Xử lý tình trạng đôla hóa:

Một phần của tài liệu Tỷ giá và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại của Việt Nam (Trang 79)

Xử lý tình trạng đôla hóa đi kèm với việc tăng cường niềm tin vào sự ổn định dài hạn của VND. Rất dễ dàng nhận thấy rằng, việc sử dụng đồng USD trong niêm yết giá, trong giao dịch ngoại thương, trong giao dịch ngoại tệ trong và ngoài nước. Các giao dịch mua bán, thanh toán thương mại bằng USD chiếm tỷ lệ lớn. USD là một ngoại tệ mạnh và được hầu hết các nước trên thế giới sử dụng để thanh toán. Tuy nhiên, sự lệ thuộc quá nhiều vào một loại ngoại tệ không phải là giải pháp tối ưu. Một biến động nhỏ của USD cũng có thể gây ra hậu quả rất lớn. Việc khan hiếm USD trên thị trường ngoại hối làm méo mó thị trường và gây khó khăn cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế, làm tăng áp lực giảm giá lên tiền đồng, tăng chi phí nhập khẩu hàng hóa, ảnh hưởng đến giá cả và gây áp lực lên lạm phát…

Quá trình tiến tới mục tiêu chỉ sử dụng VND trên lãnh thổ Việt Nam, cần tiếp tục thực hiện:

-Cần cân bằng trong chính sách cho vay ngoại tệ và nội tệ. Thu hẹp đối tượng được phép cho vay ngoại tệ

-Kiểm soát chặt việc niêm yết quảng cáo bán hàng bằng ngoại tệ

-Khuyến khích các doanh nghiệp đưa các ngoại tệ khác như EUR, JPY, GBP… tham gia mạnh hơn vào thị trường ngoại hối của Việt Nam để giảm bớt áp lực, rủi ro tiềm ẩn từ hiện tượng đôla hóa như hiện nay.

Việt Nam chưa hoàn toàn tự do hóa tài chính, do đó Việt Nam cần tận dụng thời gian này để giảm đôla hóa xã hội, phát triển kinh tế và thiết lập dự trữ ngoại hối đủ mạnh.

Một phần của tài liệu Tỷ giá và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại của Việt Nam (Trang 79)