Tình hình cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010: 1 Tình hình thâm hụt cán cân thương mại:

Một phần của tài liệu Tỷ giá và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại của Việt Nam (Trang 33)

2.2.1. Tình hình thâm hụt cán cân thương mại:

Hình 2.3: Biểu đồ biểu kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2000 - 2010

-40-20 -20 0 20 40 60 80 100 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Xuất khẩu (tỉ USD) Nhập khẩu (tỉ USD) Nhập siêu (tỉ USD)

Nguồn: Tổng cục Thống kê (Dữ liệu xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân thương

Xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2000 đến nay chứng minh sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường thương mại quốc tế:

-Giai đoạn 1: từ 2000-2006, cán cân thương mại tăng dần thâm hụt đều. Cán cân thương thương mại tăng dần thâm hụt đều từ 1.1 tỷ USD năm 2000 lên gần 1.2 tỷ USD năm 2001, lên 3 tỷ USD năm 2002, lên 5.1 tỷ USD năm 2003, lên tiếp gẩn 5.5 triệu USD năm 2004, năm 2005 là 4.3 tỷ USD và đến 2006 là 5 tỷ USD.

Xuất khẩu tăng trung bình khoảng 17% mỗi năm trong giai đoạn 2002-2006. Trong khi các quốc gia Châu Á khác vẫn là thị trường hàng hóa lớn của Việt Nam (khoảng 50%), 23,6% xuất khẩu của Việt Nam hướng tới thị trường EU vào năm 2006và 20,2% tới thị trường Mỹ. Trong khi sẽ rất khó khăn để giữ vững tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu, thì việc triển khai các cam kết của khu vực tự do thương mại ASEAN cùng các thỏa thuận kèm theo, và việc gia nhập WTO sẽ mang lại cơ hội mới cho xuất khẩu.

-Giai đoạn 2: từ 2007-nay: cán cân thương mại thâm hụt phi mã

Cán cân thương mại thâm hụt phi mã lên đến 14,1 tỷ USD năm 2007, lên tiếp 18 tỷ USD năm 2008, sau đó giảm xuống gần 12,9tỷ USD năm 2009 và gần 12,4 tỷ USD năm 2010. Cán cân thương mại thâm hụt tăng nhanh mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu tăng nhanh.

Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 71,6 tỉ USD, tăng 25,5% so với năm 2009, vượt xa mức đỉnh 62,7 tỉ USD năm 2008. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 84 tỷ USD, tăng 20,1% so với năm trước. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng cao, bao gồm xăng dầu tăng 225,2%; lúa mì tăng 70,4%; kim loại thường khác tăng 57,7%; nguyên phụ liệu dệt may, giầy dép tăng 36%; chất dẻo tăng 33,9%; điện tử máy tính và linh kiện tăng 30,7%...

Hình 2.4: Biểu đồ các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam năm 2010

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê

Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2010 có sự thay đổi ở một số nhóm hàng hóa so với năm trước. Đặc biệt, Việt Nam đã có 18 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, tăng 6 mặt hàng so với năm 2009. Lần đầu tiên, dệt may đạt trên 11 tỉ USD, đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu trong 26 mặt hàng chính. Thủy sản, da giày đã vượt dầu thô “soán ngôi” top 3 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất.

Hình 2.5: Biểu đồ các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam năm 2010

Nhờ kiểm soát chặt nhập khẩu và thành tích của xuất khẩu nên nhập siêu hàng hóa cả năm 2010 khoảng 12,4 tỉ USD, bằng 17,3% kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn mức 20% của kế hoạch và thấp hơn khá nhiều so với mức 22,5% của năm trước.

Tương tự xuất khẩu, giá nhập khẩu một số mặt hàng tăng cao là một trong những nguyên nhân đẩy kim ngạch nhập khẩu tăng, trong đó giá xăng dầu tăng 43,8%, giá sợi dệt tăng 38,5%, giá lúa mỳ tăng 40,6%, giá khí đốt tăng 21,6%, giá chất dẻo tăng 18,8%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu sáu tháng đầu năm tăng 15,1%.

Cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu đều tăng nhanh chính là kết quả của cải cách thị trường được Việt Nam thực hiện từ giữa thập kỷ 90, thể hiện thông qua ký kết các hiệp định thương mại song phương, gia nhập WTO..., sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu tăng lên, đẩu tư trực tiếp nước ngoài tăng cao, nhập khẩu máy móc và công nghệ từ nước ngoài và các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn đòi hỏi nhiều cấu phần phải nhập khẩu. Gần đây, cơ cấu nhập khẩu bắt đầu xuất hiện một số mặt hàng tiêu dùng xa xỉ như ôtô, mặc dù tỷ trọng còn khá nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Thêm vào đó, trong cấu thành các mặt hàng xuất khẩu, nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỷ trọng đến 70% là giá trị hàng nhập khẩu.

Trong cơ cấu đầu tư của Việt Nam chưa thật sự mang lại giá trị gia tăng, với lượng đầu tư vào các lĩnh vực hổ trợ phát triển các ngành phụ trợ hoặc dây chuyền sản xuất sử dụng nhiều đầu vào hàng nội địa. Chính vì tỷ trọng nhập khẩu trong sản xuất xuất khẩu rất cao nên mọi biện pháp làm tăng chi phí của hàng nhập khẩu sẽ giúp hạn chế nhu cầu nhập khẩu nhưng cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng xuất khẩu của Việt Nam.

Ngoài ra, vì Việt Nam là một nền kinh tế chuyển đổi, nhu cầu đối với công nghệ và máy móc hiện còn rất cao và cần phải nhập khẩu từ nước ngoài. Dòng vốn FDI đầu những năm 2000 tập trung vào các ngành sản xuất phục vụ thị trường trong nước đã tạo ra nhu cầu nhập khẩu để đầu tư trong khi không tạo ra tiềm năng xuất khẩu. Kể từ giữa những năm 2000, FDI tập trung vào công nghiệp chế tạo phục vụ

xuất khẩu, làm gia tăng cả nhập khẩu (nhập khẩu đầu vào nguyên liệu, bán thành phẩm và máy móc thiết bị) lẫn xuất khẩu. Trong vài năm gần đây, FDI có dấu hiệu tập trung nhiều hơn vào xây dựng, du lịch và thị trường bất động sản, làm tăng thêm nhu cầu nhập khẩu vật liệu xây dựng và máy móc công nghiệp nặng, đồng thời cũng tạo ra chút lợi thế cho tăng xuất khẩu. Các cơ sở hạ tầng lớn trong khu vực tư nhân và nhà nước (nâng cấp cầu cảng hoặc đầu tư cơ sở hạ tầng là đường xá…) nhiều khả năng sẽ làm gia tăng thêm thâm hụt thương mại nhưng cũng sẽ gián tiếp nâng cao năng lực xuất khẩu trong tương lai.

Một phần của tài liệu Tỷ giá và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại của Việt Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)