Mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA THỰC TIỄN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN SỰ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN VỚI TỔ CHỨC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THU HẸP QUY MÔ SẢN XUẤT KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH (Trang 48)

5. Kết cấu đề tài

2.3.Mẫu nghiên cứu

2.3.1. Phƣơng pháp chọn mẫu

Trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, việc thăm dò và trao đổi được thực hiện với 08 cán bộ-nhân viên phụ trách nhân sự tại một số doanh thông qua việc lựa chọn đích danh cá nhân. Sau đó, tiến hành khảo sát thử với 30 cán bộ nhân viên ở một số doanh nghiệp thu hẹp quy mô SXKD theo phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên để đánh giá tính phù hợp của các yếu tố.

Trong giai đoạn nghiên cứu chính thức, mẫu điều tra được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, bảng câu hỏi được gửi tới các đối tượng cán bộ nhân viên với nhiều chức vụ khác nhau nhưng chủ yếu là từ trưởng/phó phòng trở xuống và làm toàn thời gian tại một số doanh nghiệp sau thu hẹp quy mô SXKD ở TP.HCM.

2.3.2. Quy mô mẫu

Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng đối với phân tích

nhân tố, kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào số lượng biến được đưa trong phân tích nhân tố và nên từ là 4 hay 5 lần số biến quan sát. Trong đề tài này có tất cả 47 biến Thực tiễn trả

công lao động

H5 Giả thuyết “Thực tiễn trả công” tác động tích cực đến sự gắn kết nhân viên với tổ chức (GKNV i=1-3)

+

Thực tiễn đánh giá kết quả làm việc của nhân viên

H6 Giả thuyết “Thực tiễn đánh giá kết quả làm việc của nhân viên” tác động tích cực đến sự gắn kết nhân viên với tổ chức (GKNV i=1-3)

+

Thực tiễn quản lý và thu hút nhân viên vào doanh nghiệp

H7 Giả thuyết “Thực tiễn quản lý và thu hút nhân viên vào doanh nghiệp” tác động tích cực đến sự gắn kết nhân viên với tổ chức (GKNV

i=1-3)

+

38

quan sát cần tiến hành phân tích nhân tố (đã lược bỏ 2 biến so với thang đo ban đầu), vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 47 x 5 = 235.

Từ các quan điểm nêu trên thì để đơn giản cho việc phân bổ mẫu và đảm bảo các điều kiện về số mẫu tối thiểu, cũng như các vấn đề về thời gian, chi phí thì số lượng mẫu dự kiến của tác giả là 300 cán bộ, công nhân viên tại 30 doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất đã được lựa chọn (Phụ lục 5) theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên - phi xác suất.

2.4. Xây dựng thang đo

Khi xây dựng các thang đo lường cần phải đánh giá để đảm bảo chất lượng của đo lường. Đánh giá một thang đo lường dựa trên cơ sở 4 tiêu chuẩn cơ bản: độ tin cậy, giá trị, tính đa dạng, tính dễ trả lời. Trong quá trình đo lường luôn luôn tồn tại hai sai số là sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên. Việc giảm thiểu sai số liên quan đến thang đo lường. Một thang đo lường cung cấp những kết quả nhất quán qua những lần đo khác nhau được coi là có độ tin cậy. Đo lường đảm bảo độ tin cậy là cách loại trừ sai số ngẫu nhiên và cung cấp được dữ liệu tin cậy.

Việc xây dựng thang đo sử dụng trong nghiên cứu này được thực hiện qua các bước sau:

- Lựa chọn loại thang đo nghiên cứu: chọn thang đo của Singh (2004) để đánh giá về thực tiễn quản trị nguồn nhân lực; thang đo của Meyer, Allen, & Smith (1993) để đánh giá về mức độ gắn kết với tổ chức.

- Thảo luận nhóm về các thành phần nghiên cứu trong thang đo nhằm xác định các thành phần cụ thể phục vụ cho công tác nghiên cứu, trong đó xác định rõ các yếu tố của thực tiễn QTNNL, mức độ gắn kết của nhân viên.

- Khảo sát thử để đánh giá tính phù hợp của các yếu tố trong thang đo trước khi nghiên cứu chính thức.

