Định hướng và phát triển nghề nghiệp

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA THỰC TIỄN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN SỰ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN VỚI TỔ CHỨC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THU HẸP QUY MÔ SẢN XUẤT KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH (Trang 25)

5. Kết cấu đề tài

1.2.3.3.Định hướng và phát triển nghề nghiệp

Định hướng và phát triển nghề nghiệp là quá trình liên tục khám phá về bản thân của mỗi người về các phương diện như tài năng, các giá trị động viên và các yêu cầu. Nghiên cứu định hướng và phát triển nghề nghiệp giúp cho mỗi người phát hiện ra các khả năng nghề nghiệp, đưa ra quyết định chọn lựa nghề nghiệp đúng đắn và có kế hoạch đầu tư vào giáo dục, đào tạo chính xác, tiết kiệm. Sự thành công trong định hướng và phát triển nghề nghiệp thể hiện thông qua sự thỏa mãn của mỗi cá nhân đối với các mục tiêu nghề nghiệp, đồng thời tạo ra sự đóng góp tốt nhất cho tổ chức, doanh nghiệp (Trần Kim Dung, 2009)

15

Cuộc đời nghề nghiệp của mỗi người trải qua nhiều giai đoạn thay đổi khác nhau, bắt đầu từ giai đoạn phát triển, giai đoạn thăm dò, đến giai đoạn thiết lập, giai đoạn duy trì và cuối cùng là giai đoạn suy tàn. Các giai đoạn trong cuộc đời nghề nghiệp hợp thành “chu kỳ nghề nghiệp” của mỗi người (Trần Kim Dung, 2009).

Đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, nghiên cứu định hướng và phát triển nghề nghiệp giúp cho doanh nghiệp có thể:

 Tuyển nhân viên phù hợp với công việc.

 Khuyến khích nhân viên trung thành, giảm bớt tỷ lệ nghỉ việc.

 Động viên nhân viên thực hiện công việc tốt hơn.

 Khai thác và giúp nhân viên phát triển các khả năng tiềm tàng của họ thông quaviệc cho nhân viên thấy rõ khả năng thăng tiến và cơ hội nghề nghiệp. Các doanh nghiệp có thể giúp cho nhân viên của mình phát triển nghề nghiệp thông qua các chương trình hoạt động về nghề nghiệp như: thực hiện các cuộc hội thảo hoặc cố vấn về nghề nghiệp; thiết lập các mục tiêu nghề nghiệp của doanhnghiệp, cung cấp thông tin về các cơ hội nghề nghiệp trong kinh doanh; cung cấp các thông tin phản hồi cho nhân viên về khả năng phát triển nghề nghiệp của họ; đặt ra các yêu cầu, tiêu chuẩn cao để nhân viên hình thành thói quen làm việc tốt, chuẩn bị các điều kiện để thăng tiến sau này; định kỳ thực hiện luân phiên thay đổi công việc tạo điều kiện cho nhân viên biết nhiều kỹ năng khác nhau.

Thành phần định hướng và phát triển nghề nghiệp có 5 biến quan sát: 1. Anh/chị được định hướng nghề nghiệp rõ ràng ở tổ chức mới

2. Cấp trên đương nhiệm hiểu rõ nguyện vọng nghề nghiệp của anh/chị 3. Anh/chị có nhiều cơ hội để được thăng tiến tại tổ chức mới

4. Anh/chị hiểu rõ điều kiện để được thăng tiến ở tổ chức mới 5. Chính sách thăng tiến của tổ chức mới là công bằng

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA THỰC TIỄN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN SỰ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN VỚI TỔ CHỨC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THU HẸP QUY MÔ SẢN XUẤT KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH (Trang 25)