Việc tiếp theo sau khi xác định được tỷ giá mục tiêu là xác định bề rộng của dãi băng tỷ giá. Về lý thuyết, bề rộng dự kiến của dải băng tỷ giá tùy thuộc vào mức độ độc lập của chính sách tiền tệ. Phạm vi tỷ giá lệch khỏi tỷ giá mục tiêu của nó càng lớn – tức là khung càng rộng – thì phạm vi của một chính sách tiền tệ trong
nước độc lập càng lớn. Ví dụ: để kích cầu phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng, NHNN có thể sử dụng công cụ chính sách tiền tệ như hạ lãi suất VND. Động thái này sẽ làm tiền đồng mất giá. Để giữ giá tiền đồng, NHNN phải can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách bán ngoại tệ ra hay hạn chế các giao dịch trên thị trường ngoại hối..
Trong điều kiện chính sách tài khóa ở nước ta bị giới hạn khá nghiêm ngặt, không được vượt quá 5% GDP và thường xuyên gặp phải các cú sốc do mức cầu về hàng hóa Việt Nam khá cứng so với các nước trong khu vực thì chính sách tiền tệ phải thật linh hoạt. Các bài học quản lý vĩ mô của các nước chỉ ra rằng, trong điều kiện không tự chủ được chính sách tài khóa thì chỉ còn một cách duy nhất là tăng tính linh hoạt trong chính sách tiền tệ của NHTW. Trong một vài trường hợp cần thiết, NHTW sẽ áp dụng những biện pháp can thiệp trực tiếp vào dãi băng tỷ giá bằng cách sử dụng dự trữ quốc gia tác động lên thị trường ngoại hối hoặc can thiếp gián tiếp qua chính sách lãi suất, thuế và các biệp pháp kiểm soát khác.
Nhìn chung, về độ rộng của dãi băng tỷ giá hiện nay, theo quan điểm chủ quan của bản thân, vẫn tiếp tục điều hành tỷ giá theo biên độ như hiện nay, tỷ giá dao động xung quanh dãi băng đã định ra với bề rộng hiện tại (± 1%) là thích hợp. Vì vào thời điểm cuối năm bao giờ Việt Nam cũng bị áp lực tăng tỷ giá, nếu để tỷ giá bất lợi thì không xuất khẩu được, còn nếu tăng tỷ giá hổ trợ xuất khẩu thì mặt khác lại tác động rất xấu đến nhập khẩu (do nguyên liệu đầu vào cho xuất khẩu lại phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu) và nợ quốc gia hiện nay. Với độ rộng như hiện tại, đòi hỏi thị trường liên ngân hàng phải hoạt động mạnh hơn để phản ánh tốt theo tín hiệu của thị trường và nên xem xét khả năng thả nổi biên độ khi điều kiện vĩ mô cho phép trong thời gian tới.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, để tránh tăng trưởng nóng và tăng tỷ giá thực đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giáp pháp giữa siết chặt chính sách tài khóa và can thiệp vào tỷ giá để giữ cho tỷ giá danh nghĩa ngang bằng với tỷ giá mục tiêu. Về chính sách tài khóa, với những cải cách ngân sách mà Quốc hội đã thông qua
(tháng 6/2009) đã tạo ra triển vọng thắt chặt tài khóa bằng cách tăng thu giảm chi, chống chi tiêu lãng phí. Nếu quá trình thực thi cải cách ngân sách thành công sẽ giảm đi áp lực về lạm phát. Như vậy chỉ còn một công cụ trên thị trường mở và thị trường ngoại hối bằng những tác động bù trừ giữa cung tiền tăng lên (hoặc giảm đi) để giữ cho tỷ giá ổn đinh.