Tác động đối với cán cân vãng lai:

Một phần của tài liệu Tỷ giá và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại của Việt Nam (Trang 42)

Chúng ta biết rằng, cán cân thanh toán là hệ thống kế toán ghi chép lại các giao dịch quốc tế do một quốc gia thực hiện với thế giới bên ngoài. Tài khoản vãng

lai bao gồm giao dịch thuần về hàng hóa, dịch vụ và thu nhập và chuyển khoản, còn tài khoản vốn bao gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài thuần, đầu tư gián tiếp thuần và các dòng luân chuyển tài chính khác.

Tài khoản vãng lai được bù đắp bởi một trong hai nguồn là dòng vốn vào hoặc sử dụng dự trữ quốc tế. Nếu đầu tư quốc gia nâng cao được sức cạnh tranh dài hạn trên thị trường thế giới, thì cán cân tài khoản vãng lai có bị thâm hụt cũng không phải là bất cập. Trên thực tế, nhiều quốc gia kể cả Hoa Kỳ luôn xảy ra thâm hụt tài khoản vãng lai qua nhiều thập kỷ mà vẫn không bị coi là đáng báo động, do thâm hụt cán cân vãng lai được coi là sẽ giúp cải thiện cán cân thương mại của nước này trong tương lai.

Hình 2.8: Cán cân thương mại, cán cân vãng lai, cán cân thanh toán giai đoạn 2000 - 2010 -40 -20 0 20 40 60 80 100 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 tỉ U SD -20 -15 -10 -5 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 % G DP Xuất khẩu (tỉ USD) Nhập khẩu (tỉ USD) Cán cân thương mại (tỉ USD) Cán cân thương mại (%GDP) Cán cân vãng lai (% GDP) Cán cân thanh toán (%GDP)

Nguồn: Tổng cục Thống kê (Dữ liệu xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân thương mại theo số tuyệt đối); IMF Country Report No 10/281, September 2010 (dữ liệu cán cân thương mại, cán cân vãng lai, cán cân thanh toán so với GDP với dữ liệu nhập khẩu tính theo giá FOB)

Cán cân vãng lai của Việt Nam hiện nay đã chuyển từ thặng dư nhỏ ở mức 1,2

tỷ USD năm 2000 sang thâm hụt dự kiến khoảng 11,2 tỷ USD năm 2010. Cán cân

vãng lai chủ yếu bao gồm cán cân thương mại hàng hóa (thâm hụt 12,4 tỷ đô la Mỹ năm 2010) và cán cân chuyển khoản (6,7 tỷ USD), còn dịch vụ và thu nhập thì tương đối nhỏ trong tổng thể cán cân vãng lai. Trong điều kiện của Việt Nam, có

hàng loạt các báo cáo của nước ngoài đưa ra các cảnh báo về mức độ nghiêm trọng của mức độ thâm hụt của tài khoản vãng lai của Việt Nam. Vì vậy nên Chính phủ đã có nhiều biện pháp để cải thiện tài khoản vãng lai, củng cố lòng tin của các nhà đầu tư.

Cán cân vốn ở Việt Nam thông thường có mức thặng dư nhờ luồng vốn FDI chảy vào khá lớn, tiếp cận với vốn vay nợ ngắn hạn dưới hình thức đầu tư gián tiếp (FPI)

Thâm hụt cán cân vãng lai Việt Nam hầu như hoàn toàn được bù đắp bằng dòng vốn FDI không sinh nợ và các khoản vay ưu đãi dài hạn thông qua viện trợ ODA. Năm 2010, dòng vốn FDI đạt 7,6 tỷ USD. Đây có thể được coi là điểm sáng trong thu hút FDI năm 2010. Tuy nhiên nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam có chất lượng không cao và khó kiểm soát, tốc độ giải ngân còn chậm. FDI có thể giải ngân cao hơn nếu các thủ tục hành chính hiện hành và năng lực hấp thụ vốn được cải thiện, vì con số cam kết đều cao hơn nhiều so với mức thực hiện. Và cần lưu ý rằng, lượng vốn nước ngoài đổ vào quá lớn, vượt quá mức thâm hụt cán cân vãng lai, mặc dù có đóng góp tích cực trong ngắn hạn, nhưng lại có thể gây ra những hậu quả tiêu cực về tính cạnh tranh của nền kinh tế về sau này.

Tốc độ tăng vốn đầu tư cao và nhanh một mặt thể hiện quan hệ tích lũy – tiêu dùng đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, nhưng mặt khác lại cho thấy những hạn chế trong hiệu quả đầu tư. Nếu như năm 1997, chúng ta đạt được tốc độ tăng trưởng 8,2% với vốn đầu tư chỉ chiếm 28,7% GDP thì cũng với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ như vậy năm 2007 (8,5%) chúng ta phải đầu tư tới 43,1% GDP. Đến năm 2010, trong khi tổng mức đầu tư toàn xã hội lên tới 41% GDP, thì tốc độ tăng trưởng lại chỉ đạt 6,7%. Chỉ số ICOR đã tăng tới mức quá cao, trên 8 so với 6,6 của năm 2008. Hệ số ICOR của doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân chỉ có 3-4, trong khi đó ICOR của khu vực kinh tế nhà nước và từ đầu tư của nhà nước tới 9-10 . Bên cạnh đó còn xảy ra tình trạng chậm trễ trong giải ngân nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, lãng phí, thất thoát

vốn đầu tư ở tất cả các khâu của quá trình quản lý dự án đầu tư. Những đặc điểm này là đáng báo động về cả trước mắt cũng như lâu dài.

Một phần của tài liệu Tỷ giá và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại của Việt Nam (Trang 42)