Chính sách tỷ giá đảm bảo ngang giá sức mua đồng nội tệ: 1.Điều hành chính sách tỷ giá theo REER:

Một phần của tài liệu Tỷ giá và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại của Việt Nam (Trang 75)

4.1.2.1. Điều hành chính sách tỷ giá theo REER:

Tỷ giá thực đa phương là một chỉ số được điểu chỉnh theo chênh lệch lạm phát so với các đối tác thương mại, và từ kết quả phân tích hồi qui cho thấy sự phụ thuộc của tỷ số xuất nhập khẩu vào chỉ số này. So với tỷ giá thực song phương thì tỷ giá thực đa phương phản ánh đầy đủ hơn về ngang giá sức mua mà mang tính chất toàn diện hơn, có thể làm thước đo mức độ đáp ứng khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam và đảm bảo cho tiền đồng Việt Nam có ngang giá sức mua trong mậu dịch quốc tế.

Tỷ giá thực đa phương cũng nên được sử dụng để xem xét mức tỷ giá danh nghĩa hiện tại có đạt được ngang giá sức mua hay không. Tỷ giá hối đoái thực có ảnh hưởng trực tiếp đến thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, đồng thời là chỉ tiêu

phân tích điều kiện kinh tế vĩ mô, từ đó, NHNN sẽ có biện pháp can thiệp vào thị trường để hướng đến mức tỷ giá mục tiêu.

Công cụ hữu hiệu có thể sử dụng để hạn chế thâm hụt thương mại là tỷ giá linh hoạt và không bị định giá cao. Để đồng Việt Nam không bị định giá cao thì NHNN phải tiếp tục điều hành tỷ giá theo tỷ giá thực. Tuy nhiên, với những hạn chế và khó khăn trong việc tính REER, chúng ta cần cân nhắc kỹ lưỡng và chính xác hơn trong việc sử dụng chỉ số này. Trong quá trình tìm mức REER thích hợp thì NHNN nên dò tìm, thử nghiệm kết hợp với các nhân tố khác để tìm ra mức REER hợp lý chứ không phải hoàn toàn lệ thuộc vào REER để ra quyết định.

REER chỉ là một chỉ số tương đối hổ trợ một phần cho các nhà hoạch định chính sách, chiến lược để tìm ra phương thức điều hành tỷ giá hợp lý với điều kiện vĩ mô của từng nước. REER chỉ giúp xác định vùng lân cận của tỷ giá mục tiêu. Theo nhận định chủ quan của bản thân, giữ mức biên độ tỷ giá tại thời điểm hiện tại ± 1% và linh hoạt tỷ giá liên ngân hàng là hợp lý. Vì trong tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay (nhất là thời điểm cuối năm), đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro: nguy cơ lạm phát những tháng cuối năm tăng cao do nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài tăng giá là rất lớn; sự méo mó thị trường từ việc găm giữ ngoại tệ làm khan hiếm ngoại tệ gây áp lực giảm giá lên đồng Việt Nam, tình trạng 2 tỷ giá vẫn tồn tại; nợ quốc gia (62% so với GDP) cơ bản tuy vẫn trong giới hạn an toàn (do chủ yếu là nợ dài hạn với lãi suất thấp và lãi 0%) nhưng đã tăng rất nhanh nên việc điều chỉnh tỷ giá phải được cân nhắc một cách tổng thể phù hợp hơn với điều kiện kinh tế chứ không phải chỉ nhắm đến mục tiêu làm gia tăng sự cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Tỷ giá và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại của Việt Nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)