7. Cấu trúc của luận văn
1.3.1. Sự giới thiệu rộng rãi các thành tựu lý luận văn học, phê bình văn học hiện đạ
văn học hiện đại của thế giới
Từ đầu thế kỉ XX, khi phê bình văn học Việt Nam được “khai sinh” và ngày càng phát triển sôi động hơn trong đời sống văn học dân tộc, người ta đã không thể phủ nhận vai trò của sự giao lưu quốc tế giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. Đặc biệt là sự nở rộ các trào lưu, trường phái phê bình hiện đại trong thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI.
Chúng ta đã biết phần lớn các nhà phê bình Việt Nam ngay từ những giai đoạn đầu thế kỉ XX đều được đào tạo từ các trường Tây. Họ từng được tiếp xúc với nền văn hóa, văn học phương Tây trong nhà trường và chịu ảnh hưởng khá sâu sắc những lí luận phê bình hiện đại của nước ngoài. Nếu như Hoài Thanh đã từng khẳng định: “Mỗi nhà thơ Việt hình như mang nặng trên
đầu năm bảy nhà thơ Pháp”, thì cũng có thể nói một câu tương tự như vậy đối
thuyết phê bình hiện đại của phương Tây không có gì xa lạ. Họ đã từng nhắc đến tên những chủ soái của các trường phái phê bình hiện đại với sự am hiểu sâu sắc cùng với sự kế thừa có chọn lọc của bản thân mình về các phương pháp phê bình đó, sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của xã hội Việt Nam. Vũ Ngọc Phan từng khẳng định, mình đã dựa vào “một lí thuyết” phê bình của phương Tây và vì thế “công việc phê bình mới vững vàng được”. Hoài Thanh trong bài tổng kết Một thời đại trong thi ca đã hơn 16 lần nhắc đến các tên tuổi nhà thơ nhà phê bình Pháp nổi tiếng như Baudelaire, Lanson, Valéry, Lamartine, Musset,… Sau này, trong một số bài nghiên cứu của mình về sự ảnh hưởng của nền văn học Pháp, của phê bình Pháp đối với nền văn học và phê bình Việt Nam giai đoạn trước 1945, các nhà nghiên cứu, phê bình Đỗ Đức Hiểu, Hoàng Nhân, Phùng Văn Tửu, Phan Ngọc…đã nhấn mạnh đến sự ảnh hưởng sâu sắc của văn học Pháp nói chung, của phê bình Pháp nói riêng đối với văn học và phê bình Việt Nam thời kì này. Hoàng Nhân đã chỉ rõ từng trường hợp các nhà phê bình Việt Nam trước 1945 chịu ảnh hưởng của các khuynh hướng phê bình Pháp, chẳng hạn: phương pháp phê bình của Lanson ảnh hưởng đến nhiều giáo sư giảng dạy văn học và nhiều nhà phê bình trước cách mạng tháng Tám như Đặng Thai Mai, Vũ Ngọc Phan, Thiếu Sơn, Trương Chính; các nhà văn Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên một thời đã ít nhiều tiếp nhận ảnh hưởng của khuynh hướng phê bình trực cảm… Như thế, đối với các nhà phê bình Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, những cái tên như Baudelaire, Lamrtine, Saintine Beuve, H.Taine, Lanson, Brunetiere…cùng với các phương pháp phê bình: khoa học, ấn tượng, trực cảm, xã hội học…đã trở thành hết sức quen thuộc, đã trở thành những bậc thầy, những phương pháp thường xuyên được vận dụng trong các tác phẩm phê bình của họ.
Từ sau năm 1945, phê bình văn học đi vào giai đoạn phát triển. Phê bình theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin giờ đây được công khai xác lập
nhằm định hướng sự phát triển nền văn học dân tộc với nội dung dân chủ và tính chất dân tộc. Trong thời kì đất nước có chiến tranh, điều kiện dành cho văn học nghệ thuật nói chung, phê bình văn học nói riêng hoàn toàn không thuận lợi từ khâu in ấn, xuất bản, báo chí. Việc giao lưu với thế giới bên ngoài dường như bị cô lập, tách biệt. Ở miền Bắc, trong giai đoạn 1954-1975, do chỉ tiếp nhận văn hóa của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa với hệ tư tưởng duy nhất là mỹ học Mác - Lê nin nên đã tạo ra một nền lý luận - phê bình thống nhất, đơn thanh. Đó là khuynh hướng phê bình xã hội học vốn có tiền đề phát triển từ những năm kháng chiến chống Pháp. Khuynh hướng này coi trọng nội dung phản ánh của tác phẩm văn học, ít quan tâm hoặc không quan tâm đến giá trị nghệ thuật của tác phẩm, đến phong cách và cá tính sáng tạo của nhà văn. Và điều dễ nhận thấy trong lý luận - phê bình văn học ở miền Bắc lúc này là không tiếp thu tinh hoa văn hóa phương Tây được thể hiện qua các trường phái lý luận - phê bình hiện đại như: chủ nghĩa hiện sinh, hiện tượng luận, cấu trúc luận, thi pháp học, phong cách học, mỹ học tiếp nhận,… Thậm chí, do quan niệm ấu trĩ và hẹp hòi, trong giai đoạn này, các trường phái lý luận - phê bình văn học phi mác- xít trong đó có lý luận - phê bình văn học phương Tây đều bị cho là “suy đồi, phản động”. Từ đó dẫn đến tình trạng kỳ thị, xem thường lý luận - phê bình phương Tây và độc tôn vai trò của mỹ học mác- xít trong lý luận- phê bình làm cho đời sống lý luận - phê bình trở nên đơn điệu, nghèo nàn. Nhưng khác với miền Bắc, xã hội miền Nam giai đoạn 1954-1975 tích hợp nhiều nền văn hóa, trong đó có văn hóa phương Tây và văn hóa Mỹ. Với chủ trương mở cửa du nhập văn hóa nước ngoài một cách tự do, nhiều trường phái triết học, mỹ học, lý luận - phê bình văn học phương Tây đã tràn vào miền Nam và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống lý luận - phê bình văn học. Vì vậy, bức tranh lý luận- phê bình văn học ở miền Nam đã xuất hiện nhiều trường phái lý luận- phê bình văn học ảnh hưởng từ văn hóa
phương Tây như: phân tâm học; chủ nghĩa hiện sinh; mỹ học tiếp nhận; cấu
trúc luận; hiện tượng luận; thi pháp học… cũng là điều tất yếu. Với việc ứng
dụng lý thuyết của các trường phái lý luận - phê bình văn học phương Tây hiện đại vào tìm hiểu nhiều hiện tượng văn học, các nhà lý luận - phê bình văn học miền Nam đã thổi vào đời sống văn học một luồng sinh khí góp phần tạo ra những giá trị mới cho nhiều tác phẩm văn học của dân tộc vốn chỉ được nhìn nhận qua hệ quy chiếu của triết học và mỹ học phương Đông.
