Những đặc trưng trong cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam: 1.Xuất khẩu:

Một phần của tài liệu Tỷ giá và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại của Việt Nam (Trang 37)

2.2.2.1. Xuất khẩu:

Từ khi gia nhập WTO hàng rào bảo hộ tại các nước nhập khẩu hàng từ Việt Nam giảm (nhất là hàng dệt may, nông sản) đã có tác động tích cực đến mở rộng xuất khẩu. Xuất khẩu một số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhờ tiếp cận thị trường thuận lợi. Mặt khác, do giá trên thị trường thế giới một số mặt hàng tăng cao nên kim ngạch xuất khẩu tăng theo. Trong khi xuất khẩu gạo, cà phê và hạt điều tăng cao còn có thể do nguồn cung ở các nước chủ lực sản xuất các sản phẩm này giảm thì mở rộng xuất khẩu dệt may, sản phẩm nhựa, túi xách chủ yếu là nhờ tham gia WTO.

Tuy nhiên, khối lượng và trị giá xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam như thủy sản, sản phẩm gỗ vẫn chưa có sự biến đổi mạnh. Các yếu tố kìm hãm xuất khẩu có thể không còn là hàng rào bảo hộ tại các nước bạn hàng, mà ở mức độ nhất định là do những hạn chế mang tính cơ cấu nội tại nền kinh tế như diện tích, năng suất có hạn, khả năng cạnh tranh thấp do quy trình thủ tục xuất khẩu vẫn còn chưa thuận tiện, chi phí liên quan đến dịch vụ hậu cần (chuyên chở, bưu chính viễn thông, kho bãi, cảng) và dịch vụ tài chính ngân hàng còn cao. Mặt khác, hạn chế trong từng ngành sản xuất về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, tiếp thị và những bất cập trong tận dụng cơ hội khai thác thị trường hiện có và tiếp cận thị trường mới... cũng là các yếu tố kìm hãm đáng kể.

Bảng 2.2: Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam Mặt hàng 2005 2006 2007 2008 2009 2010 T6-2011 Thủy sản 8.50% 8.49% 7.84% 7.25% 7.45% 6.95% 6.12% Gạo 4.34% 3.30% 3.00% 4.61% 4.67% 4.50% 4.65% Dầu thô 22.92% 21.02% 17.52% 16.61% 10.85% 6.87% 7.99% Cao su 2.44% 3.21% 2.89% 2.54% 2.15% 3.31% 2.96% Gỗ và các sản phẩm gỗ 4.71% 4.81% 4.89% 4.42% 4.55% 4.76% 4.20% Dệt may 14.91% 14.65% 16.09% 14.48% 15.88% 15.53% 14.44% Giày dép 9.32% 8.98% 8.19% 7.47% 7.12% 7.10% 7.06% Điện tử, máy tính 4.47% 4.47% 4.50% 4.30% 4.84% 4.97% 3.86% Cà phê 2.25% 3.00% 3.84% 3.23% 3.03% 2.46% 4.56% Than đá 2.04% 2.53% 3.84% 2.30% 2.31% 2.16% 1.90% Khác 24.10% 25.54% 27.40% 32.79% 37.15% 41.39% 42.27% Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nhìn vào cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng nông thủy sản, sản phẩm tài nguyên, như dầu thô, cao su... Danh mục hàng xuất khẩu còn chậm đa dạng hóa. Tỷ trọng kim ngạch 10 mặt hàng xuất khẩu quan trọng mới giảm từ 75.9% năm 2005 xuống 57.73% 6 tháng đầu năm 2011. Điều này có nghĩa là xuất khẩu của nước ta vẫn rất nhạy cảm trước các cú sốc giá cả trên thị trường quốc tế (nhất là đối với các mặt hàng chủ lực). Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam thì dầu thô, hàng dệt may, thủy sản, giày dép và gạo chiếm tỷ trọng tương đối lớn (khoảng gần 40%), mà giá trị xuất khẩu của các mặt hàng này chủ yếu dựa vào kết quả của hoạt động sản xuất và khả năng chiếm lĩnh thị trường quốc tế hơn là tỷ giá hối đoái. Do vậy, một sự giảm giá VND không chắc đã làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu.. Bên cạnh đó, năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu và hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ở Việt Nam đều còn hạn chế.

