Phân tích cơ cấu tài trợ:

Một phần của tài liệu Tỷ giá và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại của Việt Nam (Trang 45)

- Về tình hình nợ quốc gia:

Bảng 2.4: : Tỷ lệ dư nợ của Chính phủ so với GDP các năm gần đây

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng số dư nợ nước ngoài so với GDP (%) 31,4 32,5 29,8 39,0 42,2

Nguồn: Bản tin số 7 – nợ nước ngoài của Bộ Tài Chính tháng 7/2011

Tỷ lệ dư nợ của Chính phủ đang tăng qua các năm: năm 2006 là 31,4% GDP, và đến năm 2010 là 42,2% GDP. Theo thông tin từ Bộ Tài Chính công bố, tính đến ngày 31/12/2010, tổng dư nợ nước ngoài quốc gia (bao gồm nợ nước ngoài Chính Phủ và nợ nước ngoài được Chính Phủ bảo lãnh) là 32,5 tỷ USD tương đương 615.299,54 tỷ VND (áp dụng tỷ giá qui đổi tại thời điểm cuối kỳ) trong đó nợ nước ngoài Chính Phủ là 27,857 tỷ USD chiếm khoảng 42,2% .

Hình 2.9: Dư nợ nước ngoài của Chính Phủ và dư nợ được Chính Phủ bảo lãnh năm 2006-2010:

Hình 2.10: Cơ cấu dư nợ nước ngoài của Chính phủ tính đến thời điểm 31/12/2010

Nguồn: Bản tin số 7 – nợ nước ngoài của Bộ Tài Chính tháng 7/2011

Các khoản vay nước ngoài của Việt Nam đa số đều có lãi suất thấp, trong tổng số dư nợ nước ngoài của Chính Phủ là 27,857 tỷ USD, thì có đến 21,289 tỷ USD lãi suất từ 1-2,99%; trên 2,1 tỷ USD lãi suất từ 3-5,99%; 1,890 tỷ USD lãi suất từ 6- 10% và khoảng 563 triệu USDcó lãi suất 0-0,99%. Ngoài ra, còn có 1,798 tỷ USD dư nợ áp dụng lãi suất thả nổi theo LIBOR 6 tháng và trên 162 triệu USD dư nợ áp dụng lãi suất thả nổi theo LIBOR Euro 6 tháng.

Hình 2.11: Cơ cấu dư nợ nước ngoài của Chính phủ theo loại tiền tính đến thời điểm 31/12/2010

Cơ cấu tiền vay trong tổng dư nợ nước ngoài cũng khá đa dạng, được cho là có thể hạn chế rủi ro về tỷ giá, giảm áp lực lên nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính Phủ. Cụ thể, lớn nhất là các khoản vay bằng đồng Yên Nhật, chiếm 38,83%; quyền vay đặc biệt SDR chiếm 27,06%; vay theo USD chiếm 22,16%; vay đồng EUR chiếm 9,18%; còn lại là các đồng tiền khác chiếm 2,76% tổng dư nợ nước ngoài của Chính Phủ.

Theo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài Chính): giới hạn an toàn nợ quốc gia ở mỗi nước khác nhau, chẳng hạn với Nhật Bản trên 100% GDP vẫn có thể ở mức an toàn, các nước khác có thể 60% là rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ công. Tại Việt Nam, theo qui định hiện hành, nợ công phải dưới 50% GDP. Như vậy, mức dư nợ của Chính Phủ và nợ quốc gia đang tăng sát mức an toàn cho phép.

- Về dự trữ quốc gia:

Hình 2.12: Tình hình dự trữ quốc gia

Nguồn: IMF - * Tổng dự trữ thể hiện mức dự trữ vào tháng 5/2011

Dự trữ ngoại hối gia tăng cho thấy khả năng thanh toán quốc tế cao hơn của một nền kinh tế. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng đều, đặc biệt tăng mạnh trong 2 năm 2007-2008,năm 2009, do hậu quả khủng hoảng tài chính toàn cầu dự trữ ngoại hối cũng giảm còn dưới 20 tỷ USD và tiếp tục giảm trong năm 2010. Có hai nguyên nhân chính khiến dự trữ ngoại hối giảm mạnh: thứ nhất là việc Ngân

hàng trung ương bán ròng ngoại tệ trong đó chủ yếu là đồng đô la Mỹ để can thiệp thị trường nhằm giữ giá đồng nội tệ. Thứ hai là do tỷ giá của một số ngoại tệ mạnh trong rổ ngoại tệ thuộc dự trữ ngoại hối biến động khiến mức dự trữ ngoại hối quy ra đô la Mỹ sụt giảm.

Mặc dù dự trữ giảm xuống, tình hình cán cân thanh toán của Việt Nam vẫn không bị coi là trầm trọng bởi một số lý do. Thứ nhất, nghĩa vụ nợ ngắn hạn của Việt Nam vẫn có thể được thực hiện. Xét về ngắn hạn và trung hạn nhu cầu đối với dự trữ quốc tế không lớn. Dự trữ hiện nay không cao nhưng vẫn đủ lớn để đảm bảo thanh toán gần 3 tháng nhập khẩu. Thêm vào đó, trong những tháng đầu năm 2011, Ngân hàng Nhà nước liên tục mua ngoại tệ vào dự trữ. Mất cân đối thương mại của Việt Nam cũng đang có những dấu hiệu được cải thiện trong năm 2011.

Một phần của tài liệu Tỷ giá và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại của Việt Nam (Trang 45)