Như thế, hoạt động phê bình trong suốt một thời kỳ khá dài ở hai miền Bắc -Nam có những đặc điểm riêng và nhìn chung “phê bình văn học như một
dòng sông hiền hòa không có thác bờ dữ dội”. Nhưng “phê bình văn học đã
làm tròn nhiệm vụ của nó: đi sát tác phẩm để biểu dương kịp thời những cố gắng mà các sáng tác đã đạt được như tính chiến đấu, tính thời sự và chủ
nghĩa anh hùng cách mạng” [68, 665].
Nhưng từ sau 1975, đặc biệt bắt đầu từ thời kỳ đổi mới, đất nước mở cửa, tiếp nhận văn hóa phương Tây thì phê bình văn học Việt Nam đã có sự tiếp nhận rộng rãi hơn lý luận phê bình của văn học hiện đại thế giới cho nên lý luận về phê bình văn học nước nhà được bổ sung thêm nhiều nhận thức khác trước. Phê bình văn học đã được coi như một hoạt động tác động đời sống văn học và quá trình văn học, như một loại sáng tác văn học, đồng thời còn được coi như một bộ môn thuộc văn học. Các lý thuyết: ký hiệu học, thi pháp học, văn học so sánh, phân tâm học, chủ nghĩa cấu trúc, mỹ học tiếp nhận, tự sự học,… được lần lượt giới thiệu vào Việt Nam đã bước đầu làm thay đổi nền phê bình Việt Nam. Tiêu biểu phải kể đến những công trình đã được dịch ở nước ta như: Lý luận về thi pháp tiểu thuyết của M.Bakhtin do Phạm Vĩnh Cư dịch và giới thiệu (1992); Những vấn đề về thi pháp
Dostoievski của M.Bakhtin do Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí
bội của Milan Kundera do Nguyên Ngọc dịch, Nxb Văn hóa Thông tin và Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2001; Cấu trúc văn bản nghệ thuật
của Iu.M.Lotman do Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch… Bên cạnh đó, phải kể đến các công trình được viết bởi các tác giả Việt Nam nhưng có nội dung giới thiệu khái quát - tổng hợp các loại lý thuyết phê bình hiện đại của phương Tây. Đó là: Lí luận phê bình văn học phương Tây
thế kỉ XX của Phương Lựu, Nxb Văn học, 2001; Đổi mới nghệ thuật tiểu
thuyết phương Tây hiện đại của Đặng Anh Đào, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, 2001; Tiểu thuyết Pháp hiện đại những tìm tòi đổi mới của Phùng Văn Tửu, Nxb Khoa học Xã hội, 2002; Chủ nghĩa cấu trúc và văn học do Trịnh Bá Đĩnh biên soạn, Nxb Văn học và Trung tâm nghiên cứu Quốc học, 2002… Hơn nữa, khi mạng Internet được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam sự tiếp xúc với các lý thuyết phê bình bên ngoài không còn phụ thuộc quá nhiều vào tình trạng xuất bản sách báo trong nước. Sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ, sự bùng nổ thông tin khiến văn hóa đọc có phần suy giảm, nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận Internet đã giúp những người quan tâm đến văn chương được tiếp cận với một kênh thông tin đa chiều, cập nhật được những vấn đề thời sự, có được những diễn đàn để công khai phát biểu những quan niệm, chính kiến riêng. Nếu như ở thời kì trước, kênh phát - nhận của đời sống lí luận, phê bình văn học ở Việt Nam chủ yếu là qua sách in và báo viết thì đến thời kì này, các trang web, diễn đàn, blog… đã khiến cho đối tượng tham gia vào đời sống lí luận phê bình văn học ngày càng được mở rộng hơn, không còn bó hẹp riêng trong giới phê bình chuyên nghiệp. Có thể nói, từ các nhà phê bình văn học đến cả bạn đọc đều có thể tiếp cận được với những lý thuyết mới, các tiêu chí mới để đánh giá một hiện tượng văn học.
Nhìn lại hành trình đổi mới, tìm tòi khám phá của lý luận phê bình văn học Việt Nam có thể thấy rằng hệ thống lý luận phê bình đã thực sự được bổ
sung, định hình, linh hoạt và mang tính thực tiễn cao, góp phần tạo tiền đề quan trọng để phê bình văn học nước nhà bắt kịp những bước tiến mới của văn hóa xã hội thời đại ở thập niên đầu thế kỉ XXI.