Phân tích cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam có thể nhận thấy, trong năm 2010, năm thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc đã chiếm tới 71% tổng khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (Hình 2.6). Các mặt hàng chủ lực xuất khẩu vào thị trường Mỹ là giầy dép, hàng dệt may

và các sản phẩm về gỗ; vào EU là giầy dép, hàng dệt may và hải sản; vào ASEAN là dầu thô và gạo; vào Nhật Bản là dầu thô; vào Trung Quốc là cao su.

Hình 2.6: Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2010

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Có một số bất cập mang tính chất cơ cấu tồn tại đằng sau sự mất cân đối thương mại của Việt Nam, khởi nguồn từ sự hạn chế về năng lực xuất khẩu cũng như sử dụng nhập khẩu. Xuất khẩu có những khuyết điểm nhất định làm hạn chế khả năng gia tăng xuất khẩu nhanh hơn so với nhập khẩu, cụ thể:

-Việt Nam chưa thật sự hội nhập hoàn toàn vào chuỗi giá trị trong khu vực và chỉ đóng vai trò là nơi thực hiện hoạt động lắp ráp cho các tập đoàn đa quốc gia chứ chưa trở thành cơ sở sản xuất với giá trị gia tăng cao. Qui mô xuất khẩu còn nhỏ, các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao còn thấp. Xuất khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng công nghiệp chế biến (dệt may, da giày, điện tử và linh kiện máy tính…), về cơ bản mang tính chất gia công.

-Tỷ lệ nhập khẩu là cấu phần trong nhập khẩu còn rất cao, chiếm khoảng 2/3 giá xuất xưởng.

-Xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng hàng hóa xuất khẩu chưa đa dạng, tập trung chủ yếu vào một số ngành hàng như dầu thô, dệt may, thủy sản và giày dép. Do vậy, Việt Nam dễ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các cú sốc từ bên ngoài như sự biến động của giá cả hay nhu cầu trên thị trường thế giới, hay sự xuất hiện của các rào

cản thương mại mới của nước ngoài. Bài học từ những vụ kiện chống bán phá giá đối với các sản phẩm giày mũi da, tôm, cá da trơn… vẫn còn mang tính thời sự.

-Khả năng chủ động, nắm bắt thời cơ thuận lợi để thâm nhập và khai thác các thị trường xuất khẩu còn nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp chưa tận dụng triệt để hết được các lợi ích từ việc gia nhập WTO, từ các hiệp định Việt Nam đã ký kết với các đối tác để khai thác hết các tiềm năng của các thị trương như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc… Công tác xúc tiến thương mại còn nhỏ lẻ, rời rạc, không tập trung và hiệu quả chưa cao.

2.2.2.2. Nhập khẩu:

Việc xem xét kỹ hơn cơ cấu xuất khẩu theo mặt hàng sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về tình hình nhập siêu thời gian qua:

Bảng 2.3: Tỷ trọng các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam

Mặt hàng 2005 2006 2007 2008 2009 2010 T6-2011 Sắt thép các loại 8.09% 6.54% 7.82% 8.17% 7.74% 7.34% 6.11% Xăng dầu các loại 13.47% 13.17% 12.01% 13.54% 8.95% 6.84% 11.20% Chất dẻo + sp chất dẻo 3.87% 4.16% 4.01% 3.64% 5.67% 6.19% 6.20% Vải các loại 6.52% 6.65% 12.29% 5.51% 6.14% 6.40% 6.99% Nguyên phụ liệu dệt da 6.26% 4.41% 3.50% 2.95% 2.81% 3.20% 3.07% NL dược phẩm tân dược 1.34% 1.23% 1.12% 1.04% 1.60% 1.50% 1.45% Thức ăn gia súc 1.62% 1.67% 1.80% 2.16% 2.50% 2.57% 2.36% Máy tính, ĐT, linh kiện 4.60% 4.63% 4.71% 4.63% 5.71% 2.58% 5.46% Ô tô 2.93% 1.59% 2.31% 3.04% 4.28% 3.43% 3.15% Hóa chất + sp hóa chất 4.61% 4.56% 4.37% 4.20% 4.58% 4.95% 4.94% Máy móc thiết bị PT 14.25% 14.76% 16.62% 17.05% 17.97% 16.06% 14.15% Khác 32.45% 36.63% 29.43% 34.08% 50.03% 55.01% 49.07% Nguồn: Tổng cục Thống kê

Qua bảng 2.3 cho ta thấy gần như toàn cảnh tình hình nhập khẩu các mặt hàng từ 2005 – tháng 6/2011. Cơ cấu này cho ta thấy nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu là để phục vụ sản xuất.