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng thang đó đo Likert 5 bậc trong việc đo lường, đánh giá tác động của các nhân tố thực tiễn quản trị tới sự gắn kết của nhân viên với

39

tổ chức: Bậc 5: Hoàn toàn đồng ý / Bậc 4: Đồng ý/ Bậc 3: Không ý kiến / Bậc 2: Không đồng ý/ Bậc 1: Hoàn toàn không đồng ý. Cụ thể các thang đo được diễn giải và mã hóa như bảng dưới đây:

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp các thang đo thực tiễn QTNNL tác động tới sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại các doanh nghiệp thu hẹp quy mô trên địa

bàn TP.HCM

Nhân tố Mô tả nhân tố Mã hóa So với thang

đo ban đầu

Thực tiễn phân tích công việc (PTCV)

Anh chị luôn nắm được cụ thể nội dung công

việc. PTCV1

Công việc trong doanh nghiệp của anh/chị không

bị chồng chéo PTCV2

Anh/chị được cập nhật những thay đổi liên quan

đến công việc của mình PTCV3

Thực tiễn tuyển dụng (TTTD)

Anh/chị được tuyển dụng phù hợp với yêu cầu

công việc TTTD1

Anh/chị hài lòng với cách thức anh/chị được

tuyển vào doanh nghiệp TTTD2

Anh/chị đánh giá cao quy trình doanh nghiệp sử

dụng để tuyển anh chị TTTD3 Thực tiễn định hướng và phát triển nghề nghiệp (DHNN)

Anh/chị được định hướng nghề nghiệp rõ ràng DHNN1 Cấp trên hiểu rõ nguyện vọng nghề nghiệp của

anh/chị

DHNN2

Anh/chị có nhiều cơ hội để được thăng tiến tại doanh nghiệp

DHNN3

Anh/chị hiểu rõ điều kiện để đuợc thăng tiến DHNN4 Công ty có tổ chức những buổi tập huấn nâng

cao kỹ năng để giúp anh/chị phát triển nghề nghiệp

DHNN5 Bổ sung thêm

Thực tiễn đào tạo (TTDT)

Anh/chị được huấn luyện đầy đủ các kiến thức,

kỹ năng mới để thực hiện công việc TTDT1`

Chương trình đào tạo, phát triển ở doanh nghiệp

của anh/chị có chất lượng cao TTDT2

Chương trình đào tạo, phát triển của doanh nghiệp anh/chị đang làm việc phù hợp với yêu

cầu nhiệm vụ của công việc TTDT3

40

trả công lao động (TCLD)

Thu nhập của anh/chị đảm bảo được mức sống

hàng ngày TCLD2

Thu nhập của anh/chị tương xứng với kết quả

làm việc của anh/chị TCLD3

Các chương trình phúc lợi trong doanh nghiệp

của anh/chị rất đa dạng, hấp dẫn TCLD4

Các chương trình phúc lợi trong doanh nghiệp của anh/chị thể hiện rõ ràng sự quan tâm của

doanh nghiệp đối với CBNV TCLD5

Các chương trình phúc lợi của doanh nghiệp anh/chị đang làm việc được đưa ra dựa trên việc

đánh giá kết quả công việc của anh chị. TCLD6

Bổ sung thêm Thực tiễn đánh giá kết quả làm việc của nhân viên (DGNV)

Việc đánh giá kết quả làm việc của anh/chị được thực hiện công bằng, chính xác ở doanh nghiệp

anh/chị đang làm việc. DGNV1

Anh/chị được đánh giá dựa trên kết quả làm việc

cụ thể DGNV2

Việc đánh giá kết quả làm việc đã thực sự giúp ích để anh/chị nâng cao chất lượng thực hiện

công việc DGNV3

Quá trình đánh giá kết quả làm việc giúp cho anh/chị có kế hoạch rõ ràng về việc đào tạo, phát

triển nghề nghiệp cá nhân DGNV4

Việc đánh giá kết quả làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp một cách công bằng luôn

được quan tâm. DGNV5

Anh/chị được biết nhận xét của lãnh đạo về mức

độ hoàn thành công việc DGNV6

Bổ sung thêm Thực tiễn quản lý và thu hút nhân viên vào doanh nghiệp (TTQL)

