Tác động của chính sách tỷ giá đến cán cân thương mại giai đoạn 2000 2010:

Một phần của tài liệu Tỷ giá và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại của Việt Nam (Trang 48)

2010:

Hình 2.13: Biểu đồ kim ngạch xuất nhập khẩu và tỷ giá giai đoạn 2000-2010

Nguồn: IMF, Tổng cục thống kê (phụ lục bảng 3.2)

-Giai đoạn 1 từ 2000-2006: cán cân thương thương mại tăng dần thâm hụt đều từ 1,1 tỷ USD năm 2000 đến 2006 là 5 tỷ USD. Trong khi đó, biên độ dao động tỷ giá ± 0,25% được cố định trong thời gian từ năm 2002 đến cuối năm 2006. Cuối năm 2006 tỷ giá USD tăng lên gần 16.100 VND/USD so với 14.514 VND/USD

năm 2000. Xuất khẩu tăng trung bình 17% mỗi năm trong giai đoạn 2002-2006. Tỷ trọng xuất khẩu so với GDP đã tăng từ 47,6% năm 2002 lên 65,4% năm 2006. Cơ cấu xuất khẩu cũng đa dạng hơn.

-Giai đoạn 2: từ 2007 đến nay: cán cân thương mại thâm hụt lên đến 18 tỷ USD năm 2008, và 12,4 tỷ USD năm 2010. Cán cân thương mại thâm hụt tăng nhanh mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh. Trong nhiều năm trở lại đây, Ngân hàng nhà nước (NHNN) kiên trì chính sách ổn định đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la Mỹ. Từ đầu năm 2007 đến nay, để đối phó với tình trạng biến động của nền kinh tế thế giới và những bất ổn trong nền kinh tế Việt Nam, NHNN đã 7 lần tiến hành điều chỉnh biên độ dao động tỷ giá. Một điều dễ nhận thấy là tỷ giá danh nghĩa của VND so với USD liên tục tăng qua các năm. Cuối năm 2000 tỷ giá là 14.514 VND/USD thì đến cuối năm 2010 tỷ giá tăng lên đến 20.600 VND/USD, bình quân 4,2% /năm.

Kết luận chương 2:

Những bất ổn về tỷ giá có nguyên nhân sâu xa từ những bất ổn về kinh tế vĩ mô đó là bội chi cao, nhập siêu lớn và hiệu quả đầu tư công thấp… làm cho cầu ngoại tệ luôn lớn hơn cung ngoại tệ. Bên cạnh đó hiện tượng đầu cơ và tâm lý cũng gây áp lực mạnh mẽ lên tỷ giá. Những bất ổn trên thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái đã tiếp tục gây ra những khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu. Hơn nữa, đồng tiền mất giá còn ảnh hưởng đến lạm phát trong nước do giá hàng nhập khẩu tăng mạnh.

Về mặt lý thuyết, khi tỷ giá hối đoái tăng thì có tác dụng khuyến khích xuất khẩu đồng thời hạn chế nhập khẩu từ đó cải thiện cán cân thương mại. Nhưng số liệu thực tế của Việt Nam thì chưa cho thấy rõ điều đó. Về mặt tỷ giá danh nghĩa thì VND được điều chỉnh tăng liên tục nhưng tình hình thâm hụt cán cân thương mại vẫn chưa được cải thiện, Việt Nam vẫn nhập siêu liên tục. Do đó cần xét đến mối tương quan giữa lạm phát ở Việt Nam và lạm phát ở nước ngoài để có thể đánh giá tỷ giá danh nghĩa này đã được điều chỉnh đến mức hợp lý chưa thông qua việc tính toán tỷ giá hối đoái thực ở Việt Nam.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Tỷ giá và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại của Việt Nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)