Thị trường nhập khẩu của Việt Nam cũng tập trung cao ở các thị trường chính như ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Các thị trường này chiếm tới 65% tổng kim ngạch nhập khẩu. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ các nước ASEAN là xăng dầu các loại, máy móc thiết bị phụ tùng, máy vi tính và linh kiện, chất dẻo nguyên liệu; từ Trung Quốc là máy móc thiết bị phụ tùng, sắt thép và vải; từ Hàn Quốc và Nhật Bản là máy móc thiết bị phụ tùng, sắt thép. Nhập khẩu từ Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản chủ yếu là nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ nguồn và một số nguyên vật liệu phụ trợ, nhưng lượng nhập còn ít và tỷ trọng không cao.

Hình 2.7: Biểu đồ cơ cấu thị trường nhập khẩu của Việt Nam năm 2010

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Như vậy, Việt Nam đang nhập khẩu chủ yếu máy móc thiết bị công nghệ ở mức độ trung bình của thế giới từ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (ví dụ; công nghệ xi măng lò đứng, công nghệ lắp ráp ôtô từ Trung Quốc, công nghệ sản xuất thép từ Hàn Quốc...) thay vì nhập khẩu công nghệ nguồn hiện đại ở trình độ hiện đại hơn từ các nước phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản. Hệ quả trong dài hạn có thể là hiệu quả của nền kinh tế không cao, khó tạo ra tăng trưởng xuất khẩu để giảm nhập siêu.

Một vấn đề khác thường được coi là nguyên nhân làm nhập khẩu không thể giảm được chính là chính sách giảm thuế nhập khẩu, thực hiện theo các cam kết trong thỏa thuận thương mại khu vực và trong WTO. Việt Nam, ngoài tác động giảm thuế còn có tác động của yếu tố khác như làn sóng đầu tư làm cho tình trạng nhập khẩu vẫn ở mức cao.

Từ góc độ nhập khẩu, có một số yếu điểm trong nhu cầu trong nước dẫn tới sự phụ thuộc đáng kể vào nhập khẩu:

-Như đề cập ở trên, tỷ lệ nhập khẩu trong sản phẩm xuất khẩu ở mức khá cao dẫn tới thực tế là nếu xuất khẩu muốn tăng lên thì nhất thiết nhập khẩu sẽ tăng.

-Thu nhập ở Việt Nam tăng lên sẽ tạo thêm nhu cầu đối với hàng tiêu dùng và xa xỉ phẩm.

-Nền kinh tế quá nóng, đầu cơ bất động sản và các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn chính là mầm mống dẫn tới nhập khẩu gia tăng vượt mức yêu cầu phục vụ cho sản xuất trong những năm gần đây.

-Sự biến động giá hàng hóa thế giới dẫn tới hoạt động đầu cơ hàng hóa, nên nhiều hàng hóa được nhập khẩu để tích trữ trước khi giá tăng.

-Việc áp dụng các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại và nâng cao các dịch vụ hổ trợ thương mại đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho xuất khẩu nhưng cũng đồng thời thúc đẩy cả hoạt động nhập khẩu.

-Áp dụng thuế nhập khẩu thấp hơn đối với thương mại hàng hóa theo FTA

trong nội bộ khối ASEAN (AFTA), FTA giữa ASEAN với Trung Quốc (ACFTA) và việc gia nhập WTO năm 2007, làm cho hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn tương đối so với các sản phẩm trong nước và phù hợp hơn với túi tiền của dân chúng nên đã tạo ra tỷ lệ tiêu dùng hàng nhập khẩu cao hơn.

2.2.3. Tác động của thâm hụt cán cân thương mại đối với một số thành phần trongcán cân thanh toán:

Một phần của tài liệu Tỷ giá và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại của Việt Nam (Trang 37)