Tác dụng khôi phục diện mạo chân thực đối tượng của xu hướng phê bình

Một phần của tài liệu Những xu hướng chính của phê bình văn học việt nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI (Trang 88)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Tác dụng khôi phục diện mạo chân thực đối tượng của xu hướng phê bình

phê bình hướng về tác giả

Thực tiễn đã cho thấy, khi trên văn đàn xuất hiện nhiều tác giả với nhiều phong cách đã tạo nên sự đa dạng và phức tạp của phê bình. Đặc biệt khi sự giao tranh quan điểm của các nhà phê bình trước một hiện tượng, vấn

đề của văn học chưa được tập trung làm sáng tỏ sẽ tạo nên những nghi ngờ, hoang mang trong dư luận xã hội về văn học, thậm chí với cả người sáng tác lẫn phê bình.Vì thế, phê bình hướng về tác giả trước hết sẽ có tác dụng khôi phục diện mạo chân thực của nhà văn.

Phê bình văn học, có thể xem, đó là “vương quốc của cái tranh luận” (Lã Nguyên). Nhìn lại lịch sử phê bình văn học nước ta là lịch sử của những cuộc tranh luận, tiêu biểu như: Tranh luận Truyện Kiều (1924-1944); Tranh luận Thơ mới - Thơ cũ (1932-1942); Tranh luận nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh (1935-1939); Tranh luận về “Dâm hay không dâm ?” trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng (1936 -1939); Tranh luận văn nghệ Việt Bắc (1949); Phong trào Nhân văn giai phẩm (1958); Tranh luận về tính người trong văn học (1962); Tranh luận về “văn học phải đạo” xung quanh bài viết của Hoàng Ngọc Hiến Về một đặc điểm của văn học và nghệ thuật ở nước ta

trong giai đoạn vừa qua (1979), Những cuộc tranh luận về văn thơ thời kì đổi

mới, thơ văn cách tân trong những thập niên gần đây, những “hiện tượng” nổi bật trên văn đàn … Tất cả đã góp phần làm nên diện mạo cho phê bình văn học ở mỗi thời kì, đem đến cho phê bình động lực phát triển. Tuy nhiên, các cuộc tranh luận, ngoài đem đến sự hiểu biết, nhận ra chân lí, tạo động lực thúc đẩy hoạt động phê bình, nhiều khi là những văn án rất thảm khốc. Xin điểm vài trường hợp gần đây:

Người ta từng nói nhiều về phong trào Nhân văn Giai phẩm đòi “mở rộng tự do, dân chủ trong sáng tác” trong đó có sự tham gia của nhiều nhà văn, nhà thơ như Phùng Quán, Nguyễn Tuân, Nguyễn Bính, Lê Đạt, Trần Dần, Hoàng Cầm… Họ bị xem là những “kẻ tà đạo” trong văn nghệ. Phong trào này thực sự chấm dứt vào năm 1958. Ba mươi năm sau, trong phong trào Đổi mới 1986 một số những đòi hỏi này lại được nêu lên, nhưng trong một hoàn cảnh khác. Từ năm 1993 đến 1994, sự ra đời của nhiều tập thơ

của các tác giả từng tham gia Nhân văn giai phẩm mang hơi hướng hiện đại như: Bóng chữ (Lê Đạt), Về Kinh Bắc (Hoàng Cầm)… đã gây sự chú ý của dư luận và giới phê bình, có đồng tình, có phản đối. Hàng loạt bài viết, tranh luận về họ đã dần dần mở ra những gì trước đó bị phong kín. Nhưng lúc này họ đã được hiểu, được đồng cảm và trân trọng, danh dự được phục hồi. Đến hôm nay nhìn lại, người ta nhận thấy rằng: “Những sáng tạo đổi mới thơ Lê Đạt, cũng như của Trần Dần, Đặng Đình Hưng, đã đóng góp quan trọng cho tiến trình hiện đại của thơ Việt…” (Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên).

