữ đến những

mạch đời (Đọc “Bóng chữ” của Lê Đạt) (Đỗ Minh Tuấn, 1994), Lê Đạt,

bóng chữ bằng trực giác (Nguyễn Quân, 1994), Nhà thơ Lê Đạt và tình U75

(Hữu Việt), Mã thơ Lê Đạt, Lê- Đạt- chữ (Đỗ Lai Thúy, 2008), Những đoản

khúc Lê Đạt (Phạm Xuân Nguyên, 2008), Chất vàng mười Lê Đạt (Chu Văn

Sơn, 2008),… Ông không ngừng sục sạo các ngõ ngách của từ và tiếng, của chữ và lời, không ngại làm mới và không sợ bị coi là khác lạ, cho nên mới có thơ “Hai-kâu” mang thi hiệu Lê Đạt. Một hiện tượng thơ khác xuất hiện trên thi đàn cùng thời này là Nguyễn Quang Thiều. Năm 1993, Sự mất ngủ của lửa đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam đã gây nên dư luận hai chiều, cả khen lẫn chê, tạo nên cuộc tranh luận khá dài trong nhiều năm cho đến nay. Nhiều tác giả phê bình cũng nhìn thấy triển vọng về một hướng đi mới ở thơ Nguyễn Quang Thiều, tiêu biểu phải kể đến bài viết gần đây của nhà thơ Mai Văn Phấn Hiện tượng thơ Nguyễn Quang Thiều và lộ trình cách tân trên trang

http://maivanphan.vn. Trong những năm gần đây, nhóm Mở miệng và nhóm

Ngựa trời ở miền Nam là những hiện tượng thơ ca có vấn đề nhất. Họ đã gây

hấn với những ý niệm quen thuộc về ngôn ngữ thơ, đề tài, khiến không ít người bị sốc và lên tiếng phê phán… Qua một vài ví dụ tiêu biểu trên có thể nhận thấy được những nỗ lực cách tân của thơ Việt trong giai đoạn hiện nay. Tùy vào từng tiêu chí đánh giá và cảm quan thẩm mỹ mà các nhà phê bình có thể có những thái độ khác nhau đối với mỗi hiện tượng tác giả. Dẫu sao, ở chừng mực nào đó, họ cũng đã thực sự khẳng định được chỗ đứng nhất định trên văn đàn.

Một phần của tài liệu Những xu hướng chính của phê bình văn học việt nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w