Trong nhiều năm qua, pháp luật về quản lý ngoại hối ra đời, các nhà quản lý liên tục đưa ra nhiều biện pháp cấm hoạt động của thị trường hối đoái không chính thức. Nhưng thực tế nó vẫn tồn tại, thậm chí những biến động tỷ giá của thị trường này được các nhà nghiên cứu sử dụng để đánh giá các biến động của tiền tệ. Tỷ giá này đối với nhà kinh doanh, các tổ chức, cá nhân không mấy xa lạ, dễ dàng giao dịch và tập trung chủ yếu vào tỷ giá USD/VND.
Tuy nhiên, với một thị trường tiền tệ phát triển chưa đầy đủ, có quá nhiều lỗ hỏng như hiện nay thì việc tồn tại một thị trường không chính thức là hợp lý và tất yếu. Nên để thị trường ngoại hối không chính thức tồn tại và quản lý nó như một thị trường chính thức. Thậm chí nếu vận hành và nghiên cứu tốt thị trường này thì đây là một kho dữ liệu khá quan trọng cho các nhà làm chính sách đo lường được cung cầu ngoại tệ trên thị trường này. Qua đó, cho thấy được cái nên và không nên làm trong chính sách khuyến khích hay không khuyến khích của Chính phủ. Những ngành nghề khuyến khích phát triển sẽ mua được USD với giá thị trường chính thức, điều này tạo áp lực cho doanh nghiệp phải tìm nguồn hàng thay thế trong nước, hay hạn chế nhập khẩu đến mức thấp nhất. Áp lực lên nhập siêu sẽ giảm trên lý thuyết và dưới cách nhìn này
Ngoài ra, vai trò của thị trường ngoại hối không chính thức cũng đóng một vai trò không nhỏ trong việc giải quyết một số nhu cầu của xã hội. Sự được mất trong một cơ chế thị trường không chính thức thể hiện ở chỗ: doanh nghiệp đứng trên quan điểm vi mô, còn NHNN buộc phải đứng trên quan điểm vĩ mô tổng thể: có thể chấp nhận khiếm khuyết trong cơ chế tỷ giá này để đạt được cái lớn hơn là hạn chế
nhập siêu và khuyến khích doanh nghiệp tăng cường sử dụng hàng trong nước phục vụ cho nhu cầu sản xuất, Nhà Nước sẽ mất một khoản thu thuế do sự chênh lệch tiền mua bán ngoài hóa đơn này. Sự khan hiếm USD vô tình được thổi phồng quá mức, làm mất cân đối trong cung cầu ngoại tệ của nền kinh tế tạo nên cơn sốt USD giả tạo. Trong khi trên thị trường thế giới USD rớt giá liên tục so với các ngoại tệ khác thì điều đó lại diễn ra ngược lại ở Việt Nam. Trong cơ chế hai tỷ giá này không ai chắc chắn một điều gì, nhưng việc tồn tại thị trường này trong thời điểm hiện nay là không thể tránh khỏi.