Các bước tính tỷ giá thực song phương và tỷ giá thực đa phương: 1.Lựa chọn năm cơ sở:

Một phần của tài liệu Tỷ giá và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại của Việt Nam (Trang 50)

3.1.1.1. Lựa chọn năm cơ sở:

Lựa chọn năm cơ sở: Năm cơ sở (năm gốc) là năm được sử dụng làm năm gốc để tính toán tỷ giá thực. Vấn đề chọn năm gốc rất quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng đáng kể đến kết quả tính tỷ giá thực, tương ứng với mốc thời gian khác nhau sẽ cho ra kết quả tính tỷ giá thực khác nhau, từ đó tác động đến phương thức điều hành tỷ giá. Năm phân tích tốt nhất là không quá xa vì sẽ không sát với thực tế. Theo quan điểm của tác giả, có bốn mốc thời gian có thể được lựa chọn làm năm cơ sở là vào

các năm 1992, 1994, 1999 và 2000. Mỗi năm được nêu có những đặc điểm kinh tế khác nhau.

Năm 1992 là năm nền kinh tế VN tương đối ổn định kể từ sau chương trình “Đổi mới”. Theo đó, việc xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung đạt nhiều tiến bộ, giá cả nhiều mặt hàng đã theo cơ chế thị trường cạnh tranh, nền kinh tế ổn định đã làm cho tỷ giá hối đoái trong năm này xem như đạt được trạng thái cân bằng thực. Hơn nữa, những ổn định kinh tế vĩ mô năm 1992 được xác định là tin cậy nhất trong chuỗi thời gian mà nền kinh tế VN chuyển đổi, chúng ta gần như đạt được cả về cân bằng nội và cân bằng ngoại. Thứ nhất, cán cân ngoại thương thực và cán cân vãng lai thực đạt mức cân bằng tốt nhất. Thứ hai, trong năm 1992 ngoại thương và vận hành ngoại hối ở mức độ khá thông thoáng theo cơ chế thị trường. Thứ ba, năm 1992 là năm có thặng dư mậu dịch, tăng trưởng kinh tế, lạm phát ở mức độ thỏa đáng.

Trong khi đó năm 1994 là năm nối lại bang giao với các định chế tài chính. Năm 1999 là năm sau khủng hoảng tài chính Châu Á, đồng tiền của nhiều quốc gia trong khu vực trở về tỷ giá thực cân bằng. Cũng trong năm này Việt Nam đã hai lần thực hiện điều chỉnh giảm giá mạnh đồng tiền của mình, điều này cho thấy một động thái tích cực từ các nhà hoạch định chính sách tiền tệ khi trả VND về giá trị thực của nó. Hơn nữa, năm này cán cân thanh toán của Việt Nam khá cân bằng, tỷ lệ thâm hụt mậu dịch là khá thấp, tỷ lệ xuất khẩu trên nhập khẩu là 98.3%, chỉ số giá cả rất ổn định (chỉ số giá cả tháng 12 năm này so với tháng 12 năm trước rất gần với 100).

Năm 2000 là năm mà trong thời gian gần đây các tổ chức tài chính quốc tế khi công bố số liệu thường chọn làm năm cơ sở. Ngoài ra năm này cán cân thanh toán của Việt Nam cũng khá cân bằng, lại không quá xa hiện tại.

Ở đây, tác giả không chọn lựa các mốc năm 1992, 1994 vì Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nền kinh tế đang có những thay đổi mạnh mẽ - thậm chí theo nhận định của nhiều chuyên gia quốc tế, đã có những thay đổi “vĩ đại” - từ quá

trình “đổi mới” và tác động của việc hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, việc so sánh REER qua một thời gian dài sẽ không sát với những biến động thực tế.

Như vậy nếu sử dụng mốc thời gian là năm 1999 hay 2000 để tính REER, chúng ta sẽ dễ có cơ sở để nhận định khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam hơn, so với lấy các cột mốc thời gian quá xa. Năm 2000 có tỷ trọng thâm hụt cán cân mậu dịch rất thấp và ổn định chỉ số giá tiêu dùng. Hơn nữa, việc thu thập số liệu từ năm 2000 đến nay cũng sẽ ít khó khăn hơn do thời gian gần hơn. Đây là năm cơ sở được chọn sử dụng để tính giá thực.

Một phần của tài liệu Tỷ giá và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại của Việt Nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)