Cải thiện cơ cấu xuất nhập khẩu, thêm giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu:

Một phần của tài liệu Tỷ giá và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại của Việt Nam (Trang 82)

hóa xuất khẩu:

Từ trước khi Việt Nam gia nhập WTO, thì một số nhà phân tích đã dự đoán rằng việc nới lỏng những rào cản thương mại sẽ taọ ra xu hướng gia tăng trong nhập khẩu mạnh hơn xuất khẩu. Và thực trạng đã diễn ra đúng như dự báo khi mà thâm hụt thương mại của Việt Nam ngày càng gia tăng và trở thành vấn đề đáng lo ngại. Khó khăn về thâm hụt cán cân thương mại có nguồn gốc từ cơ cấu kinh tế (là hệ quả của cơ cấu đầu tư) và các điều kiện vĩ mô. Vì vậy, tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và sử dụng các công cụ kinh tế vĩ mô chính là các giải pháp tốt nhất hiện nay. Về ngắn hạn, thắt chặt tài khóa hoặc tiền tệ có thể sử dụng để giảm tiêu dùng trong nước, từ đó giúp giảm nhu cầu đối với hàng nhập khẩu; khuyến khích người tiêu dùng thay đổi cơ cấu chi tiêu, theo đó ưu tiên tiêu dùng các mặt hàng trong nước, giảm tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu thông qua giảm giá tỷ giá thực của đồng nội tệ.

Tuy nhiên, việc cải thiện cán cân thương mại không phải là điều có thể thực hiện trong một sớm một chiều và không thể hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách tỷ giá. Trong khi nhập khẩu phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu trong nước thì việc cải thiện cơ cấu xuất nhập khẩu và năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu cũng nên là mục tiêu cần hướng đến trong tiến trình cải thiện cán cân thương mại.

Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam được đóng góp chủ yếu từ những mặt hàng như lúa gạo, cà phê, tiêu, điều, giày dép, may mặc, thủy hải sản, dầu thô…Nhìn chung mũi nhọn xuất khẩu của chúng ta vẫn là các mặt hàng thô sơ, nông sản, nguyên nhiên liệu thô chưa qua chế biến…có hàm lượng giá trị gia tăng rất ít nên giá trị xuất khẩu thấp và ít chịu ảnh hưởng của biến động giá. Mức độ đầu tư kỹ thuật công nghệ để tạo ra một sản phẩm có giá trị cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước còn yếu nên mặc dù sản lượng xuất khẩu nhiều nhưng xét về mặt giá trị thì vẫn còn thấp.

Trong khi đó, bạn hàng chủ lực của Việt Nam trong thời gian qua vẫn là Mỹ, Nhật và một số nước Châu Âu, nơi mà chất lượng sản phẩm mới là yếu tố cạnh tranh chủ lực. Mục tiêu nâng cao khả năng của hàng xuất khẩu nên tập trung vào việc nâng cao giá trị giá tăng trong hoạt động sản xuất tại Việt Nam và đa dạng hóa diện mặt hàng xuất khẩu nhằm giảm tác động tiêu cực từ biến động giá hàng hóa và thay đổi nhu cầu trên thị trường thế giới. Mở rộng quan hệ thương mại, nâng cao uy tín và xây dựng thương hiệu cho Việt Nam trên thị trường thế giới. Đây cũng là vấn đề liên quan đến năng lực nội tại của nền kinh tế, cần được thực hiện lâu dài, bền vững.

Một phần của tài liệu Tỷ giá và tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại của Việt Nam (Trang 82)