7. Cấu trúc của luận văn
2.3.2. Những loại hình hoạt động của xu hướng phê bình môi giới cho truyền thông
đời sống phê bình hiện nay và nó cũng đang mở ra khả năng đối thoại to lớn thúc đẩy hoạt động phê bình văn học nước nhà.
2.3.2. Những loại hình hoạt động của xu hướng phê bình môi giớicho truyền thông cho truyền thông
Có thể thấy rằng sự phát triển đa dạng của các phương tiện truyền thông đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho đời sống văn học hiện đại phát triển, trong đó có hoạt động phê bình.
Truyền thông gồm những bộ phận hạt nhân như truyền hình, phát thanh, điện ảnh, sách, báo in, tạp chí, báo mạng, họp báo, giới thiệu sách,… Với loại hình hoạt động đa dạng như vậy, phê bình truyền thông có chức năng đưa tin, tạo dư luận, đánh giá chung và bày tỏ quan điểm, chính kiến. Nhìn chung, hoạt động của xu hướng phê bình này hiện nay tập trung vào các loại hình chủ yếu sau:
Trước hết, phê bình trên các loại báo in, báo mạng là loại hình tiêu biểu nhất thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng phê bình môi giới cho truyền thông, có khả năng quy định diện mạo của phê bình văn học giai đoạn hậu hiện đại. Trong thời đại hiện nay, sự phổ biến văn học chưa bao giờ thuận lợi như bây giờ. Báo in hay báo mạng đều phổ cập hơn nhiều, do vậy, sự phản hồi của công chúng đối với một hiện tượng văn học thường diễn ra nhanh chóng. Đội ngũ các nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu cũng rất đông đảo, ngoài các công trình nghiên cứu, họ góp mặt ở hàng trăm tờ báo ở các chuyên mục bình luận văn học. Có thể kể đến các nhà thơ, nhà văn tham gia đời sống lí luận phê bình thời này như Nguyễn Văn Hạnh, Vũ Quần Phương, Nguyễn Trọng Tạo, Đinh Xuân Dũng, Trần Đăng Khoa, Chu Lai, Nguyễn Quang Thiều, Inrasara, Hoàng Hưng,… Các nhà lý luận, phê bình nghiên cứu ở đại học cũng đã thực sự vào cuộc có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của lý luận phê bình nước nhà. Ngoài các cây bút đã nổi danh ở giai đoạn trước như Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử, Đặng Anh Đào,.. đến giai đoạn này có thể kể thêm Huỳnh Như Phương, Chu Văn Sơn, Bùi Việt Thắng, Lê Lưu Oanh, Lê Hồ Quang,… Bên cạnh đó, chúng ta còn phải kể đến các nhà lý luận, phê bình, nghiên cứu văn học ở các viện nghiên cứu như Phong Lê, Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Ngọc Thiện, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Đăng Điệp, Đỗ Lai Thúy, Trịnh Bá Đĩnh, Lưu Khánh Thơ, Lê Thị Dục Tú,… Ngoài ra, những tác giả phê bình người Việt ở
nước ngoài với nhiều bài viết cũng đã và đang tạo ra những hiệu ứng mạnh mẽ đến sinh hoạt văn hóa văn học trong nước như Đặng Tiến, Nguyễn Hưng Quốc, Phan Huy Đường, Thụy Khuê, Hoàng Ngọc Tuấn, Bùi Vĩnh Phúc, Nguyễn Vy Khanh, Đặng Phùng Quân, Phạm Thị Hoài, Đoàn Cầm Thi, Đoàn Nhã Văn,…Đó là chưa kể đến một lực lượng phê bình không chuyên khá đông đảo trên các trang báo cũng đang góp phần tạo ra một diện mạo phong phú, dân chủ của đời sống văn học giai đoạn này. Như vậy, sự nở rộ của báo chí từ những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI với hàng trăm tờ báo, tạp chí văn học, các trang web văn học, các blog có đề cập đến văn học đã thu hút ngày càng đông đảo người đọc lẫn người sáng tác và phê bình văn học cũng phát triển mạnh mẽ, vận động không ngừng, đặc biệt là phê bình văn học mạng. Nó cũng là kênh chủ đạo chuyển tải dư luận về văn học, đang mở ra khả năng đối thoại to lớn, đồng thời trở thành nhân tố tác động đến dư luận xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Bên cạnh đó, phê bình trên phát thanh, truyền hình cũng là một loại hình hoạt động sôi nổi thể hiện xu hướng phê bình môi giới cho truyền thông. Giờ đây, phê bình không chỉ được đọc trên sách báo mà còn được nghe nhìn trên phát thanh, truyền hình. Số lượng người nghe, người xem tăng lên rất nhanh. Đặc biệt, ở những vùng sâu, vùng xa, nơi thiếu thốn sách báo, nhờ đài phát thanh, người dân có thể được thông tin và thưởng thức những sáng tác văn học mới, được nghe chính các nhà văn, nhà phê bình phát biểu về văn học. Có những chương trình trên đài truyền hình Việt Nam như Mỗi ngày một
cuốn sách, chương trình Văn hóa - Sự kiện - Nhân vật hoặc các chương trình
tọa đàm về phê bình văn học nghệ thuật có sự tham gia của khán giả, độc giả, các nhà văn nhà báo, nhà nghiên cứu, phê bình, chương trình Tạp chí Văn
nghệ trên đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (HTV),… đã trở thành
đàm văn học, những chương trình giới thiệu tác giả và tác phẩm có chọn lọc đã thực sự góp phần định hướng nhận thức về giá trị của văn học và nghệ thuật nơi công chúng. Nếu làm tốt chức năng của mình, đài phát thanh truyền hình có thể là nơi phát hiện và giới thiệu những tài năng văn học trẻ ở các địa phương, đồng thời tập hợp và phân tích dư luận của công chúng về những hiện tượng văn học có tính thời sự. Rõ ràng, cùng với báo chí (in và mạng), phát thanh truyền hình là một công cụ có nhiều lợi thế trong việc truyền bá tri thức và tác động đến tâm lý cũng như thị hiếu thẩm mỹ của quần chúng.
Trong giai đoạn này, loại hình phê bình điểm sách, đọc sách của các lực lượng quảng bá sách cũng khá nổi bật. Điểm sách, một thời gian dài, là hình thức chủ yếu của phê bình. Điểm sách gắn liền với báo chí và truyền thông. Ở Việt Nam thời gian gần đây, điểm sách là thời thượng, hiếm có loại hình báo chí nào lại bỏ qua cơ hội chứng tỏ khả năng cập nhật sách văn học của mình. Ở các báo, các website văn học, website của các nhà xuất bản… hầu như đều
có mục điểm sách như http://www.baomoi.com/;
http://nxbtrithuc.com.vn/Tin-tuc/Diem-sach; http://www.dantri.com.vn/ ; http://www.viethoc.com/Ti-Liu/bien-khao/diem- sach;http://www.nhandan.org.vn/vanhoa/nghe-doc-xem/; http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/diem-sach/; http://www.moingay1cuonsach.com.vn/; http://vannghequandoi.com.vn/802/news/363589/diem-sach.html v.v…Viết
bài điểm sách không hoàn toàn như một bài phê bình, một tiểu luận hay báo cáo khoa học, phải đào sâu, tìm kỹ, nói cho tương đối hoặc gần “hết nhẽ” những nét tiêu biểu hay hạn chế của tác phẩm. Mà thường bài điểm sách, hay đọc sách, cũng như các bài viết giới thiệu sách nói chung, có dung lượng chữ khiêm tốn, chủ yếu “lướt qua” để chuyển đến bạn đọc những thông tin khái quát nhất về tác phẩm. Thế nhưng, ngắn không có nghĩa là sơ sài, mà ở đây,
đòi hỏi người viết sự hiểu, sự thấm cũng như đồng cảm với tác phẩm để có những phát hiện sâu sắc và thể hiện ra một cách cô đọng, súc tích, hấp dẫn. Như vậy, về một khía cạnh, viết điểm sách thế nào cho hay cũng phải có “nghề” ! Qua thực tế tình hình điểm sách, chúng ta có thể nhận thấy rằng hiện nay mục điểm sách, đọc sách dường như cũng phổ biến trên các tờ báo hơn là phê bình có tính chuyên nghiệp, vì phụ thuộc vào đối tượng bạn đọc, cũng như “đất” cho các bài viết dài không còn nhiều. Hơn thế nữa, trong thời gian qua nhiều cuộc tọa đàm giới thiệu sách, cuộc thi viết điểm sách được các nhà sách, nhà xuất bản rất chú ý như: Nhà sách Phương Nam, Nhà sách Thái Hà, Nhà xuất bản Phụ nữ (Hà Nội), Nhà xuất bản Văn học (Hà Nội), Nhà xuất bản Tri thức (Hà Nội),… Đây cũng là một cuộc chia sẻ kỹ năng viết điểm sách với sự tham dự của các nhà văn, nhà phê bình, nhà giáo uy tín. Đặc biệt, qua nhiều bài điểm sách được viết với giọng văn nghiêm túc, hàn lâm như một bài phê bình đã thực sự đem lại cho người đọc nhiều hiểu biết và cảm xúc thú vị.