Trên văn đàn cũng từng dấy lên những ý kiến tranh luận nhiều chiều, đa dạng những thái độ khen - chê về “hiện tượng” thơ Nguyễn Quang Thiều

với Sự mất ngủ của lửa in năm 1992. Trong đó, người khen hết lời, người chê

cũng hết mức. Trần Mạnh Hảo là một trong số ít người phê phán quyết liệt, xem đó là thứ thơ “non kém về mặt nghệ thuật”, “cẩu thả, thiếu nghiêm túc”. Nhưng nhiều cây bút phê bình khác lại nhìn thấy triển vọng về một hướng đi mới ở thơ Nguyễn Quang Thiều. Gần đây, đầu tháng 6/2012, cuộc tọa đàm khoa học Thơ Việt Nam hiện đại và Nguyễn Quang Thiều đã bàn nhiều về sự cách tân thơ ông. Mai Văn Phấn bày tỏ quan điểm của mình “20 năm trôi qua cho phép chúng ta gạn đục khơi trong, nhìn nhận một cách khách quan giá trị

“Sự mất ngủ của lửa” …” và khẳng định tài năng của Nguyễn Quang Thiều

vì đã “làm cuộc vượt thoát ngoạn mục” trong khát vọng cách tân [42]. Inrasara phát hiện và khẳng định ở Nguyễn Quang Thiều sự “tiếp tục mở rộng và làm trương nở tối đa giọng điệu đặc thù. Hiện thực và huyền ảo, trữ tình mới đầy chất trí tuệ. Âm hưởng và sức lan tỏa của nó đến thế hệ sau là không

thể chối cãi” [32,130]. Vậy là vị thế của nhà thơ ít nhiều cũng đã được khẳng

Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, cuộc cách tân ào ạt của các nhà thơ trẻ đã khiến không ít người lạc quan, hi vọng và cũng nhiều người tỏ ra ngờ vực, hoang mang. Giới phê bình quan tâm nhiều đến những gương mặt như Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Lý Đợi, Bùi Chát, Nguyệt Phạm… Đặc biệt là sự xuất hiện của hai nhóm thơ

Mở miệng, Ngựa trời cũng đã tạo ra những tranh luận gay gắt “nảy lửa”.

Tỏ ra thấu hiểu, đồng cảm và cổ vũ cho họ hơn cả là những cây bút phê bình cấp tiến tương đối thấm nhuần các lí thuyết phê bình hiện đại phương Tây, chủ yếu họ sống ở hải ngoại. Phê bình hải ngoại đã dành sự quan tâm đặc biệt với những nhà cách tân thi ca, từ Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền đến Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm,… đưa họ trở lại với đời sống nghiên cứu công khai và không ngừng khẳng định vị trí văn học của họ trong văn chương Việt ngữ.

Giữa lúc các nhà phê bình đang cố gắng tìm lại chỗ đứng cho các nhà thơ thực sự tài năng, thì gần đây trong văn xuôi cũng có không ít trường hợp gây “sóng” dư luận và chính những người sáng tạo ra nó cũng bị “công kích” mạnh mẽ. Đó là Nguyễn Ngọc Tư với Cánh đồng bất tận, Đỗ Hoàng

Diệu với Bóng đè… đã khiến cho người ta “choáng” vì cách viết mang tính

đột biến và cách tân mạnh mẽ. Họ cũng bị hứng chịu nhiều “đòn roi” nhất của phê bình, của dư luận cả trong và ngoài nước. Nhưng qua nhiều bài viết của Nguyên Ngọc, Nguyễn Huy Thiệp, Châu Diên, Phạm Xuân Nguyên… diện mạo của họ đã được xác định trên văn đàn với những đặc điểm thi pháp riêng độc đáo.

Nói tóm lại, hướng về tác giả vẫn đang là một hướng nghiên cứu quan trọng của phê bình ta hiện nay. Những điểm mới trong cách tiếp cận đối tượng của xu hướng này đang mở ra triển vọng cho việc xây dựng một nền phê bình chuyên sâu phát triển ở nước ta trong thời gian không xa.

Một phần của tài liệu Những xu hướng chính của phê bình văn học việt nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w