Đào tạo và phát triển

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA THỰC TIỄN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN SỰ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN VỚI TỔ CHỨC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THU HẸP QUY MÔ SẢN XUẤT KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH (Trang 32)

5. Kết cấu đề tài

1.2.4.4Đào tạo và phát triển

Hầu như các nhà lãnh đạo đều biết đầu tư vào con người chính là đầu tư cho tương lai, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có sự đầu tư đúng mức, đặc biệt là trong các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh bởi vì họ còn có những mối lo ngại khác như làm sao để cho doanh nghiệp mình có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường nhiều biến động này.

Tuy nhiên, những nhà quản lý cần được đào tạo để có thể đáp ứng được nhu cầu của công ty mới vì nếu họ không được đào tạo kỹ, hiệu quả và lợi nhuận của công ty sẽ chịu tác động không tốt.

Doanh nghiệp sau thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh thường dẫn đến những tổn thất từ việc bị mất các nhân viên lành nghề và nhân sự chủ chốt vào các đối thủ cạnh tranh vì những nhân viên có chuyên môn luôn được đối thủ cạnh tranh mời gọi trong khi họ không được chú trọng đúng mức tại các doanh nghiệp thu hẹp quy mô.

1.2.4.5 Trả công lao động

Vấn đề quan trọng trong các công ty thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh chính là sự khó khăn trong đồng vốn, không thể tiếp tục với quy mô hiện tại nên các doanh nghiệp cần phải thu hẹp để tồn tại và phát triển. Chính sách lương và thưởng cũng

22

là một bộ phận quan trọng trong chính sách giữ người, không chỉ ở các cấp quản lý mà còn ở tất cả các cấp bậc trong công ty. Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh thì nhân viên có thể tăng thêm việc, công việc của hai đến ba người thì sau khi thu hẹp quy mô chỉ có một người đảm trách, thế nhưng chế độ lương, thưởng không tăng mà còn có nguy cơ giảm.

Sau khi thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải xem xét việc tái cơ cấu nhân sự, rà soát chế độ lương, thưởng và các chính sách phúc lợi cho phù hợp với tình hình công ty mới. Việc thay đổi này thường dẫn đến tâm lý bất an trong toàn thể nhân viên. Từ đó khiến nhân viên làm việc kém hiệu quả, tình trạng nghỉ việc diễn ra thường xuyên. Một quản lý cấp trung trong doanh nghiệp qua đối thủ cạnh tranh làm việc có thể kéo theo hàng loạt nhân viên có tay nghề, trình độ nghỉ việc để qua công ty mới có chính sách đãi ngộ tốt hơn, và đặc biệt là có được tâm lý ổn định hơn.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA THỰC TIỄN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN SỰ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN VỚI TỔ CHỨC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THU HẸP QUY MÔ SẢN XUẤT KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TP HỒ CHÍ MINH (Trang 32)