Người quản lý luôn đánh giá đúng thực lực làm

việc của anh/ chị. TTQL1

Anh/chị được đưa ra các quyết định liên quan

đến công việc của mình TTQL2

Lãnh đạo khuyến khích anh/chị tham gia vào việc ra các quyết định liên quan đến hoạt động

chung của doanh nghiệp TTQL3

Anh/chị có cơ hội đề xuất các cải tiến nhằm hoàn

thiện hoạt động của ngân TTQL4

Anh/chị luôn cố gắng hết sức, nâng cao kỹ năng

để có thể cống hiến nhiều TTQL5

41

tình cảm (GKNV1)

trọng với anh/chị

Anh/chị coi doanh nghiệp như ngôi nhà thứ hai

của mình GKNV12

doanh nghiệp anh/chị đang làm việc là lựa chọn

số 1 của anh/chị khi đi làm GKNV13

Anh/chị thật sự cảm thấy là những khó khăn của

doanh nghiệp cũng là khó khăn của anh/chị. GKNV14 Làm việc cho doanh nghiệp hiện là điều cần thiết

và là mong muốn của anh/chị GKNV15

Gắn kết vì lợi ích (GKNV2)

Nếu anh/chị rời doanh nghiệp bây giờ thì cuộc

sống của anh/chị sẽ rất khó khăn GKNV21

Nếu anh/chị rời doanh nghiệp bây giờ thì phần

lớn sự nghiệp của anh/chị sẽ bị gián đoạn GKNV22 Anh/chị cảm thấy là anh/chị có rất ít sự chọn lựa

để cân nhắc việc rời khỏi doanh nghiệp GKNV23 Anh/chị đã cống hiến rất nhiều cho doanh nghiệp

nên không thể rời doanh nghiệp GKNV24

Nếu anh/chị rời doanh nghiệp bây giờ thì sẽ khó

tìm được công việc thay thế GKNV25

Gắn kết vì đạo đức (GKNV3)

Anh/chị cảm thấy mình có nghĩa vụ phải tiếp tục

làm việc cho doanh nghiệp GKNV31

Cho dù có nơi khác đề nghị lương bổng hấp dẫn hơn nhưng việc anh/chị rời doanh nghiệp là

không đúng GKNV32

Anh/chị sẽ cảm thấy có lỗi nếu rời khỏi doanh

nghiệp GKNV33

Trung thành với doanh nghiệp là điều anh/chị

đáng làm GKNV34

Anh/chị không thể rời doanh nghiệp vì anh/chị phải có trách nhiệm với những con người trong

doanh nghiệp GKNV35

Anh/chị cảm nhận là mắc nợ doanh nghiệp

anh/chị đang làm việc rất nhiều GKNV36

Nguồn: Tổng hợp và thiết kế của tác giả

2.5. Triển khai thu thập dữ liệu.

2.5.1. Quy trình triển khai thu thập

Trên cơ sở danh sách mẫu 300 đáp viên tác giả đã triển khai công tác thu thập dữ liệu như sau:

42

Bước 1: Sử dụng phần mềm word 7 để thiết kế bảng câu hỏi và in ấn các bản câu hỏi.

Bước 2: Gửi bản hỏi cho các đáp viên đã được tác giả gặp gỡ, liên hệ và trao đổi trước về các nội dung cần khảo sát. Mỗi doanh nghiệp cần khảo sát, tác giả sẽ xác định 01 đáp viên tin cậy này.

Bước 3: Cung cấp thêm các thông tin chi tiết cho đáp viên tin cậy đã được xác lập này bằng điện thoại, email để qua đó nhờ họ triển khai thu thập thông tin về 9 đáp viên khác trong tổ chức của họ.

Bước 4: Nhận lại các phiếu hỏi đã được trả lời từ đáp viên tin cậy đã được xác lập này; đối với các trường hợp chưa rõ ràng về các ý nghĩa kết quả trả lời; tác giả sẽ tiến hành gặp trực tiếp người trả lời để xin ý kiến hoặc gọi điện thoại hỏi thêm cho rõ ràng.

2.5.2. Các vấn đề lƣu ý khi thu thập dữ liệu

Khi triển khai thu thập số liệu tác giả sẽ lưu ý một số vấn đề sau:

(1)Sự rõ ràng về ý nghĩa, câu chữ của các vấn đề muốn khảo sát; đảm bảo người trả lời hiểu rõ các vấn đề cần trả lời.

(2)Cần tập huấn kỹ lưỡng cho đáp viên tin cậy đã được xác định, để đảm bảo họ là cầu nối tốt giữa tác giả và các người được phỏng vấn. Đây là vấn đề quan trọng nhằm giảm thiểu các sai lệch về thông tin, và đảm bảo đáp viên tin cậy hỗ trợ đúng, đủ và nhiệt tình cho tác giả.

