7. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Cơ sở khoa học của xu hướng phê bình nhận thức lại về các thước đo cũ
2.2.1. Cơ sở khoa học của xu hướng phê bình nhận thức lại về cácthước đo cũ thước đo cũ
Chúng ta biết rằng phê bình văn học chỉ thực sự xuất hiện và trở thành lĩnh vực hoạt động chuyên biệt khi nền văn học phát triển tới trình độ tự giác cao và nảy sinh nhu cầu tự ý thức. Và một trong những biểu hiện rõ nhất trình độ phát triển của một nền phê bình chính là xu hướng nhận thức lại về các thước đo cũ. Điều đó có nghĩa xu hướng phê bình này hoàn toàn phù hợp với quy luật tiến triển của văn học, phù hợp với sự phát triển của tư duy nghiên cứu và còn phù hợp với khát vọng đổi mới nền văn học, trong đó có đổi mới phê bình.
Trước hết, những bước phát triển mới của khoa học xã hội và nhân văn trên thế giới được tiếp thu vào Việt Nam tạo cơ sở quan trọng cho xu hướng phê bình nhận thức lại về các thước đo cũ phát triển, nhất là trong những thập niên gần đây. Ngày càng nhiều lí thuyết văn học phương Tây hiện đại được ứng dụng vào tìm hiểu nhiều hiện tượng văn học làm cho đời sống văn học được tiếp thêm luồng sinh khí mới, góp phần tạo ra những giá trị mới cho tác phẩm văn học. Nói chung, cũng như nhiều mặt khác của đời sống xã hội, lí luận phê bình văn học của ta hội nhập dần vào đời sống học thuật quốc tế. Có thể kể đến xu hướng phê bình ngôn ngữ học bao gồm các trường phái như cấu trúc luận, kí hiệu học, tự sự học … ngày càng phát triển trong khu vực học viện hay các trường đại học. Ở xu hướng tâm lí học, việc vận dụng các lí thuyết của Freud, Jung, Vygotski… đã bước đầu thu được thành công. Người
có những thành tựu nổi bật trong việc này là Đỗ Lai Thúy. Ông đã viết về hoài niệm phồn thực của thơ Hồ Xuân Hương, về những ẩn ức trong thơ Hoàng Cầm… đưa lại một số nhận thức mới mẻ v.v…
Sự mở rộng nội hàm của các khái niệm trong văn học cũng khiến các nhà phê bình đi vào đánh giá các tác phẩm đương đại một cách thoải mái, chứ không bị gò vào những tiêu chuẩn đánh giá cũ. Chẳng hạn, khái niệm hiện thực và mối quan hệ giữa văn học và hiện thực. Lí luận văn học của ta trước Đổi mới xem xét mối quan hệ này theo quan điểm phản ánh luận của Lê-nin và quan niệm duy vật biện chứng của Mác. Văn học có nguồn gốc xã hội và là sự phản ánh chân thực, sâu sắc hiện thực đời sống. Các yếu tố hình thức của nghệ thuật chỉ có giá trị nếu nó phục vụ tốt cho nhiệm vụ này. Cho nên người ta cứ nói đến văn học là nói đến phản ánh hiện thực. Tuy nhiên, với sự vận dụng các lí thuyết phương Tây vào phê bình văn học Việt Nam, người ta thấy rằng ngoài cái hiện thực bề ngoài đó, hiện thực độc đáo của văn học là thế giới tinh thần, tình cảm tâm lí của con người trong xã hội. Đọc truyện ngắn, tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái,…người đọc dễ nhận ra lối viết hiện thực chen lẫn huyền ảo; hiện thực phản ánh trong tác phẩm phần nhiều lại là hiện thực tâm linh với đầy rẫy những yếu tố kì ảo, ma quái. Như vậy, nhà phê bình trên cơ sở vận dụng những lí thuyết mới có thể đi sâu lí giải những vấn đề của tác phẩm mà trước đây người ta chưa thể lí giải một cách thuyết phục. Điều này cũng tạo ra cho nhà phê bình những nguồn cảm hứng mới và thỏa sức sáng tạo. Như vậy, xu hướng nhận thức lại về các thước đo cũ phù hợp với khát vọng đổi mới phê bình văn học.
Tuy nhiên, xu hướng phê bình nhận thức lại về các thước đo cũ luôn gắn liền với sự kế thừa và đổi mới một cách có chọn lọc những yếu tố tinh hoa của lí luận phê bình xưa. Nhận thức lại không có nghĩa phủ nhận những giá trị đã được khám phá, phát hiện, mà trên cơ sở đó, nhà phê bình tìm tòi
những cách đánh giá mới để tôn vinh giá trị của tác phẩm. Đó mới thực sự là sự thành công của nhà phê bình.