7. Cấu trúc của luận văn
2.3.3. Tính “phù phiếm” của xu hướng phê bình môi giới cho truyền thông
loại hình đa dạng mà trong điều kiện hiện nay chúng ta có thể sử dụng linh hoạt để làm phong phú đời sống văn học nghệ thuật nước nhà.
2.3.3. Tính “phù phiếm” của xu hướng phê bình môi giới chotruyền thông truyền thông
Phê bình văn học hiện đại luôn gắn với sự phát triển của báo chí và các phương tiện truyền thông. Như trên đã thấy, những loại hình hoạt động của xu hướng phê bình môi giới cho truyền thông khá phong phú, đa dạng so với thời kỳ trước đó. Và thực tế cũng đã có một số lượng khá lớn trong đội ngũ phê bình là các cây bút ở vị trí biên tập viên văn học của các báo, tạp chí chuyên hoặc không chuyên về văn nghệ, và các nhà xuất bản, đài phát thanh. Đội ngũ phê bình này đóng vai trò “trực chiến”, thường xuyên có mặt trên các trang báo và tạp chí. Nhanh nhạy bám sát đời sống văn học, không thiên về học
thuật mà thường có lối viết linh hoạt, văn phong báo chí của họ giúp công chúng kịp thời nắm bắt tình hình văn học và cũng không hiếm khi gợi ra được những vấn vấn đề có ý nghĩa thực sự của sáng tác và phê bình. Tuy nhiên, đội ngũ ấy chưa có thể nói là mạnh và thực sự có tính chuyên nghiệp, trừ một số nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu đã khẳng định được tiếng nói và chỗ đứng của mình trong làng văn, làng báo bởi tầm tri thức sâu rộng, hay một số cây bút phê bình trẻ bộc lộ được năng khiếu và có triển vọng nhưng không phải là nhiều. Có thể nói rằng ở đội ngũ phê bình môi giới cho truyền thông, số đông tác giả vẫn chưa vận dụng các phương pháp phê bình khoa học mà chủ yếu vẫn làm phê bình theo “cảm tính”, tùy hứng, hay kiến thức văn không thật vững, cho nên mang tính “phù phiếm” viển vông, nhiều khi không có nội dung thiết thực, không có giá trị. Trong khi đó, chúng ta biết rằng tầm ảnh hưởng của phê bình phụ thuộc rất nhiều vào “kẻ môi giới thông tin”…
Những năm gần đây, trong giới nghiên cứu cũng xuất hiện khá nhiều tiếng nói tỏ ý lo ngại về trình trạng “loạn chuẩn” hiện nay của phê bình, nhất là ở bộ phận phê bình truyền thông. Trong công trình Phê bình văn học Việt
Nam 1975 - 2005, tác giả Nguyễn Văn Long đặt ra vấn đề: “Nhiều người đã
nêu vấn đề đáng báo động về văn hóa phê bình, về tầm tư tưởng và tri thức của người làm phê bình văn học, về sự thiếu hụt nền tảng lí luận của phần đông các biên tập viên trang văn nghệ ở các báo, tạp chí, đài phát thanh,
truyền hình,…” [32, 257]. “Có một thực tế là công việc phê bình văn học
trong những năm gần đây nổi lên vai trò của phê bình truyền thông mà tác giả chủ yếu là các biên tập viên văn nghệ của các cơ quan báo chí. Các trang lí luận phê bình trên báo chí (cả báo viết, báo hình, báo mạng) giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động phê bình và trong đời sống văn học nói chung, trước hết vì tính thường xuyên, tính cập nhật và sự mau lẹ, nhanh nhạy đến được với công chúng của loại hình phê bình này. Nhưng chất lượng của phê
bình truyền thông trong thời gian qua phần lớn còn thấp, nhiều bài phê bình không dựa trên tiêu chí rõ ràng về giá trị, dùng những cách đánh giá chung
chung, một cách công thức, nặng về đưa đẩy câu chữ…” [32, 261]. Tác giả
Dương Trọng Dật trong bài viết Hoạt động lý luận, phê bình - thực trạng và
giải pháp đã khẳng định rằng “có một thực tế không thể không quan tâm:
cùng với sự phát triển mạnh mẽ của phương tiện truyền thông đại chúng, có thể nói không ngoa rằng, phê bình nghệ thuật hiện nay chủ yếu dựa vào
truyền thông đại chúng” và nhận thấy “sẽ là không công bằng khi phủ nhận
vai trò phê bình văn học trên báo chí” [9]. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân
tích rõ thực trạng phê bình báo chí đang lấn át phê bình hàn lâm: “Những hoạt động phê bình trên báo chí xuất hiện với tần số dày đặc đã thực sự lấn át hoạt động phê bình hàn lâm. Bên cạnh những ghi nhận tích cực, phê bình văn học trên báo chí đã bộc lộ nhiều vấn đề rất đáng quan tâm. Không ít bài phê bình, thiếu sự hiểu biết về tri thức, vốn sống và khả năng cảm nhận nghệ thuật nên không đủ sự phân tích sắc sảo và tin cậy về chuyên môn. Xuất hiện kiểu khen chê tùy hứng theo cảm tính và quan hệ quen biết. Ảo tưởng về quyền lực phán xét của cơ quan báo chí đôi khi bị lạm dụng, khiến cho hoạt động phê bình trở thành hoạt động có tính cửa quyền, thiếu sự trong sáng, công tâm. Đó là chưa kể không ít bài phê bình khen chê theo kiểu bè phái, khen chê theo lợi ích nhóm, khen hội đồng và đánh hội đồng, khen chê theo phong bì, phong bao và quảng cáo để bán sách… làm nhiễu loạn hoạt động
phê bình văn nghệ, khiến người đọc mất lòng tin”[9]. Thậm chí, nhiều tác giả
truyền thông (gồm cả các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình đã có tuổi, có danh chuyên nghiệp) tham gia tích cực vào công nghệ tạo ra các “tác giả văn học trẻ nổi bật”. Chính họ đã có những hoạt động “tuyên truyền”, gây dựng những “hiện tượng” văn học, đánh bóng tên tuổi, tạo nên những giá trị nhất thời nhằm vụ lợi, làm mất lòng tin ở bạn đọc. Chẳng hạn, dư luận từng lên án gay
gắt vụ lăng xê thơ Hoàng Quang Thuận… Rõ ràng, thực trạng trên cho thấy phê bình truyền thông gắn chặt với các phương tiện truyền thông đáp ứng trước tiên nhu cầu thông tấn và ít nhiều có tính chất thị trường.
Một thực tế nữa cũng cho thấy ở loại hình phê bình điểm sách, đọc sách được xem là có tính chất “thời thượng” hiện nay đang có những tồn tại. Người ta chủ yếu tập trung vào việc giới thiệu tác giả, tác phẩm trong đó phần lớn là bài PR cho các tác phẩm theo sở thích riêng của từng tờ báo và các nhà báo làm văn hóa nghệ thuật, vì thế nó mang tính thị trường nhiều hơn là một sáng tạo nghệ thuật. Theo Nguyễn Văn Long, khi nhìn vào thực tế điểm sách trong nước, tác giả đã đưa ra “mấy điểm khái quát chung là: (1) Điểm sách văn học có mặt ở hầu khắp các báo không chuyên về văn học vì thế, chưa có tờ báo văn học nào chuyên về điểm sách; (2) Đa số các bài điểm sách đều “ngăn ngắn”, nếu là sách văn Việt ngữ thì kể thoang thoáng lại nội dung xen vài cảm nhận đơn thuần, nếu là sách văn chuyển ngữ thì chủ yếu thống kê lại những nhận xét của báo chí nước ngoài; (3) Không có một chuyên gia điểm sách thực sự, người có thể bao quát được đời sống văn học và sự nghiệp văn học của một tác gia để từ đó, thoát khỏi tác phẩm cụ thể, xây dựng cung cách
kiến giải chiều sâu văn hóa đa ngôn ngữ” [32, 213]. Chính vì thế, cũng theo
tác giả, những biểu hiện trên khiến cho “nỗi quan ngại về sự suy thoái của
phê bình thông qua hình thức điểm sách càng có căn cứ”.
Phê bình môi giới cho truyền thông đã và đang làm tăng thêm sự sôi động cho đời sống phê bình văn học đầu thế kỉ XXI, nhưng thực tế nó vẫn là hoạt động ít nhiều thể hiện rõ tính “phù phiếm”. Chính vì thế, hơn lúc nào hết lương tâm và trách nhiệm của người cầm bút viết phê bình phải được đặt lên hàng đầu, để công chúng mới thực sự có niềm tin và sự thích thú khi thưởng thức văn học.
Chương 3
NHỮNG XU HƯỚNG CHÍNH CỦA PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI
TỪ GÓC NHÌN ĐỐI TƯỢNG PHÊ BÌNH