(3)Vấn đề rà soát lại các bảng hỏi, tính hợp lệ của các bảng hỏi sau khi phỏng vấn

2.6. Kỹ thuật phân tích dữ liệu 2.6.1. Thống kê mô tả 2.6.1. Thống kê mô tả

Sử dụng phần mềm SPSS để tiến hành thống kê mô tả mẫu, bao gồm việc tính toán các chỉ số:

43

- Trung bình mẫu (mean): là một đại lượng mô tả thống kê, được tính ra bằng cách lấy tổng giá trị của toàn bộ các quan sát trong tập chia cho số lượng các quan sát trong tập.

- Trung vị (median): Nó là giá trị giữa trong một phân bố, mà số số nằm trên hay dưới con số đó là bằng nhau. Điều đó có nghĩa rằng 1/2 quần thể sẽ có các giá trị nhỏ hơn hay bằng số trung vị, và một nửa quần thể sẽ có giá trị bằng hoặc lớn hơn số trung vị.

- Độ lệch chuẩn hay độ lệch tiêu chuẩn: là một đại lượng thống kê mô tả dùng để đo mức độ phân tán của một tập dữ liệu đã được lập thành bảng tần số.

Và các chỉ số khác có ý nghĩa trong việc mô tả biến nghiên cứu.

2.6.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Để kiểm định độ tin cậy của thang đo tác giả đã tính toán hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng thể. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số Cronbach Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được nhưng tốt nhất là lớn hơn 0.7 (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Hệ số tương quan biến tổng là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo Nunnally & Burnstein(1994), hệ số tương quan các biến sẽ có các mức độ phân loại như sau:

- ±0.01 đến ±0.1: Mối tương quan quá thấp, không đáng kể - ±0.2 đến ±0.3 : Mối tương quan thấp

- ±0.4 đến ±0.5: Mối tương quan trung bình - ±0.6 đến ±0.7: Mối tương quan cao

- ±0.8 trở lên: Mối tương quan rất cao

Trong đó các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo.

44

2.6.3. Phân tích các nhân tố khám phá

Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) là kỹ thuật sử dụng để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Phân tích nhân tố khám phá phát huy tính hữu ích trong việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu cũng như tìm ra các mối quan hệ giữa các biến với nhau. Phép phân tích nhân tố của các khái niệm nghiên cứu được xem xét để cung cấp bằng chứng về giá trị phân biệt và giá trị hội tụ của thang đo. Mức độ thích hợp của tương quan nội tại các biến quan sát trong khái niệm nghiên cứu được thể hiện bằng hệ số KMO (Kaiser – Mever – Olkin). Trị số KMO lớn ( giữa 0.5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu.

Đo lường sự thích hợp của mẫu và mức ý nghĩa đáng kể của kiểm định Bartlett’s Test of Sphericity trong phân tích khám phá dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Rút trích nhân tố đại diện bằng các biến quan sát được thực hiện với phép quay Varimax và phương pháp trích nhân tố Principle components. Các thành phần với giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 và tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% được xem như những nhân tố đại diện các biến. Hệ số tải nhân tố (Factor loading) biểu diễn các tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố bằng hoặc lớn 0.5 mới có ý nghĩa.

Từ kết quả phân tích nhân tố khám phá, tác giả sẽ xem xét lại mô hình nghiên cứu giả thiết, cân nhắc việc liệu có phải điều chỉnh mô hình hay không, thêm, bớt các nhân tố hoặc các giá trị quan sát của các nhân tố hay không?

2.6.4. Phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định sự khác biệt

Hồi quy tuyến tính bội thường được dùng để kiểm định và giải thích lý thuyết nhân quả (Cooper và Schindler, 2003). Ngoài chức năng là công cụ mô tả, hồi quy tuyến tính bội được sử dụng như công cụ kết luận để kiểm định các giả thuyết và dự báo các giá trị của tổng thể nghiên cứu. Như vậy, đối với nghiên cứu này, hồi quy tuyến tính bội là phương pháp thích hợp để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

45

Tiếp đến, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (Ordinal Least Squares – OLS) cũng được thực hiện, trong đó biến phụ thuộc là các nhân tố gắn kết nhân viên với tổ chức; biến độc lập dự kiến sẽ là các nhân tố của thực tiễn quản trị nhân lực. Phương pháp lựa chọn biến Enter/

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA THỰC TIỄN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN SỰ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN VỚI TỔ CHỨC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THU HẸP QUY MÔ SẢN XUẤT KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH (Trang 48)