7. Cấu trúc của luận văn
3.3.1. Cơ sở thực tiễn của xu hướng phê bình hướng về các vấn đề thời sự của văn
3.3.1. Cơ sở thực tiễn của xu hướng phê bình hướng về các vấn đềthời sự của văn học thời sự của văn học
Đối tượng của phê bình là sáng tác, bởi thế hoạt động phê bình dường như luôn theo sát đời sống văn học và có thể xem nó như là một quy luật tất yếu. Nhìn lại phê bình trong những năm gần đây, chúng ta có thể nhận thấy rõ xu hướng hướng về các vấn đề thời sự của văn học cũng khá nổi bật và là “sở trường” của nhiều cây bút phê bình, nhất là những cây bút phê bình trẻ.
Nhìn lại thực tiễn tình hình sáng tác trong thập niên đầu thế kỉ XXI, văn học nước ta thực sự chưa có những thành tựu nổi bật, chưa xuất hiện những hiện tượng mang tính chất bước ngoặt gây sự chú ý trong đời sống văn học. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta đang phủ nhận những đóng góp của nhiều cây bút với tiềm lực sáng tạo khá dồi dào để hi vọng vào một sự khởi sắc, một bước đột phá mới của nền văn học dân tộc. Bước sang thiên niên kỷ mới, văn học nước ta đang có sự chuyển mình cùng với quá trình đổi mới của đất nước. Trong sáng tác, ở cả văn xuôi và thơ, chúng ta cũng đã có những hiện tượng thu hút với công chúng, có những tác phẩm lôi cuốn độc giả và có nhiều ý kiến tranh luận của các nhà nghiên cứu phê bình. Trong văn xuôi có thể kể đến những tên tuổi như Nguyễn Xuân Khánh, Lê Minh Khuê, Trần Thùy Mai, Nguyễn Mỹ Nữ, Nguyễn Ngọc Tư, Di Li, Phong Điệp, Nguyễn Bình Phương, Thuận, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà,… đang ngày càng trở nên quen thuộc với độc giả cả nước. Thơ Việt những năm đầu thế kỷ XXI cũng đang có dấu hiệu của sự chuyển động và đang tạo ra diện mạo mới. Nổi lên như một hiện tượng, nhà thơ Vi Thùy Linh có những cách tân thể hiện được nhiều người chú ý và một số nhà thơ trẻ khác như Nguyễn Quyến, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Vĩnh Tiến… đã tạo được cho mình tiếng nói riêng trên thi đàn. Chính những đóng
góp nổi bật của họ đã tạo nên tính thời sự của đời sống văn học và góp phần làm nên sức sống mới cho phê bình. Như vậy, những chuyển biến trong sáng tác thời kỳ này, nhất là những sáng tác, hiện tượng mang tính cách tân, có thể xem là yếu tố tác động mạnh mẽ thúc đẩy xu hướng phê bình hướng về các vấn đề thời sự của văn học.
Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của các phương tiện truyền thông hiện đại cũng đã hình thành nên đời sống văn học mạng khá phong phú sôi động hiện nay, trong đó có cả phê bình. Mảng phê bình này thường được gọi là phê bình báo chí hay phê bình truyền thông. Đây chủ yếu là hoạt động của những cây bút làm việc ở các cơ quan báo chí, xuất bản, phát thanh và truyền hình; đồng thời cũng có sự tham gia của những người sáng tác, những nhà nghiên cứu ở các viện nghiên cứu và các trường đại học. Chính vì thế, loại hình phê bình này rất nhạy bén, kịp thời trong việc biểu dương hay phê phán những hiện tượng văn học mới xuất hiện, tạo nên sức hút đối với bản thân các nhà phê bình và công chúng độc giả hướng về các vấn đề có tính thời sự nhất của đời sống văn học đang diễn ra.
Hướng về các vấn đề thời sự của văn học đã và đang là một xu hướng chính của phê bình văn học hiện nay. Ở một khía cạnh nào đó, xu hướng này cho thấy phê bình văn học đang bắt kịp thực tiễn tình hình sáng tác và cũng làm cho đời sống văn học ngày càng trở nên sôi động hơn.