Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

Một phần của tài liệu Tỷ giá và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại của Việt Nam (Trang 25)

Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, Việt Nam và Trung Quốc giữa hai nền kinh tế có những nét tương đồng, do đó kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc hoạch định chính sách là những bài học quý giá cho Việt Nam, đặc biệt là kinh nghiệm về điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc trong những năm gần đây. Từ đó có thể rút ra các vấn đề đối với việc điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam như sau:

-Chính sách tỷ giá phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế trong từng giai đoạn nhất định để nâng cao khả năng cạnh tranh cho nền kinh tế. Chính sách tỷ giá phải hỗ trợ tốt nhất cho xuất khẩu, tăng dự trữ ngoại hối, cải thiện cán cân thanh toán và tạo tiền đề cho phát triển kinh tế bền vững. Đồng thời cần có chính sách phản ứng linh hoạt về tỷ giá trong những tình huống cụ thể và cần có định hướng rõ ràng về tỷ giá trong dài hạn làm căn cứ cho các điều chỉnh trong ngắn hạn.

-Cần có sự phối hợp đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mô trong cải cách. Phải có sự kết hợp giữa các bộ, ban ngành trong điều hành chính sách tỷ giá để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô của Chính phủ, đặc biệt là giữa Ngân hàng trung ương và Bộ tài chính trong điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

-Không nên giữ tỷ giá quá lâu và neo chặt với một ngoại tệ mạnh. Để tránh các cú sốc từ bên ngoài cần neo đồng nội tệ với một rổ ngoại tệ mạnh. Vai trò của chính phủ cần được thể hiện rõ nét trong việc đưa ra chính sách tỷ giá phù hợp nhằm thực hiện mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, bảo hộ những ngành đang có lợi thế so sánh.

-Cần có chiến lược định vị đồng tiền Việt Nam trong hệ thống tiền tệ quốc tế trong một khoảng thời gian nhất định. Cần chỉ rõ vai trò, vị trí và tác động của nền kinh tế Việt Nam trong các quan hệ thương mại hoặc trong hệ thống thương mại khu vực như trong khu vưc mậu dịch tự do ASEAN…trong dài hạn để định hướng vận hành chính sách điều chỉnh tỷ giá.

-Duy trì tỷ giá phù hợp với mục tiêu phát triển theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Đảm bảo cung ứng ngoại tệ được duy trì thường xuyên, liên tục đảm bảo cho sự thành công trong việc điều hành chính sách tỷ giá. Điều hành chính sách tỷ giá hối đoái phải luôn hướng tới mục tiêu hỗ trợ tốt nhất cho chính sách xuất khẩu, từ đó cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại tệ, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

-Lựa chọn thời điểm phá giá đồng nội tệ phù hợp. Phù hợp ở đây được hiểu là thời điểm phá giá và tỷ lệ điều chỉnh tỷ giá. Qua phần nghiên cứu điều hành tỷ giá của Trung Quốc đã cho thấy điều đó. Chính sách tỷ giá phù hợp đã khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu, góp phần tích lũy vốn để đầu tư phát triển các ngành công nghiệp trong nước. Tuy nhiên, chính sách tỷ giá linh hoạt cũng mới là điều kiện cần, điều kiện đủ là cần có chính sách thương mại phù hợp để đẩy mạnh xuất khẩu.

-Đẩy mạnh xuất khẩu bằng cách cải thiện máy móc, hiệu suất sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ, hạn chế nhập khẩu. Làm cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam ngày càng có tính cạnh tranh trên trường quốc tế.

-Giảm bớt sự phụ thuộc vào tài khoản vốn, đầu tư của nước ngoài, nếu không thì làm cho nền kinh tế dễ bị tổn thương khi có những sự kiện xảy ra trên thế giới.

-Cuối cùng, xây dựng và ứng dụng các mô hình kinh tế lượng để dự báo tỷ giá theo các biến số vĩ mô trong nền kinh tế. Muốn làm được điều này cần làm tốt công tác thống kê các thông số trong nền kinh tế cũng như đội ngũ các chuyên gia kinh tế được đào tạo bài bản.

Kết luận chương 1:

Trong phần trình bày của chương đã nêu lên những quan điểm về lý thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm của nhiều tác giả trên thế giới về mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại.

Các kết quả thực nghiệm đã nêu lên được sự tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại là rất khác nhau cho mỗi quốc gia, thậm chí đối với một quốc gia nếu chọn khoảng thời gian khác nhau cũng có những kết quả khác nhau, vì tỷ giá và cán cân thương mại cón phải chịu sự chi phối của các nhân tố khác như: GDP, FDI, thuế, cơ chế điều hành, chi phí thương mại, tập quán thương mại quốc tế, độ co giãn của xuất khẩu và nhập khẩu đối với tỷ giá của từng quốc gia, nợ quốc gia….

Kết hợp giữa lý thuyết và các bài học kinh nghiệm qua điều hành thực tiễn của các nước có những điễm tương đồng với Việt Nam sẽ là nền tảng cơ bản để phân tích mối quan hệ, tác động của chính sách tỷ giá và cán cân thương mại một cách hiệu quả.

Trong chương tiếp theo chúng ta sẽ phân tích mối quan hệ tác động giữa tỷ giá lên cán cân thương mại như thế nào ở Việt Nam .

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Tỷ giá và